Phân Biệt Các Loại Mực Phổ Biến Và Bí Quyết Chọn Mực Chuẩn Nhất
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn là “tín đồ” của các loại hải sản, ắt hẳn sẽ không thể bỏ qua các món ngon được chế biến từ mực tươi. Bài viết dưới đây, VinID sẽ giúp bạn hiểu thêm về các loại mực phổ biến nhất tại Việt Nam cùng cách chọn mực tươi chuẩn nhất.
Nội dung chính
- 1. Các loại mực biển phổ biến nhất tại Việt Nam
- 1.1. Mực lá
- 1.2. Mực ống
- 1.3. Mực sim
- 1.4. Mực nang
- 1.5. Mực trứng
- 1.6. Mực xà
- 2. Các loài mực có độc cần tránh
- 3. Cách chọn mực tươi sạch cho các bà nội trợ
- 4. Giá các loại mực hiện nay
1. Các loại mực biển phổ biến nhất tại Việt Nam
1.1. Mực lá
Mực lá được nhiều người đánh giá là loại mực ngon nhất. Loại mực này rất dễ phân biệt vì có vây dày, hình bầu dục mở rộng xung quanh gần như toàn bộ lớp áo. Thịt mực lá khi ăn giòn, ngọt đậm đà và thường được dùng để làm mực khô. Nướng lên thơm, càng nhai càng ngọt.
1.2. Mực ống
Mực ống cũng là loại mực khá phổ biến được các bà nội trợ mua về làm món mực nhồi thịt. Đúng như tên gọi, loại mực này có hình ống, thân dài, nhiều râu nhỏ và 2 xúc tu dài, da có nhiều đốm hồng.
Mực ống thường hấp hoặc chiên, cắt khoanh rồi chiên giòn lên ăn rất ngon. Ngoài ra nó còn được dùng để làm những món như mực xào, lẩu mực,… Mực ống khi ăn có độ giòn nhưng vị ngọt lại không bằng mực lá nên giá thành do đó cũng rẻ hơn.
1.3. Mực sim
Mực sim có kích thước nhỏ nhất trong các loại mực. Con trưởng thành chỉ to bằng 2 ngón tay người. Mực sim có thể chế biến thành nhiều món như: mực sim xào cùng dưa chua, cần tỏi và ớt cay giống như các loại mực khác. Bên cạnh đó, mực sim hấp giữ được độ ngọt tự nhiên, càng ăn càng nghiền.
1.4. Mực nang
Mực nang còn gọi là mực mai, mực bầu, có kích thước khá to và cõng trên lưng cái mai cứng nặng nề. Loại mực này có thịt rất dày, giòn. Tuy nhiên chúng có vị nhạt nên chủ yếu dùng để giã chả mực. Khi hòa trộn với các hương liệu, gia vị sẽ cho ra một món ăn rất đặc sắc.
Ngoài ra, mực nang cũng rất phù hợp cho các bà nội trợ chế biến các món tươi sống như lẩu, gỏi, salad.
1.5. Mực trứng
Trong các loại mực tại Việt Nam thì mực trứng là loại hải sản được giới sành ăn tìm mua nhiều nhất. Bởi chỉ cần cắn đứt đôi con mực, trứng sẽ ngập trong thân, mềm mịn, béo bùi, thịt mực lại dai và giòn thơm.
Loại mực này gần giống với mực ống, bên trong thân mực chứa toàn là trứng và rất giàu chất dinh dưỡng. Giá thành vì vậy cũng khá đắt đỏ.
1.6. Mực xà
Mực xà hay còn gọi là mực ma, mực đại dương sống ở một số khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
So với các loại mực khác thì kích thước mực xà to hơn hẳn. Chúng có màu đen sậm, đuôi xòe to như vây cá, thịt chắc, dày. Tuy nhiên thịt mực xà dai và không ngọt như các loại mực kể trên nên phù hợp chế biến các món chiên, nướng.
2. Các loài mực có độc cần tránh
Mực đốm xanh có kích thước nhỏ, chiều dài thân tối đa không quá 50mm. Có 8 xúc tu, có màu kem đến vàng cam. Trên thân và các xúc tu có những vệt hoa dạng vòng màu xanh óng ánh trông rất đẹp mắt. Tuy nhiên đây là loài hải sản cực độc.
