PGS Rất Dỏm – Gian Dối Nguyễn Chí Bền, Viện Trưởng - Giaosudom
Có thể bạn quan tâm
Journal of Incompetent Professors in Vietnam – JIPV
- Trang chủ
- Home
- Liên hệ
- Viện thông tin & tuyên truyền
- Viện nghiên cứu tiêu chuẩn Dỏm
- Phòng Submission
- Phòng triển lãm GS Dỏm
- Phòng xóa dỏm
- Viện thông tin ISI HĐHH & NAFOSTED
- Viện vinh danh Nhà khoa học
- Phòng giáo dục thường xuyên
- Phòng giao lưu với Độc Giả
- Trung tâm Hỏi và đáp
- Phòng thảo luận khoa học
- VIỆN NGHIÊN CỨU ĐẠO VĂN
- Thư viện
- Trung tâm giải trí
- Câu hỏi thường gặp
Chuyên mục
- Bảo tàng tiến sĩ dỏm
- Mục riêng tư
- NCKH của Đại học & Viện
- Under public review
- Về các tạp chí khoa học Việt Nam
- Viện tranh luận cộng đồng
- Volume 1
- Volume 2
- GS dỏm
- Hội đồng học hàm
- PGS – GS phản cảm
- PGS dỏm
- Trưởng – Phó Đại học
- zz. Dự trữ
Thư viện
- Tháng Tám 2011
- Tháng Bảy 2011
- Tháng Sáu 2011
- Tháng Năm 2011
- Tháng Tư 2011
- Tháng Hai 2011
- Tháng Mười Một 2010
- Tháng Mười 2010
- Tháng Chín 2010
- Tháng Tám 2010
Blogroll
- Dangvminh's Blog
- Gs Dỏm: Tổng hợp
Links
- GS Nguyễn Văn Tuấn
- GS Nguyễn Đăng Hưng
- Hội đồng GS Nhà nước
- Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia
- Tia Sáng
- Trung tâm TTKH&CN Quốc gia
- Tuấn's blog
Meta
- Đăng ký
- Đăng nhập
Theo dõi
- Entries (RSS)
- Comments (RSS)
PGS rất dỏm – gian dối Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng
Posted by giaosudom4 trên Tháng Tám 12, 2010
Comments
Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:
Theo kết quả điều tra của Báo Lao Động và đề nghị của Editor inhainha, nay JIPV phong ông Nguyễn Chí Bền là PGS gian dối (nguy hiểm hơn PGS rất dỏm).
Không hiểu sau PGS gian dối này đóng cái web của anh ta rồi: www.vicas.org.vn/ Posted 5 months ago. ( permalink )
Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:
Xem PGS gian dối dối gian:
www.youtube.com/watch?v=EjGFnB5LG3E Posted 5 months ago. ( permalink )
Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:
www.laodong.com.vn/Home/Cai-thau-hay-dao-tac- khoa-hoc/200… _____________________________
Cai thầu hay đạo tặc khoa học? Lao Động số 74 Ngày 02/04/2007 Cập nhật: 10:18 PM, 01/04/2007 (LĐ) – “Đạo tặc khoa học” là từ để chỉ những người hay “mượn” công trình của người khác, có sửa chữa, bổ sung, lắp ghép, chắp vá vài đoạn, làm thành công trình của mình. Nếu là người có chức, tình trạng đạo tặc thường tinh tướng hơn, ở chỗ “bán thầu” các công đoạn của dự án cho nhiều người làm, rồi tập hợp thành sản phẩm của mình.
PGS-TS Nguyễn Chí Bền với dự án nghiên cứu cồng chiêng Tây Nguyên mà báo chí đã nêu và gần đây nhất là công trình “Văn hoá VN – Tổng mục lục các công trình nghiên cứu” là một ví dụ điển hình.
Từ vụ cồng chiêng
Là Viện trưởng Viện VHTT, nơi được giao lập hồ sơ về vùng văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, nhưng ông Bền lại để xảy ra những sai sót đáng tiếc trong công trình này. Cụ thể, theo như phát hiện của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, trong hồ sơ gửi UNESCO có ghi bộ chiêng M’nhum có đường kính 1,5-2m, trong thực tế không có chiếc chiêng nào khổng lồ đến vậy!
