Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Vốn điều Lệ Và Vốn Pháp định

Vốn là một phần không thể thiếu khi thành lập công ty. Vậy đối với doanh nghiệp sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định thể hiện như thế nào?

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Vốn pháp định là gì?

Theo Luật doanh nghiệp 2005, Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp tới Luật doanh nghiệp 2014 thì khái niệm vốn pháp định không còn được cụ thể trong luật.

Tuy nhiên có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu theo yêu cầu của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện . Hiện nay vốn pháp định thường được yêu cầu trong các văn bản luật chuyên ngành với từng ngành nghề cụ thể.

Ví dụ: Với ngành nghề kinh doanh bất động sản phải đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng theo điều kiện kinh doanh bất động sản; Ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ vốn pháp định 2 tỷ.

Sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệVốn pháp định
  • Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ.
  • Không có quy định cụ thể về số tối thiểu cũng như tối đa
  • Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký
  • Các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp hoặc cam kết góp tùy từng loại hình doanh nghiệp
  • Không được nhỏ hơn vốn pháp định với các ngành nghề có điều kiện tương ứng
  • Quy định tối thiểu với từng ngành nghề
  • Phải đáp ứng đủ khi hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện
  • Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh.
  • Một số trường hợp phải ký quỹ theo quy định

Từ trên, có thể hiểu vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp thì các thành viên, cổ đông cam kết góp trong thời gian nhất định để kinh doanh, nhưng nếu công ty dự định thành lập có những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định (như bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm,…) thì đầu tiên vốn góp vào công ty của các thành viên, cổ đông sáng lập tối thiểu phải bằng vốn quy định của pháp luật về kinh doanh ngành, nghề có điều kiện đó.

Trên đây là bài viết phân biệt sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định. Nếu cần tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ Lawkey.

Từ khóa » Ví Dụ Vốn Pháp định Là Gì