Quy định Nguồn Vốn Và Sử Dụng Vốn Của Công Ty Bảo Hiểm?
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay như chúng ta đã biết thì các doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập khá nhiều dựa trên nhu cầu bảo hiểm của con người hiện nay với các đối tượng được bảo hiểm rất đa dạng, chính vì thế nên thu hút được rất nhiều người tham gia. Với tiềm năng như vậy thì doanh nghiệp bảo hiểm cần có nguồn vốn đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ chi trả đối với hợp đồng bảo hiểm. Vậy cụ thể pháp luật quy định nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty bảo hiểm. Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật kinh doanh bảo hiểm 2019
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Quy định nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty bảo hiểm
1.1. Quy định về nguồn vốn của công ty bảo hiểm
Căn cứ theo quy định tại điều 94. Vốn pháp định, vốn điều lệ Luật kinh doanh bảo hiểm 2019 quy định cụ thể như sau:
1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định.
Căn cứ dựa trên quy định này vốn pháp định và vốn điều lệ là 02 nguồn vốn của công ty bảo hiểm theo đó chúng ta có thể hiểu vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm đó là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp bảo hiểm. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Nguồn vốn pháp định này được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Ngoài ra khi nhắc tới vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm có thể hiểu là một phần rất quan trọng khi đăng ký thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Nhưng hiện nay để thực hiện đúng theo quy định thì có rất ít các cá nhân biết rõ vốn điều lệ là gì và những ảnh hưởng của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp khi đi vào hoạt động. Đây được xem là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty bảo hiểm.
1.2. Quy định về sử dụng vốn của công ty bảo hiểm
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 98 Đầu tư vốn Luật kinh doanh bảo hiểm 2019 quy định cụ thể như sau:
2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
c) Kinh doanh bất động sản;
d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
Như vậy chúng ta có thể thấy pháp luật quy định về việc sử dụng vốn của doanh nghiệp bảo hiểm cụ thể là với số vốn nhàn dỗi của doanh nghiệp bảo hiểm có thể hiểu vốn nhàn dỗi ở đây là một khoản tiền do chúng ta tích lũy và không có nhu cầu dùng đến trong một khoảng thời gian nhất định có thể là đối với thời gian ngắn hoặc dài, theo đó thì nguồn tiền này cũng không được xem là nguồn tiền dự phòng vì chúng ta cũng đã chuẩn bị muồn khoản dư cho vấn đề này trước đó thì đây chính là vốn nhàn rỗi. Vốn nhàn rỗi được sử dụng với mục đích tiết kiệm hoặc đầu tư, và đối với doanh nghiệp bảo hiểm cũng vậy.
Theo quy định như trên thì công ty bảo hiểm sẽ sử dụng vốn nhàn dỗi để đầu tư vào các lĩnh vực được phép như mua trái phiếu Chính phủ, Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, Kinh doanh bất động sản, Góp vốn vào các doanh nghiệp khác, Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng…ngoài những lĩnh vực quy định này thì vốn nhàn dỗi của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không được đầu tư vào các lĩnh vực khác.
2. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
Căn cứ theo quy định tại điều 62. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm Nghị định Số: 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định cụ thể như sau:
Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc thông qua ủy thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
2.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài:
+ Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;
+ Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
+ Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
+ Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 10% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Như vậy thông qua quy định này chúng ta có thể thấy doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài có thể đầu tư vốn nhàn dỗi của công ty bảo hiểm để tham gia các hoạt động trái phiếu như trên. Theo đó công ty bảo hiểm sẽ mua trái phiếu chính phủ đây là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.
Bên cạnh đó còn có thể sử dụng vốn nhàn dỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm để Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp…có thể thấy cổ phiếu là một loại tài sản đặc biệt, là kênh đầu tư có tiềm năng lớn nên doanh nghiệp bảo hiểm có thể tham gia để tăng thêm lợi nhuận cho công ty và các giá trị kinh tế khác.2.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:
+ Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;
+ Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
+ Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
+ Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
+ Góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Như vậy theo như quy định này thì đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe có thể Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm để thực hiện các hoạt động như chúng tôi đưa ra ở quy định trên với mục đích sinh lợi nhuận và duy trì hoạt động cả doanh nghiệp bảo hiểm, ngoài ra pháp luật còn cho phép doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe được góp vốn vào doanh nghiệp khác để hoạt động kinh doanh, tuy nhiên số vốn được góp theo quy định tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm tự nguyện, giúp chi trả một phần hay toàn bộ chi phí điều trị các các cơ sở y tế cụ thể là nằm trong danh sách bệnh viện, phòng khám trong hợp đồng khi người được bảo hiểm bị đau ốm. theo đó doanh nghiệp này cũng có thể thực hiện các quyền đầu tư vốn với các lĩnh vực như trên.
2.3. Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm:
+ Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ: Thực hiện theo quy định.
+ Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe.
Như vậy với loại doanh nghiệp tái bảo hiểm thì có thể sử dụng hình thức đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật quy định cụ thể. Hiện nay doanh nghiệp tái bảo hiểm cũng rất phổ biến, đây là hình thức mà các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng nhằm chuyển một phần trách nhiệm bảo hiểm cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác, dựa trên cơ sở nhượng lại chi phí bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm.
Trên thực tế thì tái bảo hiểm được xem như là phương thức phân tán rủi ro bằng cách chuyển nhượng một phần trách nhiệm bảo hiểm cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác thông qua một hợp đồng bảo hiểm khác.Hay chúng ta cũng có thể hiểu thành đối tượng được bảo hiểm. Trong trường hợp này, người được bảo hiểm sẽ chỉ cần biết doanh nghiệp bảo hiểm cho mình, còn hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp tái bảo hiểm, người được bảo hiểm không có trách nhiệm liên quan đến hợp đồng này.
Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty bảo hiểm” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Từ khóa » Sử Dụng Vốn Và Nguồn Vốn
-
Vốn Là Gì? Nguồn Vốn Là Gì? Phân Loại Vốn Và Nguồn Vốn
-
Nguồn Vốn Là Gì, Các Phương Thức Huy động Vốn Của Doanh Nghiệp
-
Khái Niệm Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Và 5 Nhân Tố Ảnh Hưởng
-
Phân Biệt Nguồn Vốn Với Sử Dụng Vốn - Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn
-
Vốn Là Gì? Các Loại Nguồn Vốn Trong Doanh Nghiệp Hiện Nay
-
Vốn Là Gì ? Đặc Trưng, Vai Trò Và Phân Loại Vốn Theo Quy định Pháp ...
-
Nguyên Tắc Huy động Vốn Và Sử Dụng Vốn Của DATC - Tài Chính
-
Cách Phân Tích Tình Hình Huy động Vốn Và Sử Dụng Vốn Từ Một Thực Tế
-
7 CÁCH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG HIỆU QUẢ - PACE
-
Nên đầu Tư Sinh Lời Dài Hạn Hay Ngắn Hạn Là Tốt Nhất - Manulife
-
5 Cách SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HIỆU QUẢ Không Phải Ai Cũng Biết
-
Tài Sản Và Nguồn Vốn Trong Kế Toán - Thành Lập Công Ty Online
-
Cơ Chế Giám Sát Hoạt động Góp Vốn Và Sử Dụng Vốn Của Nhà đầu Tư ...