Tương tự, trong một báo cáo khác của ông Bền, ông Hiền phát hiện ra trong đó có ghi kích thước một cái chiêng chi đấm là 20cm, tức là cái chiêng… không thể kêu được! Một người quản lý không nắm rõ về cồng chiêng, lại không hề nghiên cứu thực địa, mà lại là người viết báo cáo, quyết định tính chính xác của nội dung của dự án thì quả là điều đáng “khâm phục”!
Tháng 12.2006, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoà viết bài trên “Thể Thao & Văn hoá” chỉ ra tình trạng “giống nhau như đúc” giữa bài tiểu luận của ông Bền và một tài liệu nghiên cứu của GS-TS Tô Ngọc Thanh (cùng tiêu đề “Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên”); trong đó, ông Bền chỉ việc chép lại y nguyên, thêm vài ví dụ, đảo vài đoạn văn cho khó nhận ra.
Đến việc nhập nhèm các công trình khác
Mới đây nhất, Phân viện Nghiên cứu VHNT tại TPHCM lại phản ánh một sự việc cũng liên quan đến việc ông Bền làm “cai thầu khoa học” – vừa là chủ nhiệm dự án, lại vừa đánh đồng là chủ biên công trình. Năm 1998, phân viện được Viện VHTT chấp nhận thực hiện thư mục Văn hoá-nghệ thuật VN giai đoạn 1986-1998.
Công trình này được nghiệm thu vào năm 1999 (dày 871 trang giấy A4), những người thực hiện đã nộp bản in cho viện kèm đĩa mềm và sau đó, chuyển qua email cho phòng thư viện-tư liệu của viện. Đây là tập 1 của thư mục và theo đề xuất của dự án, khi có ngân sách sẽ thực hiện các tập khác thuộc giai đoạn 1975-1986, và kế đó là giai đoạn 1975 trở về trước.
Thế mà dự định tiến hành các tập thư mục kế tiếp không được lưu ý và cũng chẳng có phúc đáp gì. Đùng một cái, Viện VHTT lại xuất bản “Văn hoá VN – Tổng mục lục các công trình nghiên cứu”, tập 1, Những vấn đề chung (NXB Thuận Hoá – Huế 2006) do PGS-TS Nguyễn Chí Bền– Nguyễn Hữu Thông chủ biên và các tác giả khác. Hoá ra, ông Bền và ông Thông (Trưởng Phân viện Nghiên cứu VHTT tại Huế) đã đứng ra chủ trì tập tổng mục này.
Tại sao ông Bền không để cho nhóm công trình thuộc phân viện tại TPHCM tiếp tục thực hiện dự án mà chuyển cho nhóm công trình ở phân viện tại Huế thực hiện dự án chỉ khác tên gọi? Là một viện trưởng, hẳn ông biết rõ mọi điều, đặc biệt là điều kiện tư liệu, thư viện ở TPHCM đầy đủ và phong phú hơn ở Huế.
Hơn thế, quản lý khoa học kiểu đó thì quá lãng phí công sức và tiền bạc, khi đi làm lại phần việc đã làm của cơ quan thực hiện. Phân viện tại TPHCM cũng là cơ quan trực thuộc, sao lại cắt bỏ dự án của phân viện này, để đưa dự án cho phân viện kia rồi tự mình đứng tên chủ biên thứ I?
Theo một nhà nghiên cứu trong viện, cách quản lý khoa học theo kiểu “chủ thầu” hay cách ban phát “quota khoa học” nhằm thủ lợi cho mình đều rất nguy hại. Để công việc khoa học được phát triển thực sự, cần có một quy chế dân chủ và công khai.
Ở đó, cần đặt sự tín chấp thẩm quyền chuyên môn của người nghiên cứu chuyên ngành cụ thể, chứ không tín chấp vào quyền lợi của chức vụ quản lý khoa học. Mặt khác, cũng đòi hỏi từ bản thân mỗi nhà nghiên cứu lòng từ trọng, sự lương thiện trí thức. Minh Thi Posted 5 months ago. ( permalink )
Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:
www.viet-studies.info/NguyenHoa_NguyenChiBen. htm
Đã đăng báo Thể thao & Văn hóa số 145, ra ngày 5.12.2996 – Bản gốc
PGS TS Nguyễn Chí Bền tiếp tục “đạo văn”?
