Phân Loại Rác ở Nhật Như Thế Nào

Phân loại rác ở Nhật

Nhật Bản nỏi tiếng là quốc gia rất coi trọng văn hóa và ý thức con người. Tại đất nước này có những quy định về cách đổ – thu gom rác và cách phân loại rác thải rất chặt chẽ. 

Các loại rác thải đều được phân loại trước khi mang vứt. Nếu bạn đang sinh sống hoặc có ý định đến Nhật Bản thì điều quan trọng đó chính là biết cách phân loại rác.Các bạn hãy cùng Minh Khang tìn hiểu xem người Nhật thu gom và phân loại rác thải như thế nào nhé.

Nội dung chính

  • 1 TỪ VỰNG VỀ RÁC
  • 2 QUY ĐỊNH ĐỔ RÁC
  • 3 PHÂN LOẠI RÁC THẢI
    • 3.1 Rác cháy được
  • 4 Rác có thể tái chế
    • 4.1 Rác không cháy được
    • 4.2  Rác có hại
    • 4.3 Rác cồng kềnh – quá khổ
    • 4.4 Một số ví dụ đẹp về 

TỪ VỰNG VỀ RÁC

Tiếng Nhật phiên âm Nghĩa
ごみ を分別つする bunbetsu suru  phân loại rác
ごみ を収集する shuushuu thu gom rác thải
ごみを出す gomi o dasu vứt rác
資源 - しげん shigen/リサイクル tái chế
びん bin chai
缶 ー かん kan lon
古紙 ー こし koshi giấy đã sử dụng
粗大そだいごみ sodai gomi rác kích thước lớn
燃もやすごみ  moyasu gomi Rác cháy được
燃もやさないごみ moyasanai gomi Rác không cháy được

QUY ĐỊNH ĐỔ RÁC

Tùy vào khu vực bạn sinh sống mà việc vứt rác cũng khác nhau, thời gian cũng khác nhau nhưng về cơ bản nó không có nhiều sự thay đổi.

Rác trước khi được đem đi vứt sẽ phải phân loại và được đựng trong túi lion màu trắng có ghi rõ tên từng loại rác. 

Bạn phải buộc cẩn thận và chắc chắn vì bên Nhật có quạ và mèo… Động vật này thường xuyên lôi tha rác rưởi để ăn Nếu nhu không cẩn thận rác có thẻ vương ra ngoài, tạo mùi và có thể sih bệnh.

PHÂN LOẠI RÁC THẢI

Các bạn đi du học hay trong gia đình Nhật đã quy định rác luôn được phân loại thành 6 loại.

Rác cháy được

  • Rác tươi sống (hãy lọc bỏ hết nước trước khi vứt)
  • Vỏ sò, vỏ trứng, 
  • Giấy phế thải (báo, sách, vở… bìa)
  • Quần áo, túi xách, giày, dép da,…
  • Các thùng hoặc hộp chứa bằng nhựa không còn bám bẩn.
  • Sản phẩm cao su (găng tay cao su, ống cao su, giày, bóng…)
  • Băng đĩa video, CD, DVD…
  • Các sản phẩm nhựa không có nhãn nhựa…

Lưu ý:

  • Khi bỏ rác, bỏ vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl có bán bên ngoài… và buộc miệng bao lại trước khi bỏ rác.
  • Rác nhà bếp phải được vắt hết nước, dùng giấy báo… gói lại trước khi bỏ vào bao.
  • Gỗ vụn, cành cây trong vườn… phải được cắt ngắn cỡ 50cm, dùng dây cột bó lại trước khi bỏ ra.

Rác có thể tái chế

 Tái chế ở Nhật Bản khá là phức tạp. Tại Nhật, bạn sẽ phải phân loại rác tái chế được thành ba loại khác nhau là カン (kan): lon, びん (bin): lọ thủy tinh và ペットボトル (petto botoru): chai nhựa. Đầu tiên cần phải xé lớp giấy bọc lon trước khi tái chế. Hầu hết các nhà sản xuất tại Nhật Bản sẽ đục lỗ phần gói trên chai để người dùng dễ dàng xé bỏ chúng hơn. Tại một số thành phố, khay xốp và hộp cũng được phân vào nhóm rác có thể tái chế này

Lon, chai thủy tinh và chai nhựa thường được lên lịch thu gom mỗi tuần một lần. Bạn phải tự mình đem rác ra khỏi nhà và mang đến địa điểm thu rác quy định.

