PHÂN BÓN MIỀN NAM VỚI CÂY CÀ PHÊ TRONG MÙA KHÔ

1. Giới thiệu chung

Cây cà phê có tên khoa học: Coffea sp., thuộc Họ: Rubiaceae; Bộ: Gentianales.

Về tỷ lệ diện tích trồng hiện nay phổ biến nhất là cà phê chè (Coffea arabica) chiếm 9%, cà phê vối (Coffea robusta) chiếm 90%; cà phê mít hay cà phê Liberia (Coffea excelsa) với diện tích trồng 1%.

Theo số liệu thống kê đến năm 2020, diện tích quy hoạch Việt Nam có trên 690.000 ha dùng để canh tác cây cà phê. Trong đó khu vực Tây Nguyên có hơn 530.000 ha. Năng suất bình quân đạt 2,6-2,7 tấn/ha nhân (Robusta); 1,4-1,5 tấn/ha nhân (Arabica). Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ 2 thế giới sau Brazil.

Cà phê mùa khô mới bung hoa
Cà phê mùa khô mới bung hoa
2. Kỹ thuật canh tác cây cà phê với Phân bón Miền Nam

2.1. Giống, đất trồng và kỹ thuật trồng

– Giống: Một số giống được khuyến cáo có năng suất chất lượng như giống TR4; TR9; TRS1; giống cà phê Trường Sơn TS5 (xanh lùn); giống cà phê Eakmat; giống cà phê dây Thuận An, v.v.

– Đất trồng: Cà phê là cây không đòi hỏi khắt khe về đất nhưng để có năng suất cao và ổn định thì đất trồng cà phê cần có tầng dày trên 80cm, tơi xốp, thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình.

– Kỹ thuật trồng:

+ Cà phê chè khoảng 5.000 cây/ha, hàng cách hàng 2 m, cây cách cây 1 m. Nếu đất xấu có thể trồng dày hơn.

+ Cà phê vối (Robusta): 3,5×2,5 m tương ứng 1.330 cây/ha, trồng 1 cây trong 1 hố;

+ Cà phê mít: 4 x 3m, tương ứng 800 cây/ha.

– Thời vụ trồng: Trồng đầu mùa mưa là tốt nhất. Những vùng có nước tưới thì có thể trồng cuối mùa mưa nhưng phải đảm bảo đủ nước.

Cà phê được trồng theo mật độ khoảng cách theo từng giống
Cà phê được trồng theo mật độ khoảng cách theo từng giống

– Cách trồng:

+ Hố được đào sâu 25-30 cm, rộng 15-20 cm ở chính giữa hố đã được lấp trước, rạch túi ni-lon, nhẹ nhàng đặt cây vào giữa hố, điều chỉnh cây đứng thẳng, vừa lấp vừa dùng tay nén chặt đến ngang mặt bầu.

+ Trồng xong cần làm bồn tạo thành bờ xung quanh hố. Đặt bầu sao cho mặt bầu âm dưới mặt đất 7-10 cm để dễ đánh ổ gà, đắp bùn giữ nước cho cây.

+ Sau khi trồng cây xong phải thực hiện ngay việc chăm sóc bảo vệ cây: Đánh bồn, ủ gốc bằng rơm rạ, rác, cỏ thành vòng tròn, cách gốc 20 cm dày ít nhất 20 cm, trên phủ nhẹ một ít đất cho rác dẹp xuống. Phun thuốc bảo vệ thực vật để chống mối.

2.2. Bón phân cho cây cà phê trong mùa khô

a. Các sản phẩm phân bón gốc cho cây cà phê trong mùa khô

Cà phê thời kỳ kinh doanh sau thu hoạch thường có hiện tượng cành lá xác xơ hơn, nguyên nhân là sau kỳ nuôi trái cây bị thiếu dinh dưỡng. Việc bổ sung dinh dưỡng sau thu hoạch là cần thiết.