Nguyễn Hoà
Quãng 10 năm trước, trên báo Thể thao & Văn hoá, tôi đã một lần “gặp gỡ” tên tuổi của ông Nguyễn Chí Bền trong danh sách tác giả của một cuốn sách “đạo văn” có tên gọi là Cơ sở văn hoá Việt Nam, và hôm nay, tôi lại gặp ông trong một tình huống éo le khác…!
Cầm trên tay cuốn sách dày 1.018 trang của PGS TS Nguyễn Chí Bền có nhan đề Góp phần nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam do NXB Khoa học xã hội phát hành năm 2006, ít nhiều tôi cũng thấy vì nể và tự hỏi để viết một cuốn sách như thế, tác giả đã phải lao tâm khổ tứ đến mức nào? Nhưng đọc rồi tôi lại thấy phần lớn những “nghiên cứu” của ông không có gì mới mẻ, thêm vào đó, cái “sự vụ” Nguyễn Chí Bền từng có tên trong danh sách tác giả của cuốn sách Cơ sở văn hoá Việt Nam “đạo văn” vô tội vạ và vẫn ngang nhiên tái bản nhiều lần trong cả chục năm nay để làm giáo trình bộ môn cho sinh viên các trường đại học lại càng làm cho tôi đọc cuốn sách của Nguyễn Chí Bền với tâm thế nghi ngờ. Và rồi sự nghi ngờ ấy xem ra là có cơ sở, đơn cử bài tiểu luận Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, từ trang 927 đến trang 942 của cuốn sách, vì bài viết này làm tôi nhớ tới một tài liệu nghiên cứu của GS TS Tô Ngọc Thanh.
Chẳng là mấy năm trước, do muốn tìm hiểu tại sao không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của văn hoá nhân loại, tôi đã đọc bản hồ sơ không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên gồm 25 trang do GS TS Tô Ngọc Thanh viết. Đọc hồ sơ này, tôi càng khẳng định đúng là “danh bất hư truyền” khi trong giới nghiên cứu văn hoá coi GS TS Tô Ngọc Thanh là một chuyên gia hàng đầu về văn hoá dân gian Tây Nguyên, đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc. Điều đó là chính xác, các cơ quan hữu trách đã chọn đúng người, đúng việc để làm nên bản hồ sơ này, vì nghiên cứu cồng chiêng Tây Nguyên mà không có kiến thức về văn hoá dân gian Tây Nguyên, không am hiểu về âm nhạc Tây Nguyên thì nghiên cứu cũng như không, và tôi tin đây cũng là các phẩm chất nằm ngoài khả năng nghiên cứu của PGS TS Nguyễn Chí Bền. Vậy mà oái oăm thay, nhiều nội dung quan trọng của bản hồ sơ lại xuất hiện trong tiểu luận Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên của PGS TS Nguyễn Chí Bền sau khi đã được ông mông má, lắp ghép, tu sửa khá tinh vi. Do tiểu luận nghiên cứu nói trên có quá nhiều đoạn mông má, lắp ghép, tu sửa từ văn bản của GS TS Tô Ngọc Thanh nên ở đây tôi chỉ xin giới thiệu vài đoạn:
1a. PGS TS Nguyễn Chí Bền viết: “Phương pháp chỉnh sửa chiêng cộng với cái tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng thể hiện trình độ thẩm âm tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trong không gian. Có hai phương pháp chỉnh sửa mà người nghệ nhân ở Tây Nguyên sử dụng: gõ, gò theo hình vảy tê tê và gõ gò theo hình lượn sóng. Do vậy, kỹ thuật gõ, gò theo đường tròn trên những điểm khác nhau quanh tâm điểm là một phát hiện vật lý đúng đắn, mặc dầu trình độ phát triển xã hội xưa của người Tây Nguyên chưa biết đến vật lý học” (Sđd, tr.929).
1b. GS TS Tô Ngọc Thanh viết: “Phương pháp chỉnh sửa chiêng cộng với cái tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng thể hiện trình độ thẩm âm tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trong không gian. Do vậy, kỹ thuật gõ, gò theo đường tròn trên những điểm khác nhau quanh tâm điểm là một phát hiện vật lý đúng đắn, mặc dầu trình độ phát triển xã hội xưa của người Tây Nguyên chưa biết đến vật lý học” (Tlđd, tr.8).
