Đăng nhập
Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online > - Tặng tiền điện tử miễn phí
- Phát thẻ điện thoại miễn phí
- Những nhiệm vụ kiếm tiền
- Hướng dẫn kiếm tiền Binance
FR CV NV QC Phân Tích Câu Ca Dao Khăn Thương Nhớ Ai/ khăn rơi xuống đất
Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi VYLEE, 2 Tháng chín 2021.
-
VYLEE
Bài viết: 2 Nhà văn Hoài Thanh đã từng nói: "Ca dao là cây đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng". Quả thật đúng như vậy, từ lâu ca dao dân ca đã trở thành một phần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Trong vô số những câu ca dao với nhiều chủ đề khác nhau, thì ca dao yêu thương tình nghĩa đã cất lên tiếng nói đầy ý nhị nhưng giàu tình cảm thể hiện nỗi niệm thầm kín của nhân vật trữ tình. Bài ca dao: "Khăn thương nhớ ai .. Lo vì một nỗi không yên một bề" Là một trong những bài ca dao tiêu biểu của chùm ca dao này. Bài ca dao là trọn vẹn tình cảm, nỗi nhớ da diết của của cô gái đối với người yêu. Ca dao là hòn ngọc quý của dân tộc. Là những lời thơ trữ tình dân gian kết hợp với âm nhạc, được sáng tác bộc lộ nội tâm của con ng. Ca dao ra đời trong hoàn cảnh xưa cũ nơi mà những người bình dân, những con người nghèo khổ luôn muốn có tiếng nói của riêng mình. Vì vậy mà ca dao than thân yêu thương tình nghĩa là nơi để họ bộc bạch, giải bày nỗi niềm của bản thân. Họ sống thiếu thốn về vật chất, thiếu thốn về tinh thần, chịu nhiều đắng cay đau khổ, và ca dao như cứ cánh cho cuộc đời họ, là nơi để học gửi gắm lòng mình. Chỉ cần tâm hồn có thể sa với cảnh có ngôn ngữ của chính họ-ngôn ngữ bình dân thì ca dao có thể thành hình thành sắc Từ lâu "khăn" đã trở thành một vật trao duyên, một vật mang nhiều kỉ niệm hứa hẹn của đôi trai gái. "Gửi khăn, gửi áo, gửi lời Gửi đôi đôi chàng mạng cho người đàng xa" Nó là một vật luôn quấn quít bên người con gái và dường như khăn đã trở thành một người bạn, một người có thể chia sẻ tâm tư tình cảm với họ. "Khăn" một vật tưởng như vô tri vô giác, nhưng lại là đối tượng để cô gái bộc lộ nỗi nhớ người yêu. "Khăn thương nhớ ai .. Khăn chùi nước mắt" Chiếc khăn rơi cô gái nhặt lên bỗng nhìn thấy tâm trạng thấy nỗi lòng của chính mình. Hình ảnh khăn được lặp đi lặp lại nhiều lần như một điệp khúc cho nỗi lòng thương nhớ, nỗi nhớ triền miên của cô gái. Bởi vậy nên chiếc khăn trở thành biểu tượng khởi đầu cho nỗi nhớ. "Khăn thương nhớ ai" câu hỏi tu từ lặp lại ba lần. Mỗi lần vang lên, vang lên rồi vang lên cứ như những đợt sóng trào dâng của tình cảm. Kết hợp với các động từ trái ngược nhau: "Xuống"... " Lên", "vắt"... " Rơi" diễn tả tâm trạng đang rối như tơ vò của cô gái, cô không biết phải để khăn nơi đâu. Sự nhớ thương ấy bao trùm vào không gian, lan tỏa ra mọi nơi "rơi xuống đất" "vắt lên vai". Và cao độ là khi chiếc khăn giúp cô gái giấu đi những giot lệ rơi thầm. Đấy là lúc nỗi nhớ dường như đã cồn cào, dâng trào không thể diễn tả được, nó bộc ra thành những giọt nước mắt. Sự vận động của khăn là biểu tượng cho tình yêu nỗi nhớ, bồn chồn, khắc khoải, trài dài trong mọi không gian, đứng ngồi không yên của nhân vật trữ tình. Sáu dòng thơ đầu với đa số là những thanh bằng đã diễn tả sâu sắc nỗi nhớ thương của cô gái mang đậm màu sắc nữ tính và đầy sự kín đáo. "Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt" Ở đây tác giả dân gian đã khéo léo