PGS.TS NGUYỄN CHÍ BỀN BỊ ĐẠO VĂN???

Một chuyện hy hữu đã xảy ra! Lâu nay, dư luận chỉ nói đến bộ mặt thật của PGS.TS Nguyễn Chí Bền. Giờ đây, người ta lại phát hiện ra một kẻ ĐẠO TẶC KHOA HỌC nữa. Điều quái dị, kẻ này lại ăn cắp bài viết của chính Nguyễn Chí Bền và cũng lại là chủ đề cồng chiêng Tây Nguyên. Diễn đàn Trái tim Việt Nam online đã xuất hiện bài viết nóng hổi của thanglong456, xin trân trọng giới thiệu:

http://www10.ttvnol.com/forum/vanhoc/866642/trang-99.ttvn?v=308r4qvt9v4rd5b9hqt9

thanglong456

Như tôi đã công bố và phân tích kỹ lưỡng chùm bài Nguyễn Chí Bền ăn cắp các nghiên cứu cồng chiêng của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, qua đó quý vị cũng đã thấy rõ việc chép nguyên văn trắng trợn cũng như thủ thuật “xào nấu” thô thiển của ông Viện trưởng viện Văn hóa –Nghệ thuật như thế nào.http://www10.ttvnol.com/forum/vanhoc/866642/trang-97.ttvn

Như đã hứa, bây giờ tôi tiếp tục công bố 1 tư liệu đạo văn hết sức kỳ quái khác. Vị tác giả này đã thuổng “tác phẩm” về cồng chiêng của Nguyễn Chí Bền. Phương pháp ăn cắp ở đây cũng khá giống với “tay nghề” của chính ĐẠO TẶC KHOA HỌC Nguyễn Chí Bền, như thể huynh đệ đồng môn vậy. Vì thân thế và sự nghiệp của kẻ đạo văn mới này khá nổi tiếng trong nước nên trước mắt, tôi chỉ phân tích hành vi ăn cắp của ông ta mà chưa nêu rõ đích danh cũng như nguồn của bài ĐẠO VĂN CỒNG CHIÊNG được công bố. Để tiện việc so sánh, xin gọi nhân vật mới này là Ngài ĐẠO TẶC II. Dưới đây là một bài đạo văn của Nguyễn Chí Bền mà Ngài ĐẠO TẶC II đã ngang nhiên “rút lõi trắng trợn”, xơi tái lại một cách ngon lành để nặn ra tác phẩm của mình.

Tuy nhiên, về mặt lô gích hệ thống, vì Nguyễn Chí Bền nguyên đã ăn cắp của GS Tô Ngọc Thanh (đoạn bôi vàngxanh lá cây), thế nên dù Ngài ĐẠO TẶC II này có khôn khéo cỡ nào, kiểu gì cũng “buộc phải cầm nhầm” của GS Thanh. Ở đây, cũng rất có thể Ngài ĐẠO TẶC II tưởng là chỉ đạo văn của Nguyễn Chí Bền mà thôi). Mời quý vị xem bài “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- định hướng bảo tồn và phát huy” của Ngài ĐẠO TẶC II.

Trong bài này, cũng như Nguyễn Chí Bền, Ngài ĐẠO TẶC II đã thật ngớ ngẩn khi cho rằng cồng chiêng trước khi về tay người dân Tây Nguyên thì mới chỉ được coi là... HÀNG HÓA chứ không phải là NHẠC CỤ!!! Chính điều đó càng giúp ta dễ nhận dạng kẻ viết bài này thực sự chưa bao giờ nghiên cứu cồng chiêng và có vấn đề khá nặng về tư duy lô gích hình thức. Ví dụ: ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền trong bài trên Báo Nhân Dân số ra ngày 24/3/2006 và bài trên trang Giai điệu Việt Nam đã viết như sau:http://www.vietnammelody.com/view_news.aspx?nid=474 Tài nghệ của cư dân Tây Nguyên là biến một sản phẩm hàng hóa vốn không được chính họ chế tạo thành một nhạc cụ tuyệt vời”. Còn trong bài của mình, Ngài ĐẠO TẶC II đã viết tương tự là: “Cư dân Tây Nguyên không tự đúc được cồng chiêng, nhưng với đôi tai và tâm hồn âm nhạc nhạy cảm họ đã nâng giá trị của một sản phẩm hàng hóa thành một nhạc cụ trình diễn tuyệt vời”.