2a. PGS TS Nguyễn Chí Bền viết: “Người nghệ nhân Tây Nguyên đánh chiêng theo hai cách chính; dùng nắm tay đấm hay dùng dùi gõ vào chiêng. Với cồng núm nắm tay chỉ đấm vào núm mới có tiếng trong, vang. Nhưng với chiêng bằng thì nắm đấm luôn phải đấm vào một điểm giữa tâm và vành ngoài của mặt phải chiêng. Có ba loại dùi: cứng, mềm và bọc vải hoặc da. Dùi bọc vải thường dùng cho cồng núm tạo ra một âm thành tròn, mềm. Dùi cứng và dùi gỗ mềm không bọc vải thường dùng cho chiêng bằng, gõ vào tâm mặt trong của chiêng. Tùy từng tộc người và tùy theo yêu cầu nghệ thuật của bài chiêng mà người ta dùng bàn tay xoa vào, đặt vào mặt trong của chiêng bằng, hoặc dùng các ngón tay chặn trên vành ngoài của chiêng. Cũng có nghệ nhân dùng cùi tay chặn vào mặt chiêng bằng. Các cách ngắt chiêng khác nhau đã cho những sắc thái âm thanh phong phú, làm tăng thêm sức diễn cảm và vẻ độc đáo của bài nhạc chiêng. Cồng chiêng là nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó. Như thể, mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng cho nó. Trong mỗi nghi lễ, lại có thể có nhiều công đoạn có nhạc chiêng riêng. Chẳng hạn, người ngành Aráp dân tộc Gia Rai ở vùng Ea H’Leo tỉnh Đắc Lắc có các bài chiêng cho các lễ sau đây: đâm trâu, khóc người chết trong tang lễ, bỏ mả, mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng, lễ xuống giống, lễ cầu an cho lúa, mùa gặt. Ngoài ra cũng còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sức khỏe, v.v…
Các bài chiêng cũng đã đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng huống tình cảm của con người trong mỗi nghi lễ. Chẳng hạn chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn. Chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi. Chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã, v.v…” (Sđd, tr.931 – tr.932).
2b. GS TS Tô Ngọc Thanh viết: “Người nhạc công Tây Nguyên đánh chiêng theo hai cách chính; dùng nắm tay đấm hay dùng dùi gõ vào chiêng. Với cồng núm nắm tay chỉ đấm vào núm mới có tiếng trong, vang. Nhưng với chiêng bằng thì nắm đấm luôn phải đấm vào một điểm giữa tâm và vành ngoài của mặt phải chiêng. Có ba loại dùi: cứng, mềm và bọc vải hoặc da. Dùi bọc vải thường dùng cho cồng núm tạo ra một âm thành tròn, mềm. Dùi cứng và dùi gỗ mềm không bọc vải thường dùng cho chiêng bằng, gõ vào tâm mặt trong của chiêng. Tuy nhiên trong quá trình hòa tấu mỗi tiếng chiêng vang lên xong lại phải được ngắt đi. Nếu không thì các bồi âm của chiêng đó sẽ làm nhiễu các âm của các chiêng tiếp theo. Tùy từng tộc người và tùy theo yêu cầu nghệ thuật của bài chiêng mà người ta dùng bàn tay xoa vào, đặt vào mặt trong của chiêng bằng, hoặc dùng các ngón tay chặn trên vành ngoài của chiêng. Cũng có nghệ nhân dùng cùi tay chặn vào mặt chiêng bằng. Ngắt tiếng ở cồng núm khó hơn vì cồng núm có hệ bồi âm lớn và độ lan truyền dài hơn. Nhạc công phải tỳ đùi hay lấy tay bịt trực tiếp vào đỉnh núm hay chân núm mới được. Các cách ngắt chiêng khác nhau đã cho những sắc thái âm thanh phong phú, làm tăng thêm sức diễn cảm và vẻ độc đáo của bài nhạc chiêng.
