Phân Tích Bài Ca Dao Khăn Thương Nhớ Ai - SOANBAICHOCON

Bài viết tham khảo:

Ca dao là kho tàng văn học của người dân rất phong phú và đa dạng. Nhắc tới ca dao, tục ngữ chúng ta không khỏi tự hào với những câu ca dao đi vào lòng người. Đã là người dân Việt Nam từ trẻ nhỏ, cho đến người già không ai không thuộc ít nhất một bài ca dao. Những tình cảm mà người dân gửi vào ca dao là những tâm tư, tình cảm của mình. Bài ca dao Khăn thương nhớ ai là nỗi nhớ của cô gái dành cho người yêu.

Nỗi nhớ của cô gái dành cho người yêu trong câu ca dao, được ví như nỗi nhớ nhung sầu muội. Nỗi nhớ khiến cho mọi cử chỉ, hành động của cô gái trở nên thẩn thờ, vô thức. Qua bài ca dao, nỗi nhớ đó của cô gái được miêu tả hết tâm hồn nhưng rất tinh tế chỉ là “khăn nhớ ai”. Chiếc khăn thay cho cô gái nói lên tâm sự, nỗi lòng của mình đối với người yêu.

Chắc hẵn rằng cô gái rất thương, rất nhớ người yêu nên mới bồn chồn lo lắng, đứng ngồi không yên. Đoạn ca dao “khăn thương nhớ ai” được lặp đi lặp lại như nhấn mạnh nỗi lòng cô gái khi nhớ về người thương. Nỗi nhớ ấy cứ nôn nao, bồn chồn khiến “khăn rơi xuống đất”. Chiếc khăn luôn đồng hành cùng cô gái lúc thì ở trên vai, lúc lại chùi nước mắt.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt trên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Ngày xưa, khi người con gái trao cho chàng trai chiếc khăn tay được coi là vật định tình của cô gái trao cho chàng trai. Đối với cô gái chiếc khăn tay là vật rất quan trọng, luôn bên mình họ chỉ tặng cho người mà họ thật lòng yêu thương. Nỗi nhớ da diết, triền miên đối với người yêu của cô gái được thể hiệu sâu sắc qua sự lặp lại “khăn thương nhớ ai”.

Nỗi nhớ người yêu được cô gái gửi gắm thêm vào ngọn đèn, một ngọn đèn trong đêm khuya cho thấy được cảm giác mong chờ khắc khoải. Cô gái nhớ người yêu đến mức đêm không thể ngủ, thao thức cùng ngọn đèn với câu hỏi “đèn không tắt”.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Ca dao thật tinh tế và sâu sắc khi gợi tả tình yêu của cô gái chỉ qua cái khăn, ngọn đèn. Một nỗi nhớ với nhân vật khác lạ “đèn và khăn” nhưng chỉ cần đọc vào chúng ta nhận ra là ta đang nhớ một ai đó. Ngọt đèn không tắt cho chúng ta cảm nhận được tình yêu trong lòng cô gái mãi mãi âm ỉ cháy. Cũng giống như ngọn đèn, luôn thắp sáng khi màn đêm buông xuống. Cho dù có ra sao cô gái sẽ vẫn chờ, vẫn một lòng thủy chung với người mình yêu.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt không ngủ yên.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nổi không yên một bề…

Ngoài tình yêu thủy chung, sâu sắc dành cho người yêu. Bài ca dao còn thể hiện nỗi nhớ vô cùng, của người con gái dành cho người yêu mà không biết tỏ cùng ai. Sự lo phiền ấy được thể hiện qua một từ “em” làm cho bài ca dao như bừng sáng. Từ em trong bài ca dao với nổi nhớ đã làm thức tỉnh toàn bộ nhân cách của con người.

Bài ca dao dùng nhịp thơ dồn dập, liên tiếp theo thể thơ lục bát, nhẹ nhàng giúp người con gái thể hiện được tình cảm của mình. Cô gái thoải mái bày tỏ những xao xuyến, tình yêu của mình mà không phải ngại ngùng gì. Không phải ngẫu nhiên mà bài ca dao nhắc đi nhắc lại chữ “lo”. Cô gái lo vì nhớ người yêu vì lo lắng cho phận mình, đó không chỉ là tâm trạng của cô gái mà là nỗi lo ngày xưa của tất cả chị em phụ nữ.

Qua phân tích bài ca dao, chúng ta thấy được tâm trạng, tình yêu của cô gái được dùng các hình ảnh, biểu tượng để thể hiện. Người xưa đã nhân hóa, để làm tăng sức sống cho nhân vật của mình. Qua nỗi nhớ, niềm thương cùng nỗi lo âu khi người yêu ở xa. Bài ca là tiếng nói chung của người phụ nữ, thời lúc bấy giờ. Họ không dám quyết định hạnh phúc của mình mà trông chờ vào sự may rủi, một sức mạnh vô hình. Mặc dù vậy, họ vẫn yêu và vẫn mơ về một hạnh phúc đẹp.

Từ khóa » Bố Cục Bài Khăn Thương Nhớ Ai