gửi gắm tình cảm của mình qua những ngọn đèn. Hình ảnh "ngọn đèn" đã được nhân cách hóa từ một vật vô tri vô giác trở thành một vật có linh hồn biết nhớ biết thương. Nó như người thiếu nữ mang nỗi lòng thương nhớ khắc khoải, xốn xang. Ánh sáng của tình yêu, nỗi nhớ thương của người con gái đã được lóe sáng qua hình ảnh ẩn dụ "đèn thương nhớ ai". Nếu như ở "chiếc khăn" nỗi nhớ được trải rộng theo không gian thì đến đây nó được đo theo chiều dài của thời gian. Lại một lần nữa câu hỏi tu từ "thương nhớ ai" xuất hiện, nó như một lời bộc bạch cho sự nhớ nhung của cô gái. Và cũng khẳng định rằng cái nỗi nhớ chàng trai luôn thường trực và nhớ thương đằng đẵng. "Đèn không tắt" ngọn đèn ấy cứ âm ỉ cháy, cháy hoài cháy mãi trong lòng cô gái. Nỗi nhớ của cô gái cứ như ngọn đèn kia cứ chực chờ mãi mà không tắt. Nỗi nhớ ấy dài đằng đẵng với thời gian, trằn trọc thâu đêm, khiến cô gái không ngủ được . Ngọn lửa tình yêu đang rực cháy trong trái tim cô gái thì làm sao ngọn đèn có thể tắt được? Cô gái trong câu cả dao hỏi đèn nhưng thật ra là đang hỏi chính mình, nhờ ngọn đèn đang cháy le lói ấy để nói hộ, để trút nỗi nhớ không thể giải bày của mình. Nhưng dù đã tâm sự với ánh đèn kia thế nào, nỗi buồn ấy vẫn trở nên nguyên vẹn thổn thức, khôn nguôi. Hình ảnh cuối cùng trở thành biểu tượng cho tâm trạng của cô gái là đôi mắt- cửa sổ tâm hồn. Dù rằng "khăn" hay "đèn" bộc lộ được nỗi nhớ luôn thường trực của cô gái, nhưng nó cũng chỉ bộc lộ gián tiếp. Mà nỗi nhớ thì lại ngày một thiết tha, bồi hồi.. thế nên cô gái bộc lộ trực tiếp nỗi lòng của mình "Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên" Mắt là cách nói hoán dụ để chị sự nhớ thương đầy tha thiết của cô gái. Hỏi mắt như đang trực tiếp hỏi bản thân, hỏi chính lòng mình. "Mắt ngủ không yên" cách nói nhân hóa đôi mắt ngủ được như đang diễn tả chính nỗi lòng chính của cô gái hình ảnh chàng trai luôn xuất hiện và chực chờ trong lòng cô thì làm sao cô có một giấc ngủ yên được. Điệp ngữ "thương nhớ ai" lại một lần nữa được sử dụng, nó như một cơn xoáy vào nỗi nhớ da diết khôn nguôi của cô gái với nỗi lòng sâu xa ấy. Nếu như "khăn, đèn" lột tả được nỗi nhớ của không gian bao trùm lên thời gian, thì "đèn, mắt" vẫn lại có mối liên kiến tự nhiên lại vô cùng hợp lí. Đèn không tắt nên mắt cũng không ngủ được, chỉ cần nhắm mắt lại là cái sự nhớ thương ấy lại cồn cào, đau xót. Mắt cô cũng cứ chập chờn như ánh đén kia, luôn thao thức mong mỏi người yêu của mình. Cái nỗi nhớ của cô gái lan tỏa ra không gian, đắm chìm vào thời gian giờ lại càng thổn thức hơn nữa chứ không thể vơi đi chút nào "Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề.." Cô gái đang lo lắng cho tình duyên lận đận của mình. "Một bề" trong bài thơ tuy không được nói rõ nhưng ta có thể hiểu được cái sự băn khoăn lo lắng trong lòng cô gái. Cô là vì những tập tục, định kiến của xã hội sẽ ngăn lại tình cảm của cô. Đấy là những vấn đề về gia cảnh, phải thế nào là môn đăng hậu đối, về phía cha mẹ liệu cha mẹ có ưng cái chàng trai ấy hay không? Hay ngay cả ở chàng trai liệu anh chàng ấy có thủy chung, chàng trai ấy có thay lòng đổi dạ hay không? Những nỗi lo ấy cứ cứ thế mà chất chồng lên trong suy nghĩ của cô gái, những nỗi lo ám ảnh cô, khiến cô bất an không vui. Liệu răng tình yêu ấy có hạnh phúc trọn vẹn? Dấu ba chấm kết thức bài thơ, nó khép lại