Là nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó. Như thể, mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng cho nó. Trong mỗi nghi lễ, lại có thể có nhiều công đoạn có nhạc chiêng riêng. Chẳng hạn, người Gia Rai Arap ở vùng Ea H’Leo tỉnh Đắc Lắc có các bài chiêng cho các lễ sau đây: Đâm trâu – Bỏ mả – Mừng nhà rông mới – Mừng chiến thắng – Khóc người chết trong tang lễ – Lễ xuống giống – Lễ cầu an cho lúa – Mùa gặt. Ngoài ra cũng còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sức khỏe v.v…
Các bài chiêng cũng đã đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng huống tình cảm của con người trong mỗi nghi lễ. Chẳng hạn chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn. Chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi. Chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã v.v…” (Tlđd, tr.10 – tr.11)…
Quá kinh ngạc về các kỹ xảo của PGS TS Nguyễn Chí Bền, tôi đã liên lạc với GS TS Tô Ngọc Thanh, được ông xác nhận ông đích thực là chủ sở hữu của văn bản này và tôi đã nhanh chóng có trong tay bản gốc được soạn thảo trên máy vi tính của văn bản. Như vậy ở đây có hai câu hỏi đặt ra: Một là sau khi công bố, văn bản của GS TS Tô Ngọc Thanh đã trở thành sản phẩm “văn hoá dân gian” nên ông Nguyễn Chí Bền có thể “khai thác” tuỳ ý? Hai là ông Nguyễn Chí Bền đã “đạo văn” từ văn bản của GS TS Tô Ngọc Thanh, mà sự can thiệp theo lối mông má, tu sửa, lắp ghép một cách có ý thức của ông đã cho phép tôi đặt ra câu hỏi thứ hai này. Dẫu sao thì theo tôi, PGS TS Nguyễn Chí Bền vẫn cần thiết đưa tên ông ra khỏi vai trò tác giả của bài tiểu luận Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, bởi lẽ đa số tri thức có tính cách “nghiên cứu” trong tiểu luận này không phải là tài sản của riêng ông. Viết đến đây, tôi lại thấy khôi hài khi nhớ tới phần Lời thưa trước của cuốn sách Góp phần nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam, ông Nguyễn Chí Bền viết rằng: “Cuốn sách sẽ góp thêm một tiếng nói nhỏ nhoi vào sự nghiệp nghiên cứu văn hoá dân gian vốn đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, để làm rõ thêm một số vấn đề của văn hoá dân gian hiện nay”, vì cứ như các nghiên cứu trong tiểu luận tôi đã đề cập thì ông chỉ góp phần “làm mờ ảo thêm” chứ làm sao “làm rõ thêm một số vấn đề của văn hoá dân gian hiện nay” được!
NH – 12.2006 Posted 5 months ago. ( permalink )
vietnhan2001 says:
Bác này khoa học xã hội mà, sao lại đưa lên đây? Posted 5 months ago. ( permalink )
ChauMinhLinh says:
Các bác đọc bài Chí Bền Bền Chí vươn lên hay gì đó của tướng công an Khổng Minh Dụ chưa? Posted 5 months ago. ( permalink )
Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:
Cảm ơn các bác. Posted 5 months ago. ( permalink )
Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:
Có nhiều ý kiến ông này thuộc ngành xã hội, k nên phong hàm dỏm vì hiển nhiên,…. Tuy nhiên do Hội đồng đã lỡ phong nên nếu rút lại sẽ bị khiếu nại. Mong sự thông cảm. Posted 4 months ago. ( permalink )
inhainha says:
Theo em nghĩ thì mình không nên xét các vị bên ngành xã hội, nhưng ông này thì gian dối quá nên mình phong ông này là giáo sư gian dối lừa đảo, đạo văn là được rồi bác à. Mình có thể bỏ dỏm đi cũng được, không cần để dỏm thì thiên hạ vẫn hiểu được chất lượng của vị này như thế nào rồi. Chỉ cần để GS gian dối, lừa đảo, đạo văn. hehe. À, những tờ báo bằng chứng bác nên post bằng cách chụp hình, chứ không nên post lên chữ như vậy, biết đâu vài chục năm sau này mấy tờ báo kia xóa hết cơ sở dữ liệu thì con cháu ta làm sao tin được. Posted 3 months ago. ( permalink )
Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:
JIPV’s First Editor-in-Chief@: Bác Editor inhainha nói chí lý. Đúng là hiện nay JIPV không xét bên xã hội. Nhưng vị này được xem là trường hợp đặc biệt, được một bác làm báo lâu năm giới thiệu (trước khi JIPV ra quyết định không xét bên xã hội).
Đề nghị của Editor inhainha là đúng, theo điều tra của báo chí thì ứng viên này thuộc dạng gian dối (bao gồm lừa đảo). Đối với gian dối thì JIVP không quan tâm nhiều đến dỏm hay kém (trừ những trường hợp được yêu cầu xét toàn diện), vì gian dối nguy hiểm hơn cả rất dỏm. Như thế thì ông Nguyễn Chí Bền đã được “thăng hạng”.
JIPV xin cảm ơn phản biện kịp thời của Editor inhainha. Posted 3 months ago. ( permalink )
inhainha says:
“Đã được đưa vào Phòng lưu niệm Dỏm – Kém – Yếu: www.flickr.com/groups/giaosudom/discuss/72157 624221592760/ ” Posted 6 weeks ago. ( permalink )
Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:
Do các ngành xã hội đã được xét nên anh Bền được phục hồi danh hiệu PGS rất dỏm. Posted 6 weeks ago. ( permalink )
Chia sẻ:
Có liên quan
This entry was posted on Tháng Tám 12, 2010 lúc 4:18 chiều and is filed under Volume 1. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, hoặc trackback from your own site.
2 bình luận to “PGS rất dỏm – gian dối Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng”
-
nguyen thanh cong said
Tháng Một 18, 2011 lúc 5:28 sángTRỜI ƠI !!! Việt Nam Ta có những GS , PGS Gian dối , Dỏm …như thế này à ! Thật là xấu hổ quá ! hèn chi GSTS , PGSTS …nhan nhản đầy đường ! RẤT HOAN NGHÊNH SÁNG KIẾN của TẠP CHÍ GS DỎM VIỆT NAM – JIPV . Con Cháu Dân Tộc Việt Nam sẽ bớt đi phần nào sư xấu hổ vì những TÂM HUYẾT KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHÂN CHÍNH của TẠP CHÍ .
Trả lời -
nguyễn trọng khiêm said
Tháng Ba 4, 2013 lúc 1:57 chiềuTừ ngày biết lão Bền ăn cắp, ăn cướp trắng trợn em cạch tên lão, không đọc bất kì tác phẩm náo có tên lão nữa. VN đến 90% GS là loại nhố nhăng.
Trả lời
Bình luận về bài viết này Hủy trả lời
« PGS rất dỏm Phạm Thanh Huyền, trưởng bộ môn, Bách Khoa Hà Nội Xóa vì ứng viên không còn đủ tiêu chuẩn. Chúc mừng ứng viên »- Bình luận
- Đăng lại
- Theo dõi Đã theo dõi
- Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam Đã có 110 người theo dõi Theo dõi ngay
- Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
-
- Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam
- Tùy biến
- Theo dõi Đã theo dõi
- Đăng ký
- Đăng nhập
- URL rút gọn
- Báo cáo nội dung
- Xem toàn bộ bài viết
- Quản lý theo dõi
- Ẩn menu
Từ khóa » Nguyễn Chí Bền đạo Văn
-
Có đạo Văn Hay Không? - Tạp Chí Tia Sáng
-
Nguyễn Chí Bền Bộ Mặt Thật's Blog | Just Another ...
-
Lãnh đạo Viện Qua Các Thời Kỳ - Viện Trưởng - GS.TS Nguyễn Chí Bền
-
Nguyễn Chí Bền - Khcnmt
-
PGS TS Nguyễn Chí Bền Tiếp Tục “đạo Văn”? | Ý Kiến - Bình Luận
-
Vụ “đạo Văn” Của Nguyễn Chí Bền | Ý Kiến - Bình Luận
-
PGS.TS NGUYỄN CHÍ BỀN BỊ ĐẠO VĂN???
-
Trở Lại Vụ Nguyễn Chí Bền... Bị đạo Văn???
-
Nguyễn Chí Bền - Đạo Văn - Portal
-
GS Nguyễn Chí Bền: Cụ Đồ Chiểu Là Danh Nhân Có Tầm ảnh Hưởng ...
-
GS.TS Nguyễn Chí Bền, Nguyên Viện Trưởng Vi - YouTube
-
Đạo Văn - Portal