Chúng ta đều biết nguồn tài liệu để Nguyễn Chí Bền cướp trắng hay rút tỉa chính là HỒ SƠ VÙNG VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN (BẢN GỐC). Quý vị nào chưa xem xin hãy đọc kỹ ở đây để tiện so sánh.http://my.opera.com/edu.com.vn/blog/ Trong bài của Ngài ĐẠO TẶC II, sẽ thấy rõ những đoạn ăn cắp của... Nguyễn Chí Bền (xin tạm coi như vậy) và những đoạn ăn cắp của GS.TSKH Tô Ngọc Thanh. Xin quy ước như sau để tiện quan sát:-Chép của Nguyễn Chí Bền: Đoạn bôi xám- chép nguyên văn/ bôi xanh lơ- “xào xáo”-Chép của Tô Ngọc Thanh: Đoạn bôi vàng- chép nguyên văn/ đoạn bôi xanh lá cây- “xào xáo”Xin so sánh một đoạn để thấy được 2 kẻ ĐẠO TẶC đã đồng ăn cắp của GS Thanh như thế nào.*Tô Ngọc Thanh:Tiếng chiêng cồng còn là biểu tượng cho cuộc sống các tộc Tây Nguyên. Nghe bài nhạc chiêng, người dân bình thường ở vùng đất này cũng có thể nhận ra đó là chiêng cồng của tộc người nào và họ đang tiến hành nghi lễ hay hoạt động văn hóa gì”.

*ĐẠO TẶC Nguyễn Chí Bền (Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, sách Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, NXB Khoa học XH, Hà Nội 2006, trang 937):

Tiếng chiêng cồng còn là biểu tượng cho cuộc sống các tộc người ở Tây Nguyên. Nghe bài nhạc chiêng, người dân bình thường ở vùng đất này cũng có thể nhận ra đó là chiêng cồng của tộc người nào và họ đang tiến hành nghi lễ hay hoạt động văn hóa gì”.

*Ngài ĐẠO TẶC II:Mỗi dân tộc Tây Nguyên có một cách chơi chiêng khác nhau. Người dân bình thường ở Tây Nguyên tuy không phải là những chuyên gia âm nhạc, nhưng chỉ cần nghe tiếng chiêng là họ phân biệt được đó là dân tộc nào”.

Trong phần kết của bài viết, có thể thấy rõ Ngài ĐẠO TẶC II đã ăn cắp phần Chương trình hành động trong hồ sơ cồng chiêng của GS Thanh rõ ràng như thế nào. Xin phân tích cụ thể như sau.*Tô Ngọc Thanh:Đẩy mạnh công tác khảo sát điền dã, gặp gỡ, trao đổi với các nghệ nhân cũng như các cộng đồng lưu giữ di sản văn hóa cồng chiêng ở 5 tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận nhằm sưu tầm, ghi chép những bài chiêng, những sinh hoạt văn hóa, âm nhạc gắn bó với cồng chiêng nhằm thiết lập cơ sở cụ thể, xác thực, vững chắc những vấn đề liên quan đến cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên.-Đẩy mạnh công tác tìm kiếm các nguồn tài liệu liên quan đến cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Thực tế cho thấy các nguồn tài liệu này tản mát, phân tán ở các kho lưu trữ, thư viện, tủ sách tư nhân trong và ngoài nước. Do vậy, phải có kế hoạch hợp tác để tìm kiếm, bổ sung”.*Ngài ĐẠO TẶC II:Cần phải đẩy mạnh công tác sưu tầm, ghi chép những bài chiêng, những sinh hoạt văn hóa, âm nhạc gắn bó với cồng chiêng. Ghi âm, ghi hình các tài liệu, tư liệu về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để lưu giữ, bảo quản và phát huy lâu dài”.

*Tô Ngọc Thanh:-Tổ chức nghiên cứu khoa học về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên một cách hệ thống và toàn diện ở 5 tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận”.*Ngài ĐẠO TẶC II:Tiếp tục nghiên cứu khoa học về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên một cách hệ thống và toàn diện ở năm tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận”.

*Tô Ngọc Thanh:-Phục hồi các sinh hoạt văn hóa ở các cộng đồng dân tộc tại 5 tỉnh Tây Nguyên để tạo môi trường diễn xướng của cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng”.*Ngài ĐẠO TẶC II:Phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội gắn với vòng đời người và vòng đời cây trồng ở các cộng đồng dân tộc thiểu số tại năm tỉnh Tây Nguyên để tạo môi trường diễn xướng của cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng”.

*Tô Ngọc Thanh:-Từng bước xây dựng phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng tại Trung tâm Dữ liệu Di sản văn hóa (Viện Văn hóa - Thông tin, Bộ Văn hóa - Thông tin). Phòng này sẽ cất giữ các tài liệu cổ, tài liệu viết tay, hồ sơ điền dã, băng ghi âm, ghi hình, ảnh tài liệu, ảnh hiện trạng v.v... liên quan đến cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.- Từng bước xây dựng phòng di sản văn hóa phi vật thể tại các bảo tàng tỉnh ở các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, để lưu trữ, giới thiệu các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc ở Tây Nguyên, trong đó có di sản văn hóa cồng chiêng cho cộng đồng và khách tham quan trong nước, nước ngoài”.*Ngài ĐẠO TẶC II:Từng bước xây dựng Phòng lưu trữ di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Trung tâm Dữ liệu di sản văn hóa (Viện Văn hóa - Thông tin) và tại bảo tàng các tỉnh Tây Nguyên”.

*Tô Ngọc Thanh:-Tổ chức một đội ngũ các nhà nghiên cứu có chuyên môn về âm nhạc truyền thống, về văn hóa, lịch sử Tây Nguyên nhằm thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về âm nhạc truyền thống, văn hóa, lịch sử Tây Nguyên để xây dựng một chiến lược dài hạn cho việc phục hồi, bảo tồn và phát huy di sản cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.-Đẩy mạnh công tác đào tạo trong các trường nghệ thuật của hai tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, trường Đaị học Tây Nguyên về cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: phấn đấu để có một giáo trình về cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong các nhà trường này”.*Ngài ĐẠO TẶC II:Xây dựng một chiến lược dài hạn cho việc phục hồi, bảo tồn và phát huy di sản cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Ðẩy mạnh công tác đào tạo trong các trường nghệ thuật về cồng chiêng và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”.

*Tô Ngọc Thanh:-Quảng bá và tuyên truyền về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cho khách tham quan, du lịch tại các điểm du lịch ở Tây Nguyên, cho nhân dân trong cả nước và Việt kiều ở nước ngoài”.*Ngài ĐẠO TẶC II:Tổ chức biểu diễn, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở các trường học để nâng cao trình độ thưởng thức của mọi tầng lớp nhân dân về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Mở rộng công tác tuyên truyền đến khách du lịch trong nước và nước ngoài để mọi người hiểu được một tài sản văn hóa phi vật thể vô giá đang được lưu giữ tại Tây Nguyên”.

*Tô Ngọc Thanh:-Tăng cường hợp tác giao lưu văn hóa và quảng bá cồng chiêng, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong phạm vi quốc gia và quốc tế”.*Ngài ĐẠO TẶC II:Tăng cường hợp tác, giao lưu văn hóa để quảng bá cồng chiêng trong phạm vi quốc gia và quốc tế, nhằm xây dựng các chương trình nghiên cứu và phục hồi Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”.(Còn tiếp)

Click here=> HỒ SƠ CỒNG CHIÊNG (bản gốc của GS Tô Ngọc Thanh)

Từ khóa » Nguyễn Chí Bền đạo Văn