với đầy sức gợi mở cho nỗi lo trăm bề của người con gái. Nỗi nhớ thương, tình yêu mãnh liệt của người con gái đã được thể thật cảm động qua bài ca dao. Người con gái chỉ mới mười tám đôi mươi, khi mà những tình yêu đầu vừa chớm nở thế mà phải chịu nỗi nhớ thương cay đắng khi phải xa người mình yêu. Không chỉ trong bài ca dao "Khăn thương nhớ ai.." mà trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam còn rất nhiều bài ca dao bộc lộ nỗi nhớ thương của con người. Hay nói cách khắc đó là tiếng lòng của những người đang yêu nhưng phải chịu sự ràng buộc của xã hội lúc bấy giờ "Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm" Hay "Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai" Những bài ca dao như tiếng hát cất lên từ tiếng lòng của một người đang yêu khát khao có được hạnh phúc, tình yêu của riêng mình Nét đi dang đứng của ca dao là nghệ thuật. Hình ảnh trong bài thơ chỉ là những vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Nhưng được tác giả dân gian sử dụng một cách khéo léo, với những liên tưởng và so sánh độc đáo, Mà nó gợi lên được nỗi nhớ thương trăm bề da diết của nhân vật trữ tình. Và lại đặc biết sáng tạo trong bố cục của bài, 10 câu thơ đầu là câu bốn chữ, nhưng khép lại là 2 câu thơ lục bát. Cách sử dụng kết hợp như vậy thật đặc biệt nó khiến cho nỗi nhớ nhung tha thiết của cô gái như lan ra trải rộng. Bài ca dao như tiếng ca như câu hát trữ tình rung lên từng giai điệu trong tâm hồn cô gái. Tâm hồn đa sầu đa cảm ấy chỉ cần chạm nhẹ thôi thì đã rung lên, thế nên tâm trạng nhân vật thường là những nỗi đau, nỗi nhớ triền miên khắc khoải. Mọi cảm xúc, rung động đã đưa hết vào ca dao đó là những câu hát nói lên được sự ước muốn và khát khao tình yêu của người bình dân. "Khăn thương nhớ ai.." là một bài ca dao tiêu biểu cho việc sử dụng ca dao để thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ thương âu lo trăn trở của người con gái được thể hiện thật mãnh liệt nhưng lại rất kín đáo của người con gái đang yêu. Và ta nhận ra rằng bài ca dao như tiếng hát yêu thương và khát khaoo được tình yêu cháy bỏng đang rực cháy lên trong trái tim mỗi người. Đó cũng là tình cảm nâng bước con người trên hành trình cuộc sống.
Admin thích bài này. VYLEE, 2 Tháng chín 2021 #1 - ☺ kiếm được 1,718 đ từ bài viết, nhận
-
Từ Khóa:
- ca dao
- ca dao việt nam
- môn văn thpt
- phân tích
- văn học 10
Trả lời qua Facebook
- Login with Facebook
- Log in with Google
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Bạn đã có tài khoản rồi?
- Tích vào đây để đăng ký
- Vâng, Mật khẩu của tôi là:
- Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập Đăng ký!
Đề tài cần chú ý
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc... Ột Éc replied 7 Tháng mười một 2024
- Nội quy box học online Sói replied 1 Tháng tám 2023
Đang tải... Xem nhiều nhất tuần
- Phân tích MQH biện chứng giữa... Bát Bảo Muội Muội posted 10 Tháng mười hai 2024
- Phân tích nét đặc sắc về chủ đề... Hoàng T Minh Hải posted 4 Tháng mười hai 2024
Đang tải... Bạn ghét môn học nào nhất?
- Ngoại ngữ 101 phiếu
- Thể dục 72 phiếu
- Môn Toán 84 phiếu
- Môn Văn 39 phiếu
- Khoa học tự nhiên 51 phiếu
- Khoa học xã hội 16 phiếu
- Nghệ thuật 17 phiếu
Hướng dẫn cách kiếm tiền trên Binance
Việt Nam Overnight Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online > Đang tải...