PHÂN BÓN MIỀN NAM VỚI CÂY CÀ PHÊ TRONG MÙA MƯA
Có thể bạn quan tâm
1. Cây cà phê và nhu cầu sinh trưởng
Khi cây cà phê đã đến tuổi trưởng thành thì sẽ cho ra hoa trái, ở giai đoạn phát triển sinh thực, cà phê cần dinh dưỡng nhiều để phân hóa mầm hoa và sau đó là vào kỳ nuôi trái. Khu vực phía Nam nước ta, giai đoạn giữa và cuối mùa khô thường được bổ sung dinh dưỡng (phân bón cho mùa khô), tuy nhiên lượng dinh dưỡng này chỉ có thể đảm bảo cho kỳ sinh trưởng ngắn để phân hóa mầm hoa. Vào mùa mưa cà phê rất cần một lượng dinh dưỡng lớn để đáp ứng cho cây cà phê nuôi trái.
Cà phê khi bước vào kỳ cho hoa và trái, người ta còn gọi là cà phê thời kỳ kinh doanh. Theo một số nghiên cứu trong chu kỳ sinh trưởng một năm cho ra trái thì với năng suất bình quân 3 tấn cà phê nhân/ha, cây cà phê lấy đi khoảng 123 kg N; 16 kg P2O5; 150 kg K2O và nhiều chất trung vi lượng khác. Việc bón phân vào đất để cung cấp dinh dưỡng cho cà phê. Nhiều tài liệu cho rằng hiệu suất cây sử dụng chỉ đạt gần nửa lượng (nguyên chất) bón thậm chí chỉ đạt 20-25% như khi bón lân; nguyên nhân do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đất và đặc tính cây trồng. Vì vậy tùy vào loại đất mà ước tính để bù vào phần hao hụt khi cây sử dụng. Với những khuyến cáo khi sử dụng bón phân Phân bón Miền Nam, sẽ góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón trong cây.
2. Phân bón Miền Nam với cà phê mùa mưa
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực này cây có nhu cầu kali và đạm cao hơn so với lân. Ngoài ra, cà phê còn cần một lượng đáng kể các chất trung và vi lượng.
– Vào đầu mùa mưa, trước khi bón phân hóa học ít nhất 5-7 ngày, sử dụng phân hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P. Khi bón cần tạo rãnh 10-15 cm quanh mép tán cây; bón và vùi lấp đất quanh bồn có điều kiện thì tưới nước, liều lượng 0,7-1 kg/cây.
* Phân hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam, dạng phân bón sạch, được sản xuất từ 100% nguyên liệu thực vật, phù hợp trong canh tác G.A.P, có 55% Hữu cơ, Đạm tổng hợp từ tự nhiên, Acid Humic, Acid Fulvic, nấm Trichoderma .v.v., góp phần tạo ra hệ sinh thái đất ổn định, gia tăng hiệu quả hoạt động của các yếu tố vi sinh vật có lợi, hạn chế các chủng nấm gây hại, hạn chế rửa trôi các yếu tố dinh dưỡng, kích thích khả năng ra rễ non nhiều hơn, cây trồng có bộ rễ khỏe hơn đồng thời hạn chế sự thoái hóa và bạc màu của đất trồng.
– Vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5-6 dương lịch : Sử dụng Phân bón Miền Nam loại NPK 16-16-8-6S+TE; hoặc Phân bón Miền Nam NPK 16-8-16+5S+TE. Liều lượng sử dụng 0,4-0,5 kg/cây.
* Phân bón Miền Nam NPK 16-16-8-6S+TE và Phân bón Miền Nam NPK 16-8-16+5S+TE là những sản phẩm NPK được tạo ra từ dây chuyền tân tiến qua hệ thống tạo hạt hơi nước thùng quay. Với những công thức này phù hợp cho nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn nuôi trái đầu mùa mưa. Tùy theo tính chất cấu tạo loại đất và mức độ phát triển của cây mà có thể sử dụng. Với đất phún sét, hoặc cây lá có cảm quan không xanh thì nên dùng Phân bón Miền Nam NPK 16-16-8+6S+TE. Với cây phát triển bình thường thì sử dụng Phân bón Miền Nam NPK 16-8-16+5S+TE.
– Khi vào giữa mùa mưa khoảng tháng 7-8 dương lịch: Sử dụng Phân bón Miền Nam NPK 17-7-17+TE hoặc Phân bón Miền Nam NPK 18-5-18+4S+TE. Liều lượng 0,6-0,7 kg/cây. Những sản phẩm này cũng được tạo ra từ hệ thống tạo hạt hơi nước thùng quay nêu trên. Giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng cây cà phê cao hơn. Vì vậy với hai sản phẩm này NPK được tạo ra cao hơn, lượng bón cũng bón nhiều hơn, từ đó giúp cho cà phê phát triển trái lớn nhất. Hai sản phẩm có tính tương đồng nên có thể sử dụng một trong hai loại sản phẩm này.
– Giai đoạn gần cuối mùa mưa, khoảng tháng 8-9 dương lịch: Sử dụng Phân bón Miền Nam NPK 17-5-19+3S+TE hoặc Phân bón Miền Nam NPK 16-5-20+4S+TE. Liều lượng 0,5-0,6 kg/cây. Ở lần bón đợt sau cùng này hàm lượng đạm và kali có sự chênh lệch nhau. Kali đóng vai trò thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời tạo ra tính chống chịu cao hơn, kali giúp cho phẩm chất của hạt cà phê giai đoạn này chắc hơn, từ đó sẽ mang lại năng suất cà phê nhân tăng và phẩm cấp hạt đạt tỷ lệ cao. Tùy theo tính chất vùng đất hoặc khả năng canh tác mà chúng ta có thể sử dụng một trong hai loại trên.
– Ở giai đoạn đầu vụ chuẩn bị phân hóa mầm hoa và nuôi trái non, chúng ta có thể sử dụng một số loại phân bón lá Yogen Mitsuivina giúp cà phê đậu trái, nuôi trái như Yogen 32, Yogen No4.
3. Phòng trừ sâu bệnh hại
– Một số sâu bệnh hại hay xuất hiện trong mùa mưa:
+ Côn trùng gây hại: Rệp sáp(Pseudococus spp.); Mọt đục cành (Xyleborus morstatti); Rệp muội, rệp vảy nâu, rệp vảy xanh; Sâu đục thân mình hồng (Zeuzera coffeara); Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes); Tuyến trùng;
+ Bệnh hại: Bệnh khô cành khô quả (Colletotrichum spp.); Bệnh rỉ sắt (Hemileia vastatrix); Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor); Bệnh thối cổ rễ (Fusarium spp.); Thối nứt thân (Fusarium spp.); Bệnh vàng lá rụng trái cà phê;
Bệnh khô cành, khô quả, bệnh nấm hồng, bệnh vàng lá, tuyến trùng, nấm, ấu trùng ve sầu, mọt đục cành, mọt đục quả, rệp sáp cũng là các nguyên nhân gây ra hiện tượng vàng lá rụng trái cà phê hàng loạt. Nên sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để hạn chế và kiểm soát.
– Biện pháp canh tác:
+ Cắt tỉa các chồi vượt, cành trong tán, cành tăm, cành thừa để tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Tỉa những cành khô, già cỗi, cành bị sâu bệnh tạo cho vườn cây thông thoáng, cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức chống chịu sâu bệnh, hạn chế sự lây lan của các loại bệnh gây rụng trái.
+ Vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên thu gom các cành, lá, hoa quả bị bệnh phơi khô đem đốt để ngăn ngừa sự phát triển nguồn bệnh.
– Bón phân cân đối, hợp lý.
– Biện pháp hóa học (theo khuyến cáo và sản phẩm trong danh mục được lưu hành).
Khi cây cà phê có các hiện tượng sâu bệnh hại từ đó, tham khảo các chuyên gia ngành nông học và đưa ra giải pháp phòng trừ đúng từng đối tượng dịch hại để mang lại hiệu quả nhất.
Sưu tầm và biên soạn
Lê Minh Giang
Từ khóa » Bón Sa Cho Cà Phê
-
Kỹ Thuật Bón Phân Hiệu Quả Cho Cây Cà Phê
-
Hướng Dẫn Lựa Chọn Phân Bón Npk Cho Cây Cà Phê Trong Từng Giai ...
-
Quy Trình Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê
-
Hướng Dẫn Bón Phân Cho Cà Phê Vào Mùa Mưa | Kỹ Thuật Nhà Nông
-
Bón Phân Cho Vườn Cà Phê Vào Mùa Mưa ở Tây Nguyên
-
Bón Phân Hợp Lý để Canh Tác Cà Phê Bền Vững - Bản Tin Bình Điền
-
5 Loại Phân Bón Vô Cơ Cho Cây Cà Phê Bà Con Nên Biết Và Hướng Dẫn ...
-
Phương Pháp Bón Phân Cho Cây Cà Phê
-
Bón Phân Cho Cà Phê Mùa Mưa ở Tây Nguyên
-
Bón Phân Cân đối, Hiệu Quả Cho Cây Cà Phê
-
Bón Phân Cho Cà Phê Giai đoạn Nuôi Trái Cuối Cùng
-
Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Cà Phê - Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học
-
Chú ý Bón Phân Hiệu Quả Cho Cây Cà Phê Vào Mùa Khô
-
PHÂN BÓN CHO CÀ PHÊ
-
[PDF] Kỹ Thuật Sản Xuất Cà Phê Vối Bền Vững Và Tái - Global Coffee Platform
-
Liều Lượng Và Thời điểm Bón Phân Cho Cây Cà Phê Kinh Doanh
-
PHÂN BÓN MIỀN NAM VỚI CÂY CÀ PHÊ TRONG MÙA KHÔ