Sau thời gian thu hoạch cà phê, thời tiết khí hậu ở phía Nam đi vào mùa khô hạn. Chu kỳ mới cây cà phê bắt đầu hình thành đó là chuẩn bị cho quá trình nảy chồi và phân hóa mầm hoa. Ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào, nhu cầu về dinh dưỡng cũng cần đầy đủ thì về sau cây mới có thể cho sản lượng, năng suất cao. Việc kích hoạt bộ rễ là rất quan trọng, từ đó các thành phần dinh dưỡng được thông qua hệ thống của bộ rễ hấp thu được nhiều hơn. Sau thu hoạch, các tàn dư bệnh trong đất có thể tồn tại, việc tăng khả năng phòng vệ các bệnh hại trong đất là cần có. Do đó, cần có các sản phẩm phù hợp để cải thiện môi trường đất, cung cấp dinh dưỡng và tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt hơn.

Một sản phẩm phù hợp có thể sử dụng cho cây cà phê trong mùa khô là Phân hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P, với liều lượng bón từ 1,5-2 kg/cây.                                                                     

Phân hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P là một sản phẩm của Công ty cổ phần Phân bón Miền Nam, dạng phân bón sạch, được sản xuất từ 100% nguyên liệu thực vật, phù hợp trong canh tác G.A.P, có 55% Hữu cơ, Đạm tổng hợp từ tự nhiên, Acid Humic, Acid Fulvic, nấm Trichoderma .v.v…, góp phần tạo ra hệ sinh thái đất ổn định, gia tăng hiệu quả hoạt động của các yếu tố vi sinh vật có lợi, hạn chế các chủng nấm gây hại, hạn chế rữa trôi các yếu tố dinh dưỡng, kích thích khả năng ra rễ non nhiều hơn, cây trồng có bộ rễ khỏe hơn đồng thời hạn chế sự thoái hóa và bạc màu của đất trồng.

Phân hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P phục hồi cà phê trong mùa khô
Phân hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P phục hồi cà phê trong mùa khô

Để vườn cà phê đạt năng suất từ 3-4 tấn nhân/ha, ngoài bón phân hữu cơ cần kết hợp với các sản phẩm NPK chuyên dùng cho cà phê nhằm tăng khả năng nảy chồi mới và phân hóa mầm hoa ở giai đoạn này, cụ thể như sau:

Sử dụng một trong những sản phẩm sau: Phân bón Miền Nam NPK 20-5-5+15S+TE; NPK 20-5-6+15S+TE; NPK 22-4-4+13S+TE; Phân bón Miền Nam cho mùa khô vi lượng hay NPK 25-3-3+15S+TE. Có thể bón từ 1 đến 2 lần trong mùa khô, lần sau cách lần đầu 25-30 ngày.

Với công thức và thành phần hàm lượng NPK thích hợp cho cà phê trong mùa khô, cùng với hàm lượng đạm cao từ 20% đến 25%, hàm lượng lân, kali đảm bảo trong sự trao đổi chất ở kỳ đầu sinh trưởng, ngoài ra còn bổ sung các thành phần vi lượng, yếu tố tác động quan trọng đến thời điểm phân hóa mầm hoa, thụ phấn và đậu trái.

– Các sản phẩm Phân bón Miền Nam NPK 20-5-5+15S+TE, NPK 20-5-6+15S+TE là các sản phẩm có hàm lượng đạm lớn, có tác dụng giúp cho cây cà phê nảy chồi mạnh hơn. Thành phần vi lượng với hàm lượng Bo hỗ trợ cho việc thụ phấn đạt tỷ lệ thụ phấn cao hơn. Liều lượng bón từ 330-350 kg/ha/lần.

Sản phẩm Phân bón Miền Nam NPK 20-5-5+15S+TE, NPK 20-5-6+15S+TE bón cho cây cà phê trong mùa khô
Sản phẩm Phân bón Miền Nam NPK 20-5-5+15S+TE, NPK 20-5-6+15S+TE bón cho cây cà phê trong mùa khô

– Sản phẩm Phân bón Miền Nam mùa khô trung vi lượng là sản phẩm được bổ sung thành phần vi lượng rất cao. Hàm lượng đạm chiếm 21%, đảm bảo nhu cầu dinh lưỡng cho cây cà phê trong mùa khô. Hàm lượng Bo ở mức 2000 ppm, giúp cho quá trình tạo ra hạt phấn đồng đều và khỏe mạnh, tỷ lệ rụng trái non giảm thiểu. Hàm lượng kẽm ở mức 1000 ppm, tham gia sinh tổng hợp protein góp phần quan trọng trong giai đoạn sinh sản, cụ thể là quá trình phân hóa mầm hoa diễn ra tốt hơn, cây cà phê ra bông nhiều hơn. Sản phẩm sử dụng bón cho cây cà phê với liều lượng từ 300-330 kg/ha/lần.

Sản phẩm Phân bón Miền Nam Trung - Vi lượng bón mùa khô cây cà phê
Sản phẩm Phân bón Miền Nam Trung – Vi lượng bón mùa khô cây cà phê

– Sản phẩm Phân bón Miền Nam NPK 22-4-4+15S+TE có tác dụng tăng sinh khối nhanh, cây nảy chồi, cho bộ lá xanh và khỏe mạnh, tạo đà cho việc nuôi trái non, tỷ lệ rụng được hạn chế, với liều lượng bón từ 320-340 kg/ha/lần.

Sản phẩm Phân bón Miền Nam NPK 22-4-4+15S+TE bón mùa khô cây cà phê
Sản phẩm Phân bón Miền Nam NPK 22-4-4+15S+TE bón mùa khô cây cà phê

 – Sản phẩm Phân bón Miền Nam NPK 25-3-3+15S+TE, có hàm lượng đạm cao hơn gấp 8 lần lân và kali, giúp thúc đẩy quá trình nảy chồi và hỗ trợ quá trình quang hợp, giúp bộ lá xanh lâu hơn, cây có sức khỏe hơn để nuôi những đợt trái non thời kỳ đầu đậu trái. Liều lượng bón cho cây từ 300-320 kg/ha/lần.

Sản phẩm Phân bón Miền Nam NPK 25-3-3+15S+TE bón mùa khô cây cà phê
Sản phẩm Phân bón Miền Nam NPK 25-3-3+15S+TE bón mùa khô cây cà phê

Những sản phẩm trên đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, phối trộn theo tỷ lệ nhu cầu dinh dưỡng phù hợp với cây cà phê trong mùa khô. Hàm lượng đạm cao trong công thức cung cấp dinh dưỡng cho cây cà phê nhanh hồi phục, giúp cây đâm chồi, phân cành nhiều. Kết hợp với những thành phần trung lượng, vi lượng giúp cho quá trình ra hoa nhiều; sự thụ phấn đảm bảo hơn và giảm tỷ lệ rụng trái non.

Cách bón:

– Dóng thẳng tán lá xuống đất, xới đất với chiều rộng từ 15-20 cm, chiều sâu khoảng 5-10 cm hay gọi là mở bồn, kết hợp vét bồn rồi rải phân đều quanh mép bồn. Sau đó lấp đất làm giảm thất thoát phân bón.

– Các đợt chăm sóc tiếp theo phân bón sẽ được bón vào đầu mùa mưa, giữa và cuối mùa mưa, với những thành phần hàm lượng khác nhau.

b. Các sản phẩm Phân bón lá Yogen cho cây cà phê trong mùa khô

Thời kỳ sau thu hoạch, ngoài việc bổ sung phân bón gốc trong mùa khô, bà con nên sử dụng kèm theo các loại Phân bón lá Yogen nhằm hỗ trợ phục hồi cho cây cà phê. Các sản phẩm này có các thành phần được pha chế thích hợp theo từng nhu cầu, giai đoạn sinh trưởng của cây. Khi dưỡng cây sau thu hoạch, nên sử dụng các sản phẩm như Yogen β hay Yogen Kali Humate.    

