Rác Thải ở Nhật (1): Cách Phân Loại Và Xử Lý Rác
Có thể bạn quan tâm
Rác thải ở Nhật được yêu cầu phân loại, xử lý khá nghiêm ngặt và có rất nhiều quy định cần tuân thủ. Đây là một trong những điểm gây bất ngờ và lúng túng đối với nhiều người nước ngoài ở Nhật nói chung và người Việt Nam nói riêng. Có nhiều bạn sống ở Nhật khá lâu nhưng cũng chưa nắm rõ các quy định liên quan đến rác thải ở Nhật. Vì vậy, trong bài viết này, BiKae sẽ chia sẻ với các bạn những điều cần biết về rác thải ở Nhật. Bài viết này bao gồm 2 phần: Phần 1 là cách phân loại rác hàng ngày và cách xử lý từng loại rác. Phần 2 sẽ là một số cách hiệu quả để khử mùi hôi của rác và hạn chế lượng rác thải sinh hoạt.
① Phân loại rác
Về cơ bản, rác được chia thành 4 loại chính: rác cháy được, rác không cháy được, chai/lọ, rác kích thước lớn.
*** Chú ý: Một số địa phương có thể sẽ phân loại cụ thể hơn, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn của shiyakusho/ kuyakusho (市役所・区役所) và hướng dẫn của toà nhà bạn đang sống để phân loại và xử lý rác cho đúng quy định.
1. Rác cháy được
Rác cháy được tiếng Nhật gọi là 燃えるゴミ(moeru gomi)/ 燃やすゴミ(moyasu gomi)/ 燃やせるごみ (moyaseru gomi) hoặc 可燃ゴミ (kanen gomi), bao gồm những loại sau:
- Rác thực phẩm/đồ tươi sống/vỏ sò, hến/dầu ăn (sau khi đã được xử lý bằng cách thấm bằng giấy hoặc trở thành dạng vón cục)
- Rác thải dạng giấy, tã bỉm, rác sinh lý
- Rác quần áo/giày dép
- Rác thải của những sản phẩm từ cao su
- Rác thải như hoa lá, cành củi/gỗ (yêu cầu thu gọn kích thước theo yêu cầu của địa phương. ví dụ như nơi mình sống, yêu cầu 1 bó củi chỉ được 5 khúc, mỗi khúc đường kính dưới 10cm và dài dưới 50cm)
- Rác băng đĩa CD
- Rác thải có chất liệu làm bằng da (như cặp sách, thắt lưng…)
- Rác đồ chơi/ sản phẩm bằng nhựa nhưng không có nhãn nhựa
- Rác thải là các loại khay/hộp đựng bằng nhựa (phải rửa qua trước khi vứt)
- Giấy báo, tạp chí, tờ rơi, giấy vở đã qua sử dụng
- Túi xách bằng giấy (sau khi đã tháo quai)
- Hộp đựng bằng giấy (ví dụ như hộp giấy ăn, hộp sữa, nước quả đã rửa sạch và gấp dọn)
- Bìa/thùng carton
Ngoài ra, có một số khu vực sẽ chia thêm loại rác quần áo, các loại chăn mỏng còn sử dụng, tái chế được để vứt riêng, và quy định thu gom loại rác này một năm khoảng 1 – 2 lần. Bạn có thể gom quần áo cũ (không rách, và quá cũ), khăn, chăn mỏng không dùng nữa để đem vứt vào ngày quy định.
Bên cạnh đó, giấy báo cũ/ thùng carton (紙類・ダンボール) được coi là rác cháy được. Tuy nhiên tuỳ khu vực, loại rác này sẽ được gom lại và thu riêng vào 1 ngày quy định trong tháng. Chú ý là rác giấy yêu cầu phải xếp gọn và buộc dây theo từng loại trước khi mang vứt.
2. Rác không cháy được
Rác không cháy được tiếng Nhật gọi là 燃えないゴミ(moenai gomi)/ 燃やさないゴミ・燃やせないゴミ (moyasanai gomi – moyasenai gomi ) hoặc 不燃ゴミ (funen gomi) bao gồm những loại rác sau:
- Đồ dùng gia đình, những sản phẩm bằng kim loại, thuỷ tinh, ví dụ như nồi, chảo, cốc, lọ hoa, gương cầm tay, ô…
- Các loại bóng đèn
- Những sản phẩm điện gia dụng như quạt, đầu đĩa CD, máy hút bụi, lò sưởi, bàn kotatsu, máy sấy…(đối với mỗi địa phương sẽ quy định kích thước từng loại rác, nếu vượt quá sẽ coi là rác cỡ lớn)
- Một số loại khác như: xe đạp, dụng cụ thể thao, hộp nhựa đựng quần áo,…
- Rác nhựa tái chế (プラスチックゴミ)cũng được phân loại trong loại rác không cháy được.
