Sơ đồ Tư Duy Bài Khăn Thương Nhớ Ai
Có thể bạn quan tâm
Tuyển chọn những bài văn hay Mở bài khăn thương nhớ ai.Với những bài văn mẫu đặc sắc, chi tiết dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!
Nội dung chính Show- Mở bài khăn thương nhớ ai - Bài mẫu 1
- Mở bài khăn thương nhớ ai - Bài mẫu 2
- Mở bài khăn thương nhớ ai - Bài mẫu 3
- Mở bài khăn thương nhớ ai - Bài mẫu 4
- Mở bài khăn thương nhớ ai - Bài mẫu 5
- A. Nội dung tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- B. Tìm hiểu tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- C. Sơ đồ tư duy Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- D. Đọc hiểu văn bản Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Mở bài khăn thương nhớ ai - Bài mẫu 1
Bài thơ này được viết theo thể bốn chữ và được kết thúc bằng hai câu lục bát phân tích bài ca dao khăn thương nhớ ai là phân tích nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là cô gái đang sống trong tâm trạng thương nhớ người yêu cùng với lo phiền ẩn chứ bên trong cũng xuất phát từ niềm thương nhớ ấy.
Khi nói đến thương nhớ thì đây là thứ tình cảm khó hình dung và nhất là trong tình yêu. Vì vậy nên ở bài ca dao này nỗi nhớ đó lại được diễn tả một cách tinh tế, cụ thể nhất nhờ vào cách sử dụng hình ảnh tượng trưng mang tính nghệ thuật cao.
Tác giả của bài ca dao khăn thương nhớ ai này đã mượn chiếc khăn, chiếc đèn đã được nhân hoá và con mắt là hoán dụ để diễn tả tâm trạng của nhân vật phụ nữ trữ tình.
Mở bài khăn thương nhớ ai - Bài mẫu 2
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề...”
Bài ca nằm trong hệ thống ca dao về đề tài thương nhớ, một cung bậc trong ca dao tình yêu của người bình dân Việt Nam. Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Nhớ thương da diết, nhớ đến thao thức, cồn cào gan ruột mà không dễ bộc lộ. Cô phải hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi cả mắt mình. Những câu hỏi không có câu trả lời càng nén chặt nỗi thương nhớ, để cuối cùng trào ra trong nỗi lo âu cho hanh phúc
Mở bài khăn thương nhớ ai - Bài mẫu 3
Bài thơ được viết theo thể bốn chữ và kết thúc bằng hai câu lục bát rất phù hợp với việc gửi gắm tâm tư sâu kín và những trạng thái phức tạp, tinh tế của tâm hồn. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô gái đang sống trong tâm trạng thương nhớ người yêu khôn nguôi. Những lo phiền chất chứa trong lòng cũng xuất phát từ niềm thương nhớ ấy.
Thương nhớ vốn là thứ tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trong tình yêu. Vậy mà ở bài này, nó lại được diễn tả một cách cụ thể, tinh tế và gợi cảm nhờ cách nói bằng những hình ảnh tượng trưng mang tính nghệ thuật cao. Nỗi niềm thương nhớ của cô gái đối với người yêu đã được gửi gắm vào các sự vật như cái khăn, cái đèn, đôi mắt, đặc biệt là hình ảnh cái khăn.
Mở bài khăn thương nhớ ai - Bài mẫu 4
Từ bao đời nay, ca dao tục ngữ là một phần không thể thiếu trong nền văn học, thơ ca Việt Nam. Nó đã trở thành một món ăn tinh thần để dăn dạy, khích lệ tinh thần của biết bao thế hệ. “Khăn thương nhớ ai” là một trong những bài ca dao tiêu biểu diễn tả nỗi niềm thương nhớ của một cô gái với nỗi nhớ thương tới da diết, cồn cào mà chỉ có thể kìm chặt trong tim.
Người xưa thường gửi gắm tình thương nỗi nhớ của họ thông qua rất nhiều cách rất riêng, họ thường mượn những vật dụng gần gũi, gắn bó với đời sống để bày tỏ nỗi nhớ, sự gắn bó. Với thể thơ bốn chữ, sáu câu thơ đầu tiên gợi lên nỗi nhớ của cô gái trẻ thông qua hình ảnh chiếc khăn:
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt”
Mở bài khăn thương nhớ ai - Bài mẫu 5
Nỗi nhớ trong tình yêu là một đề tài quen thuộc trong thế giới ca dao. Khi thì nghẹn ngùng, bẽn lẽn, khi thì làm con người ta muốn cháy hết mình trong tình yêu. Và nỗi nhớ của cô gái trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” như một khúc nhạc da diết trầm bổng réo rắt đến nao lòng.
Nỗi nhớ khắc khoải da diết khiến cho nhân vật trữ tình phải cất lên những câu hỏi dồn dập không có câu trả lời. Nỗi nhớ bị nén chặt trong lòng rồi lại trào ra mênh mông, mãnh liệt. