Phân Biệt Khái Niệm Chữ Hán, Chữ Nôm Và Chữ Quốc Ngữ

Hiện nay nhiều người, nhất là các bạn trẻ nhầm lẫn hoặc không phân biệt được thế nào là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Để tránh tình trạng đó, chúng tôi xin trích xuất các khái niệm cơ bản dưới đây để mọi người phân biệt, từ đó có thể hiểu đúng và sử dụng đúng trong các thuật ngữ trên trong giao tiếp.

Chữ Hán

Chữ Hán, hay còn gọi với các tên khác như: Hán tự, chữ Trung Quốc. Chữ Hán có 02 loại là Chữ Hán cổ (chữ phồn thể), chữ Hán hiện đại (chữ giản thể). Ví dụ: 02 chữ "Hán Tự" viết dưới dạng chữ phồn thể là: 漢字, viết dưới dạng giản thể là: 汉字. Chữ Hán là một dạng chữ viết biểu ý của Trung Quốc. Chữ Hán có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, tạo thành vùng được gọi là vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước. Ví dụ: Ở Nhật Bản trên cơ sở nền tảng chữ Hán, người Nhật đã sáng tạo ra chữ Nhật. Chữ Nhật Bản sử dụng bảng chữ cứng Katakana, bảng chữ mềm hiragana và Hán tự, trong đó Hán tự chiếm tỷ lệ khá nhiều. Vì vậy người Nhật Bản thậm chí còn có thể đọc được báo của Đài Loan (người Đài Loan dùng chữ phồn thể). Ở Việt Nam, chữ Hán cổ được dùng để sáng tạo ra chữ Nôm.

Phân biệt khái niệm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ

Trong trang sách trên gồm: Chữ Hán cổ (phồn thể) - Âm Hán Việt - Chữ quốc ngữ (giải nghĩa)

Danh từ "chữ nho" được dùng để chỉ "chữ Hán cổ" do người Việt dùng trong các văn bản ở Việt Nam. Chữ được sử dụng trong hành chính, hoành phi câu đối hoặc tác phẩm thư pháp trước đây đa phần là chữ Hán cổ, chữ Nôm được sử dụng nhưng còn hạn chế, bởi chữ Nôm sinh sau đẻ muộn, khó nhớ, có tính vùng miền.

Trong quá trình nghìn năm Bắc thuộc, chữ Hán vẫn được người Việt dùng và phát triển. Tuy nhiên, người Việt phát âm chữ Hán không giống người Trung Quốc. Người Trung Quốc dùng âm Pinyin để đọc chữ Hán. Ví dụ: Chữ "Nam" pinyin là "nán", còn người Việt phát âm chữ Hán bằng âm Hán Việt. Ví dụ: Chữ 愛 có âm Hán Việt là "Ái", nghĩa là yêu. Như vậy, âm Hán Việt được người Việt tạo ra và củng cố để phát âm chữ Hán. Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết riêng, tức chữ Nôm.

Chữ Hán có hai loại là chữ Hán cổ (hay còn gọi là chữ Hán phồn thể) và chữ Hán hiện đại (hay còn gọi là chữ Hán giản thế). Chữ Hán cổ còn giữ lại nhiều đường nét, mang tính tượng hình cao. Chữ Hán hiện đại đã giản lược đi nhiều nét trong chữ Hán cổ, việc giản lược như vậy nhằm mục đích khiến chữ Hán trở lên dễ nhớ hơn, viết nhanh hơn, đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại. Ví dụ: Chữ "thính" (nghĩa là nghe) chữ Hán cổ viết 聽,chữ Hán hiện đại viết 听. Chữ “ái” (nghĩa là yêu) chữ hán cổ viết 愛, chữ Hán hiện đại viết 爱, mất chữ “Tâm” 心 – trái tim.

Chữ Nôm

Một trang từ cuốn Nhật dụng thường đàm chữ Nôm 1851.

Một trang từ cuốn Nhật dụng thường đàm chữ Nôm 1851

Chữ Nôm được tạo ra dựa trên cơ sở chữ Hán (chủ yếu là phồn thể), vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, hội ý, giả tá của chữ Hán để tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết và biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu. Có rất nhiều phương pháp để tạo ra chữ Nôm, trong khuôn khổ bài viết này không thể trình bày hết được. Vì vậy, xin được đưa ra một số ví dụ sau để làm ví dụ có tính chất điển hình:

- Ví dụ 1: Chữ bán 半 trong chữ Hán có âm Hán Việt là bán nghĩa là một nửa, nhưng chữ Nôm mượn âm và hiểu theo nghĩa là bán trong mua bán.

- Ví dụ 2: Có những chữ nôm lại mượn nghĩa của hai chữ Hán để tạo ra âm Nôm như MỆT được ghép bởi chữ 亡 vong (nghĩa là mất) + chữ 力 lực (nghĩa là sức), tức là mất sức nên mệt.

- Ví dụ 3: Chữ trời được ghép bởi chữ thiên 天 và thượng 上 thượn, thiên ở trên là trời.

Chữ Quốc ngữ

Chữ Quốc ngữ là hệ chữ viết chính thức trên thực tế (de facto) hiện nay của tiếng Việt.

Bộ chữ Quốc ngữ sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp.

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, Chương I Điều 5 Mục 3 ghi là "Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt", khẳng định tiếng Việt là Quốc ngữ. Tuy nhiên, Hiến pháp không đề cập đến "chữ viết quốc gia", do các cải cách trong giáo dục để lại những khác nhau trong chính tả và phiên âm, dẫn đến chưa xây dựng được các quy tắc nhất quán được đồng thuận về chữ quốc ngữ trong cộng đồng sử dụng tiếng Việt.

Tên gọi "chữ quốc ngữ" được dùng để chỉ chữ quốc ngữ Latinh lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1867 trên Gia Định báo. Tiền thân của tên gọi này là chữ Tây quốc ngữ. Về sau từ Tây bị lược bỏ đi để chỉ còn là chữ quốc ngữ; còn tên gọi chữ Tây bấy giờ được chuyển sang để chỉ chữ Pháp. Quốc ngữ nghĩa mặt chữ là ngôn ngữ quốc gia, ở Việt Nam nếu không có từ bổ nghĩa kèm theo cho thấy từ quốc ngữ được dùng để một ngôn ngữ nào khác thì quốc ngữ mặc định là chỉ tiếng Việt.

Nếu bạn muốn tìm hiểu hoặc học chữ Hán cổ, chữ Nôm. Mời bạn tham khảo sách học: Tại đây

Thư Pháp Dụng Phẩm sưu tầm

  

Từ khóa » Bộ Chữ Nôm