Phải Làm Gì Khi Công Ty Không Trả Lương Theo Như Thoả Thuận ?
Có thể bạn quan tâm
Người lao động phải làm gì khi công ty không trả lương theo như thỏa thuận ? Với hành vi không trả lương cho người lao động công ty có bị xử phạt không?
Nguyên tắc trả lương cho người lao động
Bộ luật lao động năm 2012 đã quy định nguyên tắc trả lương cho người lao động tại Điều 96 như sau:
“Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”
Như vậy, hành vi không trả lương cho người lao động là vi phạm quy định của pháp luật. Việc trả lương đúng thời hạn là rất quan trọng bởi người lao động cần có một khoản tiền để chi tiêu cho những khoản phát sinh trong cuộc sống, khi trả lương chậm hoặc không trả lương cho người lao động dẫn đến quyền lợi người lao động bị ảnh hưởng và bị xâm phạm.
Người lao động khi không được trả tiền lương có thể thực hiện khiếu nại lên lãnh đạo công ty để lãnh đạo công ty có thể xem xét thanh toán đầy đủ tiền lương đúng hạn cho mình. Nếu công ty không thực hiện người lao động có quyền làm đơn gửi ra phòng Lao động Thương binh xã hội nơi công ty có trụ sở để yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết.
Nếu vẫn không giải quyết được người lao động có quyền nộp hồ sơ khởi kiện ra tòa án nhân dân quận huyện nơi công ty có trụ sở.
>> Xem thêm: Cách tính tiền lương cho người lao động trong doanh nghiệp.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Điều 202 Bộ luật Lao động 2012 quy định Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thì:
– Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Hành vi bị xử phạt đối với người sử dụng lao động liên quan đến tiền lương
Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
– Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động;
– Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
– Trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động;
– Khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động;
– Trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động
Mức xử phạt đối với người sử dụng lao động về vi phạm tiền lương
Nếu công ty có hành vi không trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn thì tùy theo mức độ công ty đó sẽ bị phạt tiền theo Nghị định số 95/2013/NĐ–CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Biện pháp khắc phục hậu quả
– Buộc trả đủ tiền lương cho người lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định.
– Buộc trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với hành vi vi phạm quy định.
Như vậy khi công ty không trả lương, chậm quá theo quy định thì người lao động có thể gửi đơn khiếu nại đến thanh tra lao động thuộc Sở Lao động –Thương binh và Xã hội tỉnh hoặc khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu công ty trả lương cho người lao động.
Trên đây là tư vấn Phải làm gì khi công ty không trả lương của luật LawKey. Hãy liên hệ với LawKey để được giải đáp chi tiết hơn.
Xem thêm: Tiền lương làm thêm giờ có phải chịu thuế thu nhập cá nhân
Từ khóa » Chủ Quỵt Lương
-
Hướng Dẫn Cách đòi Lương Khi Không Có Hợp đồng? - LuatVietnam
-
Tư Vấn đòi Lại Tiền Lương Sau Khi Thôi Việc Bằng Hình Thức Khiếu Nại ...
-
Nên Làm Gì Khi Bị Quỵt Tiền Lương? | Công Ty Luật Uy Tín
-
Người Sử Dụng Lao động Không Trả Lương Cho Người Lao động?
-
Bị Nợ Lương Nhưng Không Có Hợp đồng Lao động Thì Phải Làm Thế Nào?
-
Lào Cai: Công Nhân Bị Quỵt Lương, Nhà Thầu Phủi Tay - Báo Lao Động
-
Bị Tố Nợ Lương Người Lao động, Chủ Nhà Hàng Makeba Hứa Trả Trong ...
-
Đi Làm Thêm Nhưng Bị Quỵt Lương Thì Giải Quyết Thế Nào - Luật Vilaco
-
Mẫu đơn Khởi Kiện đòi Tiền Lương - Luật Long Phan
-
Người Lao động Bị "quỵt" Lương, Phải Làm Sao? | VOV2.VN
-
Cách Xử Lý Quỵt Tiền Lương Khi Nghỉ Do Không Có Hợp đồng Lao động
-
Xử Lý Khi Bị Quỵt Lương - Hỏi đáp Pháp Luật
-
3 điều Cần Biết Khi Người Cai Thầu Không Trả Lương - Luật Thái An
-
Vụ Chủ Nhà Hàng ở Đà Nẵng Bị Tố Quỵt Lương, 'động Thủ' Với Nhân Viên