Phân Loại Công Ty Cổ Phần Hiện Nay Tại Việt Nam Mới Nhất - Phamlaw
Có thể bạn quan tâm
Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành không phân loại các loại hình công ty cổ phần. Do đó, việc phân loại các công ty cổ phần trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo.
1. Công ty cổ phần nội bộ
Công ty cổ phần nội bộ (Private Company hoặc private held corporation) là công ty chỉ phát hành cổ phiếu trong số những người sáng lập ra công ty, những cán bộ, công nhân viên trong công ty và các pháp nhân là những đơn vị trực thuộc, những đơn vị trong cùng tập đoàn của đơn vị sáng lập. Đây là loại cổ phiếu ký danh không được chuyển nhượng hoặc chỉ được chuyển nhượng theo 1 số điều kiện nhất định trong nội bộ công ty. Việc tăng vốn của công ty rất hạn chế, như chỉ được vay vốn từ các tổ chức tín dụng hoặc tích lũy từ nội bộ công ty.
Công ty cổ phần nội bộ thường là công ty nhỏ, mới được thành lập, số lượng cổ đông ít. Cổ đông của công ty cổ phần nội bộ thường là người quen biết nhau, cùng góp vốn kinh doanh hoặc là các cổ đông tổ chức nắm phần lớn cổ phần của công ty (trong trường hợp đây là một công ty con). Việc chuyển quyền sở hữu cổ phiếu cũng được tiến hành nội bộ giữa các cổ đông này.
Công ty cổ phần nội bộ bị hạn chế về nhiều mặt, cổ phiếu chỉ được mua bán nội bộ giữa các cổ đông, số lượng ít sẽ không tận dụng được tối đa thế mạnh của loại hình công ty này. Hơn nữa sẽ gặp khó khăn nếu nhu cầu vốn quá lớn mà các cổ đông hiện tại không đáp ứng được. Do đó hầu hết các công ty cổ phần nội bộ sẽ tiếp tục phát triển thành công ty cổ phần đại chúng để có thể huy động vốn 1 cách tối đa thông qua hình thức phát hành cổ phiếu ra công chúng.
2. Công ty cổ phần đại chúng
Như đã nói phần trên, công ty cổ phần nội bộ có thể được xem là giai đoạn “tích lũy” để chuẩn bị cho giai đoạn trưởng thành trở thành công ty cổ phần đại chúng khi doanh nghiệp có yêu cầu phát triển lớn mạnh. Và bước phát triển này được tiến hành khi doanh nghiệp chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng (Initial public offering – IPO)
Công ty cổ phần đại chúng (public company) là công ty cổ phần có phát hành cố phiếu rộng rãi ra công chúng, bên cạnh những đối tượng nội bộ như công ty cổ phần nội bộ.
Phần lớn những công ty cổ phần mới thành lập bắt đầu từ những công ty cổ phần nội bộ. Đến khi công ty đã phát triển, danh tiếng đã lan rộng, hội tụ đầy đủ những yếu tố để phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng, trở thành một công ty cổ phần đại chúng.
Theo quy định Luật Chứng khoán 2019 thì công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong các loại hình sau:
- Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;
- Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;
- Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.
Và để thực hiện việc chào bán, doanh nghiệp phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật (doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng trở lên (tại thời điểm đăng ký chào bán) tính theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán; hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi và không lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; doanh nghiệp phải có được phương án phát hành và sử dụng vốn thu từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua).
Nói 1 cách dễ hiểu, công ty đại chúng là công ty cổ phần mà đã “phát hành cổ phiếu ra công chúng”. Và việc một công ty có là đại chúng hay không không hề đồng nghĩa với công ty quy mô lớn hay nhỏ. Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng được gọi là IPO, IPO được cho là thành công khi có ít nhất 02 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần.
Việc phát triển thành công ty đại chúng sẽ có thể sẽ mang lại một số bất lợi cho doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp chịu sự giám sát của các cổ đông mua cổ phần, có nghĩa vụ phải minh bạch toàn bộ thông tin về doanh nghiệp. Ngoài ra, việc phát hành cổ phiếu ra công chúng sẽ thay đổi cơ cấu cổ đông trong công ty, có thể đe dọa đến quyền kiểm soát của cổ đông lớn.
Tuy nhiên, khi đã trở thành 1 công ty đại chúng. Nó sẽ có những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy công ty hoạt động ngày càng hiệu quả, theo đó, sự tin tưởng của cổ đông mới hay công chúng sẽ đảm bảo cho những thàng công hơn của những đợt huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu sau này.
