Phân Biệt Nguồn Vốn Với Sử Dụng Vốn - Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn
Có thể bạn quan tâm
Phân biệt nguồn vốn với sử dụng vốn
Phạm Trần
(TBKTSG) - Một số phát biểu trả lời phỏng vấn trong bài “Không chỉ có các nguồn truyền thống” (TBKTSG số ra ngày 13-1-2011) đã có sự nhầm lẫn trong cách hiểu về nguồn vốn và sử dụng vốn.
Những phát biểu này đề cập cách công ty tăng nguồn vốn (bao gồm nợ và vốn chủ sở hữu) thông qua tăng nguồn ngoại sinh và nội sinh. Những nguồn này được gọi là “những nguồn cung vốn truyền thống”. Sau đó, bài viết cho rằng “ngoài những cách tăng vốn truyền thống nêu trên, vẫn còn nhiều cách tăng khác mà có thể doanh nghiệp ít nghĩ đến”.
Ai có kiến thức tài chính đều biết, như thể hiện trên bản cân đối kế toán, doanh nghiệp có hai nguồn vốn là nợ và vốn chủ sở hữu. Cho nên, đọc đến đây hẳn nhiều người sẽ nghĩ “nguồn cung vốn không phải truyền thống” sắp nói đến sẽ là một nguồn vốn mới ngoài hai nguồn đó. Thế nhưng, qua các đề xuất cụ thể thì hóa ra đấy là các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng vốn do giảm quy mô hoạt động và cơ cấu lại hợp lý tài sản doanh nghiệp để không cần tăng các nguồn vốn nói trên.
Như vậy, ở đây có sự nhầm lẫn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp đòi hỏi phải quản trị các loại tài sản và cơ cấu của chúng sao cho hiệu quả nhất để tránh lãng phí và giảm thiểu chi phí vốn. Những công việc đó tuy có liên quan tới nguồn vốn, song không phải là tăng nguồn vốn mà là giảm nhu cầu sử dụng vốn.
Ngoài ra, đề xuất trong bài viết “cũng có thể tăng vốn bằng cách giảm lợi nhuận kỳ vọng nhưng vẫn giữ quy mô sản xuất, thậm chí chấp nhận hòa vốn để giữ nhân viên và thực hiện tái cấu trúc. Lãi của doanh nghiệp ở đây là có thể tái cấu trúc được hoạt động của mình” rất khó hiểu và mâu thuẫn.
Vì rằng lãi của doanh nghiệp trong tương lai là không chắc chắn, có nhiều khả năng có thể xảy ra với phân phối xác suất nhất định, nên mới có khái niệm lãi kỳ vọng (expected return). Đây chính là lãi trung bình, tính trên các khả năng lãi có thể có và phân phối xác suất của các khả năng đó. Như vậy, giảm lãi kỳ vọng thì chẳng thể nào làm tăng vốn. Nếu quy mô sản xuất không tăng nên kết quả là (1) lợi nhuận kỳ vọng không tăng và (2) không có nhu cầu tăng thêm vốn.
Thế thì không có nhu cầu tăng vốn là hệ quả của việc không tăng quy mô sản xuất (lập luận này trùng với đề xuất thứ nhất là “giảm quy mô sản xuất”). Nó chẳng liên quan gì với việc giảm lợi nhuận kỳ vọng. Thế nhưng, dưới góc độ khác, nếu coi lợi nhuận để lại là nguồn nội sinh thì tăng (chứ không phải giảm) lãi kỳ vọng mới có thể làm tăng vốn cho doanh nghiệp trong tương lai. Lúc đó tình huống “lãi của doanh nghiệp ở đây là có thể tái cấu trúc được hoạt động của mình” mới có thể xảy ra.
Từ khóa » Sử Dụng Vốn Và Nguồn Vốn
-
Vốn Là Gì? Nguồn Vốn Là Gì? Phân Loại Vốn Và Nguồn Vốn
-
Nguồn Vốn Là Gì, Các Phương Thức Huy động Vốn Của Doanh Nghiệp
-
Khái Niệm Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Và 5 Nhân Tố Ảnh Hưởng
-
Vốn Là Gì? Các Loại Nguồn Vốn Trong Doanh Nghiệp Hiện Nay
-
Quy định Nguồn Vốn Và Sử Dụng Vốn Của Công Ty Bảo Hiểm?
-
Vốn Là Gì ? Đặc Trưng, Vai Trò Và Phân Loại Vốn Theo Quy định Pháp ...
-
Nguyên Tắc Huy động Vốn Và Sử Dụng Vốn Của DATC - Tài Chính
-
Cách Phân Tích Tình Hình Huy động Vốn Và Sử Dụng Vốn Từ Một Thực Tế
-
7 CÁCH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG HIỆU QUẢ - PACE
-
Nên đầu Tư Sinh Lời Dài Hạn Hay Ngắn Hạn Là Tốt Nhất - Manulife
-
5 Cách SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HIỆU QUẢ Không Phải Ai Cũng Biết
-
Tài Sản Và Nguồn Vốn Trong Kế Toán - Thành Lập Công Ty Online
-
Cơ Chế Giám Sát Hoạt động Góp Vốn Và Sử Dụng Vốn Của Nhà đầu Tư ...