Độc tố thuộc dạng “Tetrodotoxin” có trong tuyến nước bọt, thịt và cả nội tạng. Khi bị nhiễm độc, chất độc tác động lên thần kinh trung ương rất mạnh. Điều này làm liệt các trung khu thần kinh, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp dẫn đến tử vong.
Loại độc của một con đốm xanh nặng 25g đủ giết chết 10 người. Đã có nhiều người tử vong vì loài mực này.
3. Cách chọn mực tươi sạch cho các bà nội trợ
- Mực tươi là mực có mắt trong có thể nhìn rõ con ngươi, còn mực không còn ngon thường mờ và đục.
- Khi ấn vào, mực tươi có phần thịt cảm giác rất săn chắc, đàn hồi tốt. Tức là sau khi ấn tay vào và thả tay ra thì mực nhanh trở lại trạng thái ban đầu.
- Mực tươi có xúc tu (râu) săn chắc, không bị nhão, dính chặt vào thân. Nếu xúc tu rơi rớt ra ngoài thì đây chắc chắn là mực không ngon.
- Nên chọn mực mình dày, cầm chắc tay, túi mực và lớp màng bao quanh thân mực còn nguyên.
- Không nên chọn mực bị biến màu, dập nát, có mùi hôi tanh.
- Nên mua mực tại những cửa hàng thủy hải sản hoặc siêu thị uy tín như VinMart vì nguồn hàng chất lượng, giá cả phải chăng.
4. Giá các loại mực hiện nay
Trên thị trường thì mực tươi sẽ có mức giá bán khác với từng loại mực khác nhau, cụ thể như sau.
- Về xuất xứ: Có rất nhiều loại mực tươi từ vùng biển như Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, Nam Định và Trung Quốc. Với các loại mực được khai thác ở vùng biển Việt Nam thì có giá thành tương đối cao. Còn một vài loại nhập từ Trung Quốc có giá thành thấp hơn.
- Về chủng loại: Mực ống và mực lá là các loại mực đang được tiêu thụ với số lượng lớn nhất trên thị trường:
- Mực ống: Dao động khoảng 160.000 – 300.000 đồng/kg
- Mực lá: Từ 200.000 đồng – hơn 300.000 đồng/kg
- Mực nang: Giá cũng tầm khoảng 170.000 – 190.000 đồng/kg.
- Mực sim: Giá cũng không hề rẻ tầm 170.000 – 220.000 đồng/kg.
- Mực trứng: khoảng 150.000 – 320.000 đồng/kg
- Mực xà: 85.000 – hơn 100.000 đồng/kg
Tùy kích thước, thời điểm đánh bắt, mùa khai thác và nhu cầu của thị trường mà giá thành của các loại mực cũng sẽ có sự thay đổi.
Trên đây là thông tin về các loại mực phổ biến tại nước ta và cách chọn mực tươi đúng chuẩn mà VinID chia sẻ đến bạn. Mong rằng với bài viết này sẽ giúp các chị em nội trợ có thêm lựa chọn cho những món mực trong tương lai của gia đình mình.
>>> Cách làm mực sống đúng quy trình <<< |
Từ khóa » Các Loại Mực
-
Tìm Hiểu Về Mực Biển, Phân Loại, Cách Chọn, Cách Chế Biến
-
Cách Nhận Biết Các Loại Mực Biển Phổ Biến ở Việt Nam
-
5 Loại Mực Ở Việt Nam Có Thể Bạn Chưa Biết
-
5 Loại Mực Phổ Biến Và Cách Làm Mực Tươi Sạch Sẽ Và Nhanh Gọn
-
Các Loại Mực ở Nước Ta Và Cách Chọn Mực Tươi
-
TÌM HIỂU VỀ MỰC, PHÂN LOẠI, CÁCH CHỌN, CÁCH CHẾ BIẾN
-
Cách Phân Biệt 5 Loại Mực Phổ Biến, Giá Cả Và Mẹo Chọn Mực Tươi ...
-
Tìm Hiểu Và Phân Biệt Các Loại Mực Tươi Sống Và Phổ Biến ở Việt Nam
-
Mực Nào Ngon Nhất Trong Các Loại Mực ? | CleverFood
-
Dân Vùng Biển Chỉ Cách Phân Biệt 3 Loại Mực Và Cách Chọn Tươi ...
-
Loại Mực Nào Ngon Nhất Việt Nam? | CleverFood
-
Tổng Hợp Các Loại Mực Biển Hiện Nay: Bạn Biết được Bao Nhiêu ...
-
Các Loại Mực Phổ Biến ở Việt Nam