Vốn Pháp định Là Gì? Vốn Pháp định Có Phải Là Vốn điều Lệ Hay Không?
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo tuân theo những quy định tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,... Để giải đáp được cho bạn đọc về tất cả các vấn đề liên quan đến các vấn đề này, Luật Quang Huy đã bổ sung đường dây nóng tư vấn luật doanh nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi qua hotline 033.804.6588 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp!
Tổng số người đã liên hệ hotline: 1.095
Đối với doanh nghiệp Việt Nam thì thông thường mọi người đã quen với khái niệm: Vốn pháp định, vốn điều lệ.
Hai loại vốn này thường được ghi và hiển thị trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thực tế hiện nay nhiều người vẫn còn mơ hồ về thông tin và nhầm lẫn nhiều giữa vốn pháp định và vốn điều lệ.
Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi bàn về vấn đề: “Vốn pháp định là gì? Vốn pháp định có phải là vốn điều lệ hay không?”
Tổng quan về bài viết
- 1. Vốn pháp định là gì?
- 2. Vốn pháp định có phải là vốn điều lệ hay không?
- 3. Phân biệt vốn pháp định với vốn điều lệ
- 3.1 Về cơ sở xác định
- 3.2 Về mức vốn
- 4. Cơ sở pháp lý
1. Vốn pháp định là gì?
Khái niệm “vốn pháp định” được ghi nhận tại Luật doanh nghiệp 2005 “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”.
Tuy nhiên, tới Luật doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành thì khái niệm vốn pháp định không còn được quy định cụ thể.
Tuy nhiên có thể hiểu, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu theo yêu cầu của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và hình thức kinh doanh mang rủi ro cao.
Hiện nay vốn pháp định thường được yêu cầu trong các văn bản luật chuyên ngành với từng ngành nghề cụ thể
Vốn pháp định là gì
Ví dụ: Với ngành nghề kinh doanh bất động sản phải đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng theo điều kiện kinh doanh bất động sản
Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
- Ngành nghề kinh doanh bất động sản vốn pháp định 6 tỷ;
- Ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ vốn pháp định 2 tỷ;
- Ngành nghề kinh doanh lữ hành quốc tế vốn pháp định 250 triệu;
- Ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ 2 tỷ;
- Vận tải hàng không, chứng khoán, bảo hiểm, tổ chức tín dụng, ngân hàng……cũng cần vốn pháp định khi thành lập.
2. Vốn pháp định có phải là vốn điều lệ hay không?
Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu do nhà đầu tư cùng góp vào công ty làm vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vốn pháp định không phải là vốn điều lệ bởi đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần (Điểm 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020).
Vốn điều lệ là lượng vốn mà doanh nghiệp phải có và được phép sử dụng theo điều lệ.
Doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ với cơ quan có thẩm quyền và phải công bố cho công chúng.
Đối với những doanh nghiệp có quy định vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có tăng hoặc giảm vốn điều lệ nhưng trong mọi trường hợp không được tự ý giảm vốn điều lệ xuống thấp hơn vốn pháp định.
Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đến mức tài sản của doanh nghiệp thấp hơn vốn điều lệ thì phần thua lỗ có thể được chuyển cho năm tài chính tiếp theo hoặc giảm vốn điều lệ.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì vốn pháp định đồng thời cũng là vốn điều lệ.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.
Chính phủ quy định mức vốn cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp trong nước hoạt động trong từng lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế quốc dân.
Ví dụ: Mức vốn pháp định cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh vận tải hàng không là 50 tỷ đồng; mức vốn pháp định cho hợp tác xã kinh doanh vận tải viễn dương, vận tải hàng không là 10 tỷ đồng…
Vốn pháp định là gì?
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định được xác định không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà dựa trên cơ sở tổng vốn đầu tư.
Luật đầu tư năm 2020 tại Việt Nam quy định mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp vốn đầu đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư, trừ những trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư.
Việc quy định mức vốn pháp định nhằm đảm bảo tối thiểu về tài sản của doanh nghiệp với bạn hàng, nhất là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dễ gây rủi ro cho bạn hàng; hạn chế tình trạng thành lập tràn lan doanh nghiệp không có vốn hoạt động.
Do đó, có thể xác định vốn điều lệ và vốn pháp định không phải là một.
Đây là hai loại vốn mà những người thành lập doanh nghiệp cần quan tâm khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp.
Trong đó, vốn điều lệ là do người thành lập doanh nghiệp đăng ký tự do, còn vốn pháp định là do pháp luật yêu cầu người thành lập doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ tối thiểu ở mức đó.
3. Phân biệt vốn pháp định với vốn điều lệ
Ngoài sự khác biệt về định nghĩa, vốn pháp định và vốn điều lệ khác nhau thể hiện ở một số tiêu chí sau:
3.1 Về cơ sở xác định
- Vốn điều lệ: Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ. Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Vốn pháp định: Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể.
Công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định.
3.2 Về mức vốn
- Vốn điều lệ: Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty.
Cần chú ý nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ khó tạo được niềm tin với khách hàng khi giao dịch, song nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực sẽ tác động tới nghĩa vụ tài chính của công ty
- Vốn pháp định: Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh.
Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh bất động sản vốn pháp định 6 tỷ; Cho thuê lại lao động yêu cầu vốn pháp định 2 tỷ đồng
Như vậy có thể thấy vốn điều lệ và vốn pháp định bản chất về tên gọi thì cùng là vốn góp trong công ty.
Tuy nhiên việc quy định cụ thể ngoài luật doanh nghiệp có thể quy định ở nhiều văn bản luật chuyên ngành khác nhau nhưng vẫn là các yếu tố quan trọng đối với một doanh nghiệp.
Đồng thời vốn pháp định và vốn điều lệ đôi khi cũng phản ánh được trách nhiệm của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp đối với đối tác của mình.
4. Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề Vốn pháp định là gì? Vốn pháp định có phải là vốn điều lệ hay không?
Hiện nay, công ty Luật Quang Huy là địa chỉ thành lập doanh nghiệp uy tín với đội ngũ tư vấn viên chuyên về lĩnh vực thành lập doanh nghiệp sẽ làm hài lòng khách hàng.
Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Ví Dụ Vốn Pháp định Là Gì
-
Vốn Pháp định Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Vốn Pháp định
-
Vốn Pháp định Là Gì? Phân Biệt Vốn Pháp định Và Vốn điều Lệ?
-
Vốn Pháp định Là Gì? Quy định Mới Nhất Về Vốn Pháp định
-
Vốn Pháp định Là Gì? Những điều Cần Biết Về Vốn Pháp định - Yuanta
-
Vốn Pháp định Là Gì Và Những Quy định Về Vốn Pháp định
-
Vốn điều Lệ Có Phải Là Vốn Pháp định Không? - LuatVietnam
-
Vốn Pháp định Là Gì? Phân Biệt Với Loại Vốn điều Lệ | Kế Toán Apolo
-
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Vốn điều Lệ Và Vốn Pháp định
-
Phân Biệt Vốn Pháp định Và Vốn điều Lệ - AZLAW
-
Phân Biệt Vốn Điều Lệ, Vốn Pháp Định, Vốn Đầu Tư, Vốn Góp Dự Án
-
Vốn điều Lệ Và Vốn Pháp định - Công Ty Luật Việt An
-
Vốn Pháp định Là Gì? - LawNet
-
Vốn Pháp định Là Gì? Vốn Pháp định Khác Gì So Với Vốn điều Lệ?
-
Vốn Điều Lệ Và Vốn Pháp Định Khác Nhau Như Thế Nào?