Phân Biệt "nên" Và "lên" Khi Viết Chính Tả
Có thể bạn quan tâm
Trong chính tả, hai từ “nên” và “lên” rất khó phân biệt. Nó lại càng khó hơn khi phải giúp học sinh tiểu học phân biệt để viết đúng chính tả. Sau đây là các ví dụ và hướng dẫn cụ thể cho các bạn tham khảo nhận biết cách dùng 2 nên và lên.
Lên hay nên
- 1. Về từ “nên” thường dùng trong 3 trường hợp
- 2. Về từ “lên” bản thân là động từ thường dùng trong 2 trường hợp sau
- 3. “Dựng nên” và “dựng lên” khác nhau như nào
- 4. Nên người hay lên người?
- 5. Từ "nên" và "lên" được sử dụng như thế nào?
- 6. Ví dụ dùng nên và lên
1. Về từ “nên” thường dùng trong 3 trường hợp
* Nên (động từ) chỉ lời khuyên: cần, đáng.
VD: Nên dậy sớm mà tập thể dục. Việc đó nên thực hiện ngay.
* Nên (liên từ) thành, ra một dạng không cụ thể để nhìn thấy được.
VD: Học sao cho nên người. Vì lười nên dốt.
* Nên (thành ngữ) nên chăng, hệ quả (sẽ)
VD: Việc ấy nên chăng? Chăm học nên Chi giỏi nhất lớp.
2. Về từ “lên” bản thân là động từ thường dùng trong 2 trường hợp sau
*Lên: Mang nghĩa di chuyển (quan sát được)
VD: lên bờ, lên xe, đi lên…
*Lên: Tăng số lượng hay đạt một mức, một cấp, một mốc cao hơn.
VD: Hàng lên giá. Cháu lên lớp ba.
Vậy có thể hiểu đơn giản rằng: “nên” được dùng trong lời khuyên và mang nghĩa tạo thành một đối tượng mới nhưng không nhìn thấy được, không phân biệt được sự khác biệt giữa đối tượng mới và đối tượng cũ.
Còn: “lên” là động từ chỉ sự di chuyển, tăng số, mức, cấp cao hơn và đều có điểm chung là sự di chuyển, tăng số, mức, cấp cao hơn ấy đều có thể quan sát được.
3. “Dựng nên” và “dựng lên” khác nhau như nào
Trong tiếng Việt, có những từ (chủ yếu là các từ láy) bạn có thể viết thế nào cũng được, hoán đổi giữa “s” và “x”… nhưng rất nhiều từ nếu sử dụng sai thì chẳng những bạn sẽ bị người đọc cho rằng bạn “ngọng” mà còn làm sai lệch ngữ nghĩa của nó.
Và đây là sự khác nhau giữa “dựng nên” và “dựng lên” (giải thích mộc mạc để giúp các bạn dễ hiểu):
- Dựng lên: thường chỉ dùng khi nói về một hành động – hoạt động nào đó đối với một sự vật rất cụ thể mà mắt có thể nhìn ngay tức thì và tay sờ chân đạp - ví dụ như xây dựng lên một ngôi nhà, túp lều… hoặc dựng dậy một ai đó đang nằm, dựng lên một bờ rào đổ, cây cột đổ… Nói tóm lại: áp dụng với cái cụ thể.
- Dựng nên: chỉ sử dụng khi nói về một sự vật hiện tượng hoặc vấn đề, lĩnh vực mang tính trừu tượng hoặc một quá trình, sự nghiệp nào đó mà bạn không thể nhìn thấy ngay được, không thể tay sờ, không diễn ra trước mắt – ví dụ dựng nên lịch sử, dựng nên tác phẩm văn học … Nói tóm lại là sử dụng khi nói về cái mơ hồ trừu tượng.
4. Nên người hay lên người?
Nên người là đúng chính tả. Lý giải:
- Nên người thể hiện một hành động không cụ thể
- Nên người cũng chính là chỉ kết quả con người sau một quá trình, thời gian rèn luyện, phấn đấu để trở nên khôn lớn về mặt tư tưởng, nhận thức.
5. Từ "nên" và "lên" được sử dụng như thế nào?
Trên thực tế, từ “nên” và “lên” thường được sử dụng không thống nhất, và thường được sử dụng một cách chồng chéo nhau, đôi khi không phân biệt được, mà có lẽ phải tùy theo quan niệm và ý của người sử dụng, là theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng (nghĩa loại suy). Rất nhiều cụm từ khó phân biệt tạo nên hay tạo lên, nên người hay lên người, trở nên hay trở lên.
Về cơ bản, từ "nên" và từ "lên" được sử dụng như sau:
- Với từ "nên":
+ Từ "nên" được sử dụng với vai trò là động từ dùng để chỉ lời khuyên mang nghĩa cần, đáng.
