Vốn Pháp định Là Gì? Phân Biệt Vốn Pháp định Và Vốn điều Lệ?

Mục lục bài viết

Toggle
  • Vốn pháp định là gì?
  • Vốn pháp định tiếng Anh là gì?
  • Đặc điểm của vốn pháp định
  • Vốn điều lệ là gì?
  • Đặc điểm của vốn điều lệ
  • Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ?
  • Ví dụ vốn pháp định của 1 số ngành nghề kinh doanh phổ biến hiện nay
  • Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
  • Vốn điều lệ phải lớn hơn vốn pháp định dụng hay sai?
  • Các ngành nghề kinh doanh không cần vốn pháp định?

Khi thực hiện đăng ký kinh doanh nhiều doanh nghiệp sẽ có nhiều băn khoăn và thắc mắc về các loại vốn bắt buộc, trong đó phải kể đến 02 loại vốn phổ biến được quy định trong pháp luật Việt Nam là vốn pháp định và vốn điều lệ. Vậy vốn pháp định là gì? Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là một số vốn mà doanh nghiệp ít nhất phải có khi tham gia kinh doanh một trong những ngành nghề kinh doanh nhất định theo quy định của pháp luật.

Vốn pháp định tiếng Anh là gì?

Vốn pháp định tiếng Anh là Legal Capital

Đặc điểm của vốn pháp định

Vốn pháp định có những đặc điểm sau:

– Vốn pháp định dựa vào ngành nghề kinh doanh, hay nói cách khác tùy vào ngành, nghề khác nhau mà tương ứng với nó là mức vốn pháp định khác nhau.

– Vốn pháp định chủ yếu được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành hoặc văn bản dưới luật như nghị định, thông tư…

– Trong thời gian hoạt động kinh doanh, số vốn sở hữu phải phù hợp với vốn pháp định và không được thấp hơn so với vốn pháp định.

– Thời điểm cấp vốn pháp định: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

– Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định.

Hiện nay, để đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 với mục đích hiện thực hóa việc tự do trong kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm nên vốn pháp định không còn là một điều khoản được quy định trong luật doanh nghiệp và chỉ được áp dụng trong một số ngành, nghề.

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Vốn điều lệ sẽ có các cách định nghĩa khác nhau theo loại hình công ty, theo đó;

– Đối với Công ty TNHH, công ty hợp danh:

Vốn điều lệ là tổng số tài sản đã được góp hoặc đã được thỏa thuận về mức góp của các thành viên khi thành lập công ty được ghi nhận trong điều lệ của công ty

– Đối với Công ty cổ phần:

Vốn điều lệ là số vốn dựa trên tổng mệnh giá cổ phần được các cổ đông và nhà đầu tư đăng ký mua và đã được công ty bán trên thực tế.

Đặc điểm của vốn điều lệ

Vốn điều lệ có những đặc điểm sau đây:

– Vốn điều lệ có thể là các loại tài sản như tiền có mệnh giá Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị về quyền sở hữu trí tuệ, các tài sản trong điều lệ.

– Vốn điều lệ dựa trên số vốn góp hoặc cam kết góp của các thành viên, điều đó có nghĩa vốn điều lệ không dựa trên quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần điều chỉnh số vốn này một cách hợp lý để không chỉ thể hiện được tiềm lực tài chính của mình mà còn tránh việc gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ?

Vốn pháp định và vốn điều lệ tưởng chừng như giống nhau, tuy nhiên 02 loại này lại có sự khác biệt đáng kể chính vì vậy, Luật Hoàng Phi xin phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ như sau:

Tiêu chí

Vốn pháp định

Vốn điều lệ

Quy định về mức vốn

Phải có mức vốn tối thiểu đối với một ngành, nghềKhông yêu cầu về mức tối thiểu hay tối đa, tuy nhiên không được thấp hơn so với vốn pháp định đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Thời hạn

Phải đáp ứng đủ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiệnThực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký

Văn bản quy định

Trong các văn bản chuyên ngành hoặc các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hànhTrong điều lệ công ty, ghi rõ số vốn góp của các thành viên

Cơ sở áp dụng

Áp dụng đối với từng ngành nghề kinh doanh cụ thểÁp dụng với hình thức doanh nghiệp, cụ thể khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ.