- Rác là những vật có đính nhãn “プラ”
- Vỏ túi nilon
- Nắp chai uống nước
- Chai lọ dầu gội/sữa tắm/nước rửa bát v.v
- Khay/hộp đựng thức ăn
- Các loại cốc đựng sữa chua, caramel… hộp đựng trứng, đậu phụ…
- Các hộp xốp
- Các loại đèn huỳnh quang, đèn led
- Pin
- Nhiệt kế thuỷ ngân, những sản phẩm có chứa thuỷ ngân
*** Chú ý:
- Tuỳ từng địa phương sẽ coi khay/hộp đựng thức ăn là rác cháy được.
- Các loại vỏ hộp, chai lọ đựng cần phải rửa qua trước khi vứt đi.
- Đối với những loại rác như thuỷ tinh, đồ bị vỡ, dao kéo hay bóng đèn phải được bọc giấy, ghi rõ là “危険もの”.
- Ngoài ra, ở một số khu vực có phân loại rác có hại (有害ゴミ: yuugai gomi) bao gồm các loại bóng đèn, pin, các sản phẩm có chứa thuỷ ngân v.v. Loại rác này thông thường 1 tháng được quy định vứt 1 lần. Khi vứt các loại rác này cần bọc lại và ghi chú 危険もの (đồ nguy hiểm). Nếu có vỏ hộp, bạn có thể cho lại vào vỏ hộp và vứt, hoặc cho vào túi lưu trữ (保管袋: hokan bukuro) mà địa phương quy định.
3. Chai nhựa Pet (ペットボトル)& Bình, lon, chai, lọ, vỏ đồ hộp (びん・缶)
- ペットボトル (PET bottle) là những chai nhựa đựng đồ uống có ký hiệu PET, trước khi vứt rác phải tháo nhãn dính và nắp, rửa qua.
- Các loại lọ thuỷ tinh đựng đồ dạng lỏng (đồ uống, dầu ăn, nước chấm v.v) cần phải rửa qua trước khi vứt
- Các loại lon/ vỏ đồ hộp, lọ keo xịt tóc… có dính nhãn “アルミ” và “スチール”
4. Rác kích thước lớn (粗大ゴミ: sodai gomi)
Rác kích thước lớn bao gồm những đồ dùng gia đình như giường, đệm, bàn, ghế, quạt, lò sưởi, bếp, xe đạp v.v. Tuỳ từng địa phương sẽ quy định kích thước bao nhiêu thì được phân loại thành rác cỡ lớn (thông thường vượt quá 30 cm hoặc 50cm được coi là rác cỡ lớn). Loại rác này có cách xử lý và thu gom riêng. Chi tiết các bạn xem ở phần tiếp theo nhé.
Xem tiếp trang: 1 2Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.
Từ khóa » Các Loại Rác ở Nhật Bằng Tiếng Nhật
-
Tất Tần Tật Từ Vựng Tiếng Nhật Về Rác Tại Nhật Bản
-
Phân Loại Rác ở Nhật Và Từ Vựng Liên Quan
-
Phân Loại Rác ở Nhật - Nét Văn Hóa đẹp đáng Tự Hào - Sách 100
-
Đổ Rác Tại Nhật Và Những Từ Vựng Về đổ Rác
-
Phân Loại Rác ở Nhật Như Thế Nào
-
Từ Vựng Tiếng Nhật Về Phân Loại Rác
-
Rác Thải Tiếng Nhật Là Gì, 6 Loại Rác Thải Phế Liệu Tại Nhật Bản - JES
-
Cách Phân Loại Và Xử Lý Rác Thải ở Nhật Bản - Trung Tâm Tiếng Nhật
-
Học Từ Vựng Tiếng Nhật Về Rác Thải Và Phân Loại Rác
-
Cùng Nhau Học Tiếng Nhật – Bài 14 | NHK WORLD RADIO JAPAN
-
Phân Loại Rác ở Nhật
-
Phân Loại Rác ở Nhật Và Những điều Có Thể Bạn Chưa Biết! Hướng ...
-
Đổ Rác - Văn Hóa Của Người Nhật