Vụ “đạo Văn” Của Nguyễn Chí Bền | Ý Kiến - Bình Luận
Có thể bạn quan tâm
PGS TS Nguyễn Chí Bền tiếp tục “đạo văn”? Tháng Mười Hai 26, 2007
Posted by tranquang in Vụ "đạo văn" của Nguyễn Chí Bền. add a comment Nguyễn Hoà Đã đăng báo Thể thao & Văn hóa số 145, ra ngày 5.12.2996 – Bản gốcQuãng 10 năm trước, trên báo Thể thao & Văn hoá, tôi đã một lần “gặp gỡ” tên tuổi của ông Nguyễn Chí Bền trong danh sách tác giả của một cuốn sách “đạo văn” có tên gọi là Cơ sở văn hoá Việt Nam, và hôm nay, tôi lại gặp ông trong một tình huống éo le khác…!
Cầm trên tay cuốn sách dày 1.018 trang của PGS TS Nguyễn Chí Bền có nhan đề Góp phần nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam do NXB Khoa học xã hội phát hành năm 2006, ít nhiều tôi cũng thấy vì nể và tự hỏi để viết một cuốn sách như thế, tác giả đã phải lao tâm khổ tứ đến mức nào? Nhưng đọc rồi tôi lại thấy phần lớn những “nghiên cứu” của ông không có gì mới mẻ, thêm vào đó, cái “sự vụ” Nguyễn Chí Bền từng có tên trong danh sách tác giả của cuốn sách Cơ sở văn hoá Việt Nam “đạo văn” vô tội vạ và vẫn ngang nhiên tái bản nhiều lần trong cả chục năm nay để làm giáo trình bộ môn cho sinh viên các trường đại học lại càng làm cho tôi đọc cuốn sách của Nguyễn Chí Bền với tâm thế nghi ngờ. Và rồi sự nghi ngờ ấy xem ra là có cơ sở, đơn cử bài tiểu luận Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, từ trang 927 đến trang 942 của cuốn sách, vì bài viết này làm tôi nhớ tới một tài liệu nghiên cứu của GS TS Tô Ngọc Thanh.
Chẳng là mấy năm trước, do muốn tìm hiểu tại sao không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của văn hoá nhân loại, tôi đã đọc bản hồ sơ không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên gồm 25 trang do GS TS Tô Ngọc Thanh viết. Đọc hồ sơ này, tôi càng khẳng định đúng là “danh bất hư truyền” khi trong giới nghiên cứu văn hoá coi GS TS Tô Ngọc Thanh là một chuyên gia hàng đầu về văn hoá dân gian Tây Nguyên, đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc. Điều đó là chính xác, các cơ quan hữu trách đã chọn đúng người, đúng việc để làm nên bản hồ sơ này, vì nghiên cứu cồng chiêng Tây Nguyên mà không có kiến thức về văn hoá dân gian Tây Nguyên, không am hiểu về âm nhạc Tây Nguyên thì nghiên cứu cũng như không, và tôi tin đây cũng là các phẩm chất nằm ngoài khả năng nghiên cứu của PGS TS Nguyễn Chí Bền. Vậy mà oái oăm thay, nhiều nội dung quan trọng của bản hồ sơ lại xuất hiện trong tiểu luận Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên của PGS TS Nguyễn Chí Bền sau khi đã được ông mông má, lắp ghép, tu sửa khá tinh vi. Do tiểu luận nghiên cứu nói trên có quá nhiều đoạn mông má, lắp ghép, tu sửa từ văn bản của GS TS Tô Ngọc Thanh nên ở đây tôi chỉ xin giới thiệu vài đoạn:
1a. PGS TS Nguyễn Chí Bền viết: “Phương pháp chỉnh sửa chiêng cộng với cái tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng thể hiện trình độ thẩm âm tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trong không gian. Có hai phương pháp chỉnh sửa mà người nghệ nhân ở Tây Nguyên sử dụng: gõ, gò theo hình vảy tê tê và gõ gò theo hình lượn sóng. Do vậy, kỹ thuật gõ, gò theo đường tròn trên những điểm khác nhau quanh tâm điểm là một phát hiện vật lý đúng đắn, mặc dầu trình độ phát triển xã hội xưa của người Tây Nguyên chưa biết đến vật lý học” (Sđd, tr.929).
1b. GS TS Tô Ngọc Thanh viết: “Phương pháp chỉnh sửa chiêng cộng với cái tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng thể hiện trình độ thẩm âm tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên mặt chiêng và trong không gian. Do vậy, kỹ thuật gõ, gò theo đường tròn trên những điểm khác nhau quanh tâm điểm là một phát hiện vật lý đúng đắn, mặc dầu trình độ phát triển xã hội xưa của người Tây Nguyên chưa biết đến vật lý học” (Tlđd, tr.8).
2a. PGS TS Nguyễn Chí Bền viết: “Người nghệ nhân Tây Nguyên đánh chiêng theo hai cách chính; dùng nắm tay đấm hay dùng dùi gõ vào chiêng. Với cồng núm nắm tay chỉ đấm vào núm mới có tiếng trong, vang. Nhưng với chiêng bằng thì nắm đấm luôn phải đấm vào một điểm giữa tâm và vành ngoài của mặt phải chiêng. Có ba loại dùi: cứng, mềm và bọc vải hoặc da. Dùi bọc vải thường dùng cho cồng núm tạo ra một âm thành tròn, mềm. Dùi cứng và dùi gỗ mềm không bọc vải thường dùng cho chiêng bằng, gõ vào tâm mặt trong của chiêng. Tùy từng tộc người và tùy theo yêu cầu nghệ thuật của bài chiêng mà người ta dùng bàn tay xoa vào, đặt vào mặt trong của chiêng bằng, hoặc dùng các ngón tay chặn trên vành ngoài của chiêng. Cũng có nghệ nhân dùng cùi tay chặn vào mặt chiêng bằng. Các cách ngắt chiêng khác nhau đã cho những sắc thái âm thanh phong phú, làm tăng thêm sức diễn cảm và vẻ độc đáo của bài nhạc chiêng. Cồng chiêng là nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó. Như thể, mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng cho nó. Trong mỗi nghi lễ, lại có thể có nhiều công đoạn có nhạc chiêng riêng. Chẳng hạn, người ngành Aráp dân tộc Gia Rai ở vùng Ea H’Leo tỉnh Đắc Lắc có các bài chiêng cho các lễ sau đây: đâm trâu, khóc người chết trong tang lễ, bỏ mả, mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng, lễ xuống giống, lễ cầu an cho lúa, mùa gặt. Ngoài ra cũng còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sức khỏe, v.v…
Các bài chiêng cũng đã đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng huống tình cảm của con người trong mỗi nghi lễ. Chẳng hạn chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn. Chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi. Chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã, v.v…” (Sđd, tr.931 – tr.932).
2b. GS TS Tô Ngọc Thanh viết: “Người nhạc công Tây Nguyên đánh chiêng theo hai cách chính; dùng nắm tay đấm hay dùng dùi gõ vào chiêng. Với cồng núm nắm tay chỉ đấm vào núm mới có tiếng trong, vang. Nhưng với chiêng bằng thì nắm đấm luôn phải đấm vào một điểm giữa tâm và vành ngoài của mặt phải chiêng. Có ba loại dùi: cứng, mềm và bọc vải hoặc da. Dùi bọc vải thường dùng cho cồng núm tạo ra một âm thành tròn, mềm. Dùi cứng và dùi gỗ mềm không bọc vải thường dùng cho chiêng bằng, gõ vào tâm mặt trong của chiêng. Tuy nhiên trong quá trình hòa tấu mỗi tiếng chiêng vang lên xong lại phải được ngắt đi. Nếu không thì các bồi âm của chiêng đó sẽ làm nhiễu các âm của các chiêng tiếp theo. Tùy từng tộc người và tùy theo yêu cầu nghệ thuật của bài chiêng mà người ta dùng bàn tay xoa vào, đặt vào mặt trong của chiêng bằng, hoặc dùng các ngón tay chặn trên vành ngoài của chiêng. Cũng có nghệ nhân dùng cùi tay chặn vào mặt chiêng bằng. Ngắt tiếng ở cồng núm khó hơn vì cồng núm có hệ bồi âm lớn và độ lan truyền dài hơn. Nhạc công phải tỳ đùi hay lấy tay bịt trực tiếp vào đỉnh núm hay chân núm mới được. Các cách ngắt chiêng khác nhau đã cho những sắc thái âm thanh phong phú, làm tăng thêm sức diễn cảm và vẻ độc đáo của bài nhạc chiêng.