Sản phẩm Phân bón lá Yogen β và Yogen Kali Humate
Sản phẩm Phân bón lá Yogen β và Yogen Kali Humate

Sau 2 kỳ dưỡng cây, cách nhau 10-15 ngày chuẩn bị giai đoạn phân hóa mầm hoa cà phê, tiếp tục phun Yogen 22, sau đó là Yogen 6.

Sản phẩm Phân bón lá Yogen 22 và Yogen 6
Sản phẩm Phân bón lá Yogen 22 và Yogen 6

Sau khi cây cà phê chuẩn bị nhú mầm hoa hoặc hoa chưa bung nụ thì sử dụng sản phẩm Yogen 32 có hàm lượng Canxi-Bo, hỗ trợ thụ phần, ra hoa, giảm tỷ lệ rụng trái non. Sau đó phun định kỳ 10-15 ngày sản phẩm Yogen No4.

Sản phẩm Phân bón lá Yogen 32 và Yogen No4
Sản phẩm Phân bón lá Yogen 32 và Yogen No4

Lưu ý: Tùy theo tính chất, đặc điểm của đất trồng và tình trang của cây trồng để có sự thay đổi, điều chỉnh lượng bón cho phù hợp.

3. Chăm sóc

Sau khi thu hoạch, cà phê cần phải được tỉa cành tạo tán, cắt bỏ những cành vô hiệu (cành tược). Việc loại bỏ sớm các cành sâu bệnh, cành già cỗi, cành vòi voi, cành vô hiệu và chồi vượt trên cây sau khi thu hoạch sẽ tránh được sự tiêu hao dinh dưỡng không cần thiết. Dinh dưỡng tập trung nuôi các cành khỏe mạnh còn lại trên cây, cây sẽ ra hoa, đậu quả tốt hơn.

Các tàn dư của cà phê như lá rụng, lá non do tỉa cành, vỏ quả cần được dọn sạch, ủ hoai vùi lấp vào cho đất. Sau khi bón phân là sẽ tưới nước đẫm để cà phê bung hoa đồng loạt.

Tỉa cành, bón phân, tưới nước cho cây cà phê mùa khô
Tỉa cành, bón phân, tưới nước cho cây cà phê mùa khô
4. Phòng trừ dịch bệnh tổng hợp

a. Các loại sâu và bệnh hại

– Các loại sâu rệp, tuyến trung gây hại: Rệp sáp (Pseudococus spp.), Ve sầu hại cà phê (Purana guttularis), Mọt đục cành (Xyleborus morstatti), Rệp muội, rệp vảy nâu, rệp vảy xanh, Sâu đục thân mình hồng (Zeuzera coffeara) Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes), Tuyến trùng, v.v.

– Các bệnh hại: Bệnh khô cành khô quả (Colletotrichum spp.), Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia sp. + Fusarium Oxysporum + Pythium sp.), Bệnh rỉ sắt (Hemileia vastatrix), Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor), v.v.

b. Biện pháp phòng trừ

– Biện pháp canh tác:

+ Tạo cho vườn cây thông thoáng, cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức chống chịu sâu bệnh, hạn chế sự lây lan của các loại bệnh gây rụng trái.

+ Vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên thu gom các cành, lá, hoa quả bị bệnh phơi khô đem đốt để ngăn ngừa sự phát triển nguồn bệnh.

+ Bón phân cân đối, hợp lý. Tăng cường bón phân chuồng hoai mục.

– Biện pháp sinh học, hóa học: Khi cây cà phê bị hiện tượng sâu hay bệnh gây hại cần phải quan sát kỹ do dinh dưỡng của cây hay do sâu, bệnh hại gây ra và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học hay hóa học theo đúng từng đối tượng dịch hại để hạn chế thiệt hại về năng suất, chất lượng về sau của cây cà phê.

                                                                                           Sưu tầm và biên tập

Lê Minh Giang

Từ khóa » Bón Sa Cho Cà Phê