Các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm góp vốn với từng loại hình doanh nghiệp

Thay đổi vốn

Mang tính cố định đối với ngành, nghề nhất địnhCó thể thay đổi trong quá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ví dụ vốn pháp định của 1 số ngành nghề kinh doanh phổ biến hiện nay

Theo quy định của một số văn bản chuyên ngành và văn bản dưới luật, đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng về vốn pháp định mới được tham gia hoạt động kinh doanh. Do đó, Luật Hoàng Phi xin giới thiệu một số ngành nghề đòi hỏi mức vốn pháp định tối thiểu cụ thể như sau:

1/ Kinh doanh bất động sản

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP thì chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định tối thiểu là 20 tỷ đồng.

2/ Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Điều kiện về vốn pháp định để thực hiện kinh doanh ngành, nghề này là hai tỷ đồng và trong quá trình hoạt động phải không thấp hơn mức vốn pháp định tại điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP.

3/ Kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp

Để đủ điều kiện đăng ký kinh doanh ngành, nghề này thì doanh nghiệp phải đáp ứng mức vốn từ 10 tỷ đồng trở lên được quy định điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.

4/ Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức

Vốn pháp định cho ngành, nghề kinh doanh này điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2018, Chủ thể hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy phép kinh doanh thì phải đáp ứng có số tài sản tối thiểu là 80.000 SDR.

5/ Kinh doanh hoạt động mua bán nợ được thực hiện theo nghị định 69/2016.

– Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ thì mức vốn pháp định tối thiểu là 5 tỷ đồng theo Khoản 2 Điều 6.

– Nếu chủ thể hoạt động trong lĩnh vực mua bán nợ thì mức vốn pháp định tối thiểu là 100 tỷ đồng theo Khoản 2 Điều 7.

– Nếu chủ thể hoạt động trong lĩnh vực sàn giao dịch nợ thì mức vốn pháp định tối thiểu là 500 tỷ đồng theo khoản 2 Điều 8.

Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

Ngành nghề

Văn bản

Vốn pháp định

Đối tượng

1.

Kinh doanh bất động sản

Điều 03 Nghị định 76/2015 /NĐ-CP20 tỷ đồng
2.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành

Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP100 triệu đồngKinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
250 triệu đồngKinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
500 triệu đồngKinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài
500 triệu đồngKinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài
3.

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP2 tỷ đồng
4.

Cho thuê lại lao động

Điều 05 Nghị định 29/2019 /NĐ-CPKý quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
5.

Dịch vụ việc làm

Điều 10 Nghị định 

52 /2014/NĐ-CP

Ký quỹ 300 triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính
6.

Bán hàng đa cấp

Điều 7 Nghị định 40/2018/ NĐ-CP 

10 tỷ đồng
7.

Sở Giao dịch hàng hóa

Điều 8 Nghị định 51/2018/NĐ-CP150 tỷ đồng
8.

Sở Giao dịch hàng hóa

Điều 17 Nghị định 51/2018/NĐ-CP5 tỷ đồngThành viên môi giới
9.

Sở Giao dịch hàng hóa

Điều 21 Nghị định 51/2018/NĐ-CP75 tỷ đồngThành viên kinh doanh
10.

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

Điều 23 Nghị định 68/2018/NĐ-CPKý quỹ 10 tỷ đồng, nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi
11.

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Điều 24 Nghị định 68/2018/NĐ-CPKý quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
12.

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng

Điều 25 Nghị định 68/2018/NĐ-CPKý quỹ 7 tỷ đồng nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
13.

Thành lập trường trung cấp sư phạm

Điều 78 Nghị định 46/2017/NĐ-CP 

Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 50 tỷ đồng
14.

Thành lập trường cao đẳng sư phạm

Điều 78 Nghị định 46/2017/NĐ-CPVốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 100 tỷ đồng
15.

Thành lập trường đại học tư thục

Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CPTrên 500 tỷ đồng
16.

Dịch vụ bảo vệ

Điều 11 Nghị định 96/2016/NĐ-CP1.000.000 USDCơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam
17.

Văn phòng Thừa phát

Điều 18 Nghị định 61/2009/NĐ-CPKý quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng
18.

Kinh doanh sản xuất phim

Điều 03 Nghị định 142/2018/NĐ-CP200 triệu đồng
19.

Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm

Điều 7 Nghị định  73/2016/NĐ-CP 

Tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phépTổ chức Việt Nam
20.

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe

Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP300 tỷ
21.

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh

Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP350 tỷ
22.

Kinh doanh bảo phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh

Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP400 tỷ
23.

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe

Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP600 tỷ
24.

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí

Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP800 tỷ
25.

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí

Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP1000 tỷ
26.

Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe

Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP300 tỷ
27.

Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP400 tỷ
28.

Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP700 tỷ
29.

Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP1100 tỷ
30.

Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm

Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP4 tỷ
31.

Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm

Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP8 tỷ
32.

Kinh doanh vận chuyển hàng không

Trường hợp: Khai thác đến 10 tàu bay  với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế

Điều 8 Nghị định  92/2016/NĐ-CP700 tỷ
33.

Kinh doanh vận chuyển hàng không

Trường hợp: Khai thác đến 10 tàu bay  với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa

Điều 8 Nghị định  92/2016/NĐ-CP300 tỷ
34.

Kinh doanh vận chuyển hàng không

Trường hợp: Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế

Điều 8 Nghị định  92/2016/NĐ-CP1.000 tỷ
35.

Kinh doanh vận chuyển hàng không

Trường hợp: Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa

Điều 8 Nghị định  92/2016/NĐ-CP600 tỷ
36.

Kinh doanh vận chuyển hàng không

Trường hợp: Khai thác trên 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế

Điều 8 Nghị định  92/2016/NĐ-CP1.300 tỷ
37.

Kinh doanh vận chuyển hàng không

Trường hợp: Khai thác trên 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa

Điều 8 Nghị định  92/2016/NĐ-CP700 tỷ
38.

Kinh doanh cảng hàng không

Trường hợp: cảng hàng không nội địa

Điều 14 Nghị định 92/2016/NĐ-CP100 tỷ
39.

Kinh doanh cảng hàng không

Trường hợp:  cảng hàng không quốc tế

Điều 14 Nghị định 92/2016/NĐ-CP200 tỷ
40.

Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách

Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP30 tỷ
41.

Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa

Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP30 tỷ
42.

Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu

Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP30 tỷ
43.

Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển

Điều 04 Nghị định  147/2018/NĐ-CP50 tỷ
44.

Hoạt động thông tin tín dụng

Điều 01 Nghị định 57/2016/NĐ-CP30 tỷ
45.

Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ

Điều 06 Nghị định 69/2016/NĐ-CP5 tỷ
46.

Kinh doanh hoạt động mua bán nợ

Điều 07 Nghị định 69/2016/NĐ-CP100 tỷ
47.

Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ

Điều 08 Nghị định 69/2016/NĐ-CP500 tỷ
48.

Kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng

Điều 05 Nghị định 84/2016/NĐ-CP6 tỷ
49.

Môi giới chứng khoán

Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP25 tỷ
50.

Tự doanh chứng khoán

Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP50 tỷ
51.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán

Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP165 tỷ
52.

Tư vấn đầu tư chứng khoán

Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP10 tỷ
53.

Công ty quản lý quỹ tại Việt Nam, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam

Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP25 tỷ
54.

Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng

Điều 79 Nghị định 58/2012/NĐ-CP50 tỷ
55.

Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ

Điều 87 Nghị định 58/2012/NĐ-CP50 tỷ

Vốn điều lệ phải lớn hơn vốn pháp định dụng hay sai?

Theo quy định, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện, vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Vốn điều lệ có thể tăng, giảm trong quá trình hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của doanh nghiệp, còn vốn pháp định là một con số cụ thể và tối thiểu mà các thành viên phải góp

Các ngành nghề kinh doanh không cần vốn pháp định?

Đa phần ngành nghề kinh doanh đều không cần vốn pháp định khi tiến hành đăng ký kinh doanh, chúng tôi sẽ liệt kê 1 số ngành nghề cơ bản sau không cần vốn pháp định khi kinh doanh. Cụ thể:

– Kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu;

– Kinh doanh phân bón;

– Thành lập doanh nghiệp điện Ảnh;

– Bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của tổng đài về Vốn pháp định là gì? Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ?, nếu có bất kì thắc mắc hay các vấn đề cần giải đáp xin liên hệ trực tiếp với hotline Luật Hoàng Phi 0981.378.999 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Ví Dụ Vốn Pháp định Là Gì