Rác không cháy được

  • Sản phẩm kim loại mà không thể tháo các bộ phận bằng nhựa
  • Kính, đồ gốm, dao kéo (Hãy đặt nó trong túi và viết chữ 危険“Nguy hiểm” ở bên ngoài)
  • Đồ dùng gia đình nhỏ dưới 30 cm (nếu lớn hơn sẽ được xem là rác cỡ lớn)
  • Kim loại
  • Bình ga, bật lửa, bình xịt…
  • Bóng đèn sáng, đèn huỳnh quang 

Lưu ý:

  •  Lọ bình xịt, bình ga có thể gây nguy cơ nổ,cần phải cho xì ra hết khí bên tronng trước khi bỏ ra.
  • Khi bỏ vật nguy hiểm như lưỡi dao cạo… phải bọc trong giấy báo và ghi chữ “kiken=nguy hiểm”, xong cho vào bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.

 Rác có hại

    • Bóng đèn
    • Pin 
    • Hộp, chai loj thủy tinh
    • Hộp, chai lọ chứa chất nguy hiểm..

cần phải được xử lý cẩn thận vì chúng có thể gây nguy hại cho môi trường hoặc con người.

Rác cồng kềnh – quá khổ

Thường là loại rác có kích cỡ khoảng trên 30cm. Đối với Nhật Bản việc vứt và xử lý rác thải quá khổ khá phức tạp và bạn phải trả tiền cho dịch vụ này.

Các loại (bàn gỗ,ghế gỗ, tủ đựng quần áo, bàn kính trang điểm, giường, thảm cao cấp các loại, thảm thường các loại, tấm đệm…), cửa các loại (cửa ra vào, cửa giấy kiểu Nhật …)

 Để thu gom rác cỡ lớn phải đăng ký với trung tâm thu gom rác cỡ lớn ở mỗi khu vực, tiến hành các thủ tục cần thiết và mua “Phiếu thu gom rác cỡ lớn”, dán vào bên ngoài bề mặt của rác và đặt nó ở đúng nơi quy định hoặc mang đến nơi được hướng dẫn.

 Tivi, máy lạnh, tủ lạnh, tủ đông, máy giặt, máy sấy quần áo, máy tính cá nhân, đàn piano… không được coi là rác cỡ lớn mà nó được coi là rác được tái chế.

Một số ví dụ đẹp về 

1. Như chúng ta đã biết tại World Cup 2014 tại Brazil Các cổ động viên Nhật Bản đã để lại ấn tượng mạnh mẽ bởi ý thức của mình với môi trường công cộng & điều đó đã khiến cả thế giới phải cảm phục!

2. Trận bão vừa qua đổ bộ vào miền trung nước Nhật thiệt hại rất lớn cho đất nước này tuy nhiên “lũ lụt không có một cọng rác”. Từ đó cho thấy ý thức của người Nhật đáng để ta phải học hỏi và thực hiện.

Các bạn hãy nhớ kỹ cách phân loại rác và hãy bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định nhé. Tuân thủ quy định của Nhật là điều nên thực hiện.

Du học Nhật Bản vẫn đang tuyển sinh nhé, bạn nào có nguyện vọng hay cần tư vấn xin để lại ý kiến.

Mọi thắc mắc quý phụ huynh và học sinh hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC QUỐC TẾ MINH KHANG

Địa chỉ: Tòa nhà số 12 đường Trần Quốc Vượng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ văn phòng tại Nhật Bản: Tokyo To, Chũo-ku, Nihonbashi, Ningyo machi 3 Chõme, 3-5-706

東京都中央区日本橋人形町三丁目3-5-706

Hotline: 0945 659 555 096 662 31 31              Email: info@duhocminhkhang.com

Fanpage: Du học quốc tế Minh Khang

Website: https://duhocminhkhang.com

Từ khóa » Các Loại Rác ở Nhật Bằng Tiếng Nhật