Là nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là đáp ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó. Như thể, mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng cho nó. Trong mỗi nghi lễ, lại có thể có nhiều công đoạn có nhạc chiêng riêng. Chẳng hạn, người Gia Rai Arap ở vùng Ea H’Leo tỉnh Đắc Lắc có các bài chiêng cho các lễ sau đây: Đâm trâu – Bỏ mả – Mừng nhà rông mới – Mừng chiến thắng – Khóc người chết trong tang lễ – Lễ xuống giống – Lễ cầu an cho lúa – Mùa gặt. Ngoài ra cũng còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sức khỏe v.v…
Các bài chiêng cũng đã đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng huống tình cảm của con người trong mỗi nghi lễ. Chẳng hạn chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn. Chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi. Chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã v.v…” (Tlđd, tr.10 – tr.11)…
Quá kinh ngạc về các kỹ xảo của PGS TS Nguyễn Chí Bền, tôi đã liên lạc với GS TS Tô Ngọc Thanh, được ông xác nhận ông đích thực là chủ sở hữu của văn bản này và tôi đã nhanh chóng có trong tay bản gốc được soạn thảo trên máy vi tính. Như vậy ở đây có hai câu hỏi đặt ra: Một là sau khi công bố, văn bản của GS TS Tô Ngọc Thanh đã trở thành sản phẩm “văn hoá dân gian” nên ông Nguyễn Chí Bền có thể “khai thác” tuỳ ý? Hai là ông Nguyễn Chí Bền đã “đạo văn” từ văn bản của GS TS Tô Ngọc Thanh, mà sự can thiệp theo lối mông má, tu sửa, lắp ghép một cách có ý thức của ông đã cho phép tôi đặt ra câu hỏi thứ hai này. Dẫu sao thì theo tôi, PGS TS Nguyễn Chí Bền vẫn cần thiết đưa tên ông ra khỏi vai trò tác giả của bài tiểu luận Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, bởi lẽ đa số tri thức có tính cách “nghiên cứu” trong tiểu luận này không phải là tài sản của riêng ông. Viết đến đây, tôi lại thấy khôi hài khi nhớ tới phần Lời thưa trước của cuốn sách Góp phần nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam, ông Nguyễn Chí Bền viết rằng: “Cuốn sách sẽ góp thêm một tiếng nói nhỏ nhoi vào sự nghiệp nghiên cứu văn hoá dân gian vốn đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, để làm rõ thêm một số vấn đề của văn hoá dân gian hiện nay”, vì cứ như các nghiên cứu trong tiểu luận tôi đã đề cập thì ông chỉ góp phần “làm mờ ảo thêm” chứ làm sao “làm rõ thêm một số vấn đề của văn hoá dân gian hiện nay” được!
NH – 12.2006Từ khóa » Nguyễn Chí Bền đạo Văn
-
Có đạo Văn Hay Không? - Tạp Chí Tia Sáng
-
Nguyễn Chí Bền Bộ Mặt Thật's Blog | Just Another ...
-
Lãnh đạo Viện Qua Các Thời Kỳ - Viện Trưởng - GS.TS Nguyễn Chí Bền
-
PGS Rất Dỏm – Gian Dối Nguyễn Chí Bền, Viện Trưởng - Giaosudom
-
Nguyễn Chí Bền - Khcnmt
-
PGS TS Nguyễn Chí Bền Tiếp Tục “đạo Văn”? | Ý Kiến - Bình Luận
-
PGS.TS NGUYỄN CHÍ BỀN BỊ ĐẠO VĂN???
-
Trở Lại Vụ Nguyễn Chí Bền... Bị đạo Văn???
-
Nguyễn Chí Bền - Đạo Văn - Portal
-
GS Nguyễn Chí Bền: Cụ Đồ Chiểu Là Danh Nhân Có Tầm ảnh Hưởng ...
-
GS.TS Nguyễn Chí Bền, Nguyên Viện Trưởng Vi - YouTube
-
Đạo Văn - Portal