[Pascal] Phần Khai Báo Khi Viết Một Chương Trình | Vivu
Có thể bạn quan tâm
Trong một chương trình Pascal thì phần khai báo là một phần không thể thiếu, trong phần này chúng ta sẽ phải liệt kê ra các dạng dữ liệu mà chúng ta sẽ sử dụng trong chương trình để hệ điều hành có thể cấp bộ nhớ cho từng kiểu dữ liệu mà chúng ta muốn sử dụng. Trong bài viết lần này, Vivu sẽ giúp các bạn tìm hiểu vê phần khai báo khi viết một chương trình Pascal.
{Phần tiêu đề} PROGRAM Tên_chương_trình; {Phần khai báo} USES .......; CONST ......; TYPE .......; VAR .......; PROCEDURE .......; FUNCTION .......; {Phần thân chương trình} BEGIN ........ END.Trên đây là một cấu trúc chương trình Pascal hoàn chỉnh. Như đã thấy, phần khai báo nằm ở dưới phần tiêu đề chương trình và gồm 6 phần, trong 6 phần này thì hai phần cuối cùng là chương trình con, mình sẽ có bài viết về nó sau.
Ở chương trình Free Pascal thì thứ tự của 4 phần đầu trong phần khai báo có thể đổi chỗ cho nhau, còn ở Turbo Pascal thì bắt buộc phải viết theo thứ tự.
Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về phần đầu tiên: USE + <tên_thư_viện>;
Đây là phần chúng ta có thể gọi những thư viện được lập trình có sẵn trong trình dịch, khi gọi các thư viện này thì chúng ta có thể giảm bớt được thao tác lập trình hoặc sử dụng một vài chức năng đặc biệt của trình dịch.
Ví dụ về chức năng của các thư viện thường dùng:
crt : có thể sử dụng được các lệnh thao tác trên màn hình (vd: lệnh clrscr: xóa màn hình, ….)
math: thư viện chứa các hàm toán học, ta có thể giảm bớt được thao tác tính max, min, … trong chương trình
sysutils : khi gọi thư viện này ta có thể tương tác chương trình với Windows
graph : thư viện về đồ họa
Tiếp theo là phần khai báo hàm hằng: CONST + <tên_biến_hằng> = <giá_trị>;
Chắc các bạn cũng biết hằng số là gì, Pascal đưa ra khai báo CONST cũng để khai báo những hằng số không thể thay đổi trong toàn chương trình của bạn.
Ví dụ:
CONST Pi = 3.14; {Khai báo hằng số Pi cho chương trình}Tiếp đến là phần khai báo định nghĩa kiểu dữ liệu mới: TYPE + <tên_kiểu> = <định_nghĩa kiểu>;
Trong phần này chúng ta có thể khai báo thêm các kiểu dữ liệu mới khác những kiểu dữ liệu có sẵn trong Pascal (mình sẽ có bài viết về các kiểu dữ liệu trong Pascal). Ví dụ:
TYPE MauSac = (do, cam, vang, luc, lam, cham, tim);Trong ví dụ mình đã khai báo một kiểu mới gồm các màu sắc. Ngoài ra cũng có nhiều kiểu khai báo khác, mình sẽ giới thiệu chi tiết trong những bài viết sau.
Cuối cùng đó là khai báo biến VAR + <tên_biến> : <Kiểu_dữ_liệu>;
Đầy là phần khai báo cơ bản nhất của mọi chương trình, những phần trên có thể không có nhưng đây là phần nhất định phải có. Khi các bạn liệt kê ra các biến dùng trong chương trình Pascal thì Hệ điều hành sẽ cấp cho bạn một số lượng bộ nhớ để lưu biến theo từng kiểu dữ liệu mà bạn đã khai báo.
Ví dụ:
VAR Mau : MauSac; {Kiểu màu sắc đã khai báo ở trên} So_nguyen : integer; {Kiểu số nguyên} Ki_tu : Char; {Kiểu kí tự}Trên đây là bài tìm hiểu về phần khai báo trong lập trình Pascal, các bạn hãy theo dõi blog thường xuyên để cùng mình tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình Pascal nhé. Chúc các bạn học tốt.
Vivu’s Blog
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Ví Dụ Khai Báo Thư Viện Trong Pascal
-
Bài 3: Cấu Trúc Chương Trình - Hoc24
-
Học Pascal/Thư Viện – Wikibooks Tiếng Việt
-
Khai Báo Thư Viện Là Gì - Blog Của Thư
-
Khai Báo Thư Viện Trong Pascal Là Gì - LuTrader
-
Giải Bài Tập Tin Học 11 - Bài 3: Cấu Trúc Chương Trình
-
Cho Ví Dụ Về Câu Lệnh Khai Báo Thư Viện ? - Selfomy Hỏi Đáp
-
Tin Học 11 Bài 3: Cấu Trúc Chương Trình - HOC247
-
Bài 3: Cấu Trúc Chương Trình - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học Tốt
-
Tạo Thư Viện - Hoàn Chân • Blog
-
Trong Pascal, Từ Khóa Dùng Để Khai Báo Thư Viện, Từ Khóa Dùng ...
-
Từ Khóa Khai Báo Thư Viện
-
Khai Báo Thư Viện Là Gì | Đất Xuyên Việt
-
Lý Thuyết: Cấu Trúc Chương Trình Trang 18 SGK Tin Học 11