+ Từ "nên" được sử dụng với vai trò là một liên từ.
- Với từ "lên": từ "lên" bản chất là động từ và thường được sử dụng:
+ Với nghĩa di chuyển (quan sát được)
+ Với nghĩa tăng số lượng hay đạt một mức, một cấp, một mốc cao hơn.
Vậy có thể hiểu đơn giản rằng: “nên” được dùng trong lời khuyên và mang nghĩa tạo thành một đối tượng mới nhưng không nhìn thấy được, không phân biệt được sự khác biệt giữa đối tượng mới và đối tượng cũ. Còn: “lên” là động từ chỉ sự di chuyển, tăng số, mức, cấp cao hơn và đều có điểm chung là sự di chuyển, tăng số, mức, cấp cao hơn ấy đều có thể quan sát được. Ngoài ra, có thể hiểu một cách đơn giản, từ "nên" dùng để thể hiện một hành động không cụ thể, còn từ "lên" là từ thường được dùng để thể hiện một hành động cụ thể, có thể nhìn thấy được.
Một cặt từ có liên quan đến từ "nên" và "lên" thường hay được sử dụng nhầm lẫn đó là "dựng nên" và "dựng lên"
Đối với từ "dựng nên": Đây là từ thường được sử dụng để nói về một sự vật hiện tượng hoặc vấn đề, lĩnh vực mang tính trừu tượng hoặc một quá trình, sự nghiệp nào đó mà bạn không thể nhìn thấy ngay được, không thể tay sờ, không diễn ra trước mắt – ví dụ dựng nên lịch sử, dựng nên tác phẩm văn học … Nói tóm lại là sử dụng khi nói về cái mơ hồ trừu tượng. Đối với từ "dựng lên": Đây là từ thường được sử dụng khi nói về một hành động – hoạt động nào đó đối với một sự vật rất cụ thể mà mắt có thể nhìn ngay tức thì và tay sờ chân đạp – ví dụ như xây dựng lên một ngôi nhà, túp lều… hoặc dựng dậy một ai đó đang nằm, dựng lên một bờ rào đổ, cây cột đổ… Nói tóm lại: áp dụng với cái cụ thể.
6. Ví dụ dùng nên và lên
Bạn có thể tham khảo một số ví dụ dưới đây về cách sử dụng từ lên hay nên để thuần thục hơn:
- Làm nên lịch sử / Làm nên tên tuổi | - Làm lên những bông hoa đẹp
- Gây nên thảm họa/ Gây nên hậu quả
- Đè lên người/ Đặt lên trên/ Đặt lên hàng đầu
- Dạy con nên người
- Đi lên núi/ Trèo lên cây/ Bay lên trời
- Viết lên giấy/ Viết lên bảng/ Viết lên trời xanh | Viết nên lịch sử/ Viết nên bài học đáng nhớ
- Vì vậy cho nên / A học giỏi nên A được giấy khen
Hiểu được cách phân biệt từ "lên" và "nên" như trên chúng ta hoàn toàn có thể vận dụng nó vào thực tế để tránh phạm phải lỗi sai chính tả trong Tiếng việt. "Nên" hay "lên" còn tùy vào đừng trường hợp cụ thể để có được cách sử dụng đúng.
----------------------------------------
Nói về chủ đề sai chính tả và những lỗi chính tả phổ biến mà các bạn rất hay gặp trong cách sử dụng tiếng việt, các bạn tham khảo thêm Dãn hay Giãn, Co dãn hay Co giãn, Thư dãn hay Thư giãn hay Giày hay giầy, dang tay hay giang tay, dì hay gì đúng chính tả? hay Rẻ rách hay giẻ rách, ra nhập hay gia nhập. Mong rằng sẽ thật bổ ích cho các bạn.
Từ khóa » Cho Nên
-
Nghĩa Của Từ Cho Nên - Từ điển Việt
-
Cho Nên - Wiktionary
-
Nghĩa Của "cho Nên" Trong Tiếng Anh - Từ điển Online Của
-
Từ điển Tiếng Việt "cho Nên" - Là Gì?
-
'cho Nên' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Cho Nên Nghĩa Là Gì?
-
Cho Nên (Vietnamese): Meaning, Translation - WordSense Dictionary
-
→ Cho Nên, Phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh, Câu Ví Dụ | Glosbe
-
What Is The Difference Between "cho Nên " And "nên ... - HiNative
-
Nên Chờ Hay Nên Quên - Phan Duy Anh ( MV Official Lyrics )
-
Tẩy Giun Cho Chó Và Những điều Bạn Cần Phải Biết - Pet Mart
-
Hiện Tượng ù Tai Trái Kéo Dài: Chớ Nên Coi Thường
-
Tại Sao Nên Cho Con Học Trường Quốc Tế? - Scotch AGS