3. Công ty cổ phần niêm yết
Các công ty cổ phần đại chúng tiếp tục con đường đi lên của mình để có đủ điều kiện có thể niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán và sẽ trở thành công ty cổ phần niêm yết. Hàng hóa chứng khoán của họ sẽ được giao dịch trên các thị trường chứng khoán tập trung, họ trở thành những công ty cổ phần hàng đầu của quốc gia, có uy tín, danh tiếng và được hưởng nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và huy động vốn.
Mỗi nước, mỗi sở giao dịch có một tiêu chuẩn riêng đối với các công ty niêm yết tại sàn.
Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) được xem là sở giao dịch lớn nhất tại Mỹ, được biết đến nhiều nhất và có ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn thế giới. Việc niêm yết trên NYSE được xem như 1 giấy chứng nhận chất lượng cao nhất mà công ty có thể đạt được bởi các yêu cầu để niêm yết tại đây rất cao.
1 số điều kiện NESY:
– Giá thị trường của cổ phiếu do công chúng nắm giữ ít nhất là 100 triệu USD tính trên toàn cầu;
– Ít nhất 5000 cổ đông, mỗi cổ đông nắm giữ ít nhất 100 cổ phiếu;
– Thu nhập trước thuế thu nhập liên bang ít nhất là 2,5 triệu USD cho năm tài chính gần nhất và 2 triệu USD cho 2 năm tài chính kế trước đó.
Ngoài ra, để được niêm yết tại NESY còn phải đáp ứng thêm một số điều kiện như: Lợi ích công ty liên quan đến lợi ích quốc gia, thị trường cho sản phẩm, chiều hướng phát triển và sự ổn định…
Trên đây là nội dung bài viết có liên quan đến Phân loại công ty cổ phần. Bài viết có tham khảo sách “Luận giải về công ty cổ phần” do nhà xuất bản tư pháp. Quý khách hàng, Quý bạn đọc còn vướng mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm, vui lòng kết nối tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu của Luật Phamlaw. Để được hỗ trợ các dịch vụ như: Tư vấn pháp luật thường xuyên, tư vấn hợp đồng, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh..v..v..vui lòng gọi 097 393 8866 hoặc 091 611 0508. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
—————————–
Phòng tư vấn pháp lý doanh nghiệp và đầu tư – Luật Phamlaw
Xem thêm:
- Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty cổ phần mới nhất
- Các quy định trong điều lệ của công ty cổ phần
- Tách và gộp cổ phiếu trong công ty cổ phần
5/5 - (1 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
- Có quyền được sang tên khi được tặng cho quyền sử dụng đất bằng miệng và nay chủ sử dụng đất đã chết không ?
- Hồ sơ, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất tại Ủy ban Nhân dân
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính và thủ tục xóa nợ trên Giấy chứng nhận
- Thông tư liên tịch số Số: 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 26 tháng 6 năm 2013
- Biểu mẫu-Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng
- Quyền của người nhận thế chấp theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
- Hợp đồng vô hiệu một phần theo quy định BLDS 2015
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua đất ở tại Việt Nam
- Cơ quan Nhà nước là gì?
- Quy định ly hôn với người mắc bệnh tâm thần
Bài viết cùng chủ đề
- Quy định về quyền ưu tiên góp vốn và mua cổ phần mới chào bán
- Quy định về lãi suất chậm trả theo Bộ Luật Dân sự 2015
- Đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan về sở hữu trí tuệ
- Giao dịch hợp đồng do người không có quyền đại diện xác lập
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá
- Thủ tục mở đại lý, cửa hàng theo Luật Doanh nghiệp
- Quy định về con dấu trong doanh nghiệp
- Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
Từ khóa » Các Loại Hình Công Ty Cổ Phần
-
Quy định Pháp Luật Chi Tiết Về Loại Hình Công Ty Cổ Phần - Luật Việt Tín
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay [Cập Nhật 2022]
-
LOẠI HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN (CP) LÀ GÌ
-
Các Loại Hình Công Ty Cổ Phần Hiện Nay - Tư Vấn Luật Hùng Sơn
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam - Tư Vấn Pháp Luật Doanh ...
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay - Luật Việt An
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Hợp Pháp ở Việt Nam
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay
-
So Sánh Các Loại Hình Công Ty Theo Luật Doanh Nghiệp 2020
-
Khái Niệm, đặc điểm Về Các Loại Cổ Phần Trong Công Ty Cổ Phần
-
Cổ Phần Là Gì? Các Loại Cổ Phần Trong Công Ty Bạn Cần Biết
-
Công Ty Cổ Phần Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần
-
Nên Chọn Loại Hình Doanh Nghiệp Nào? Công Ty Cổ Phần Hay TNHH
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp【+Ưu điểm + Rủi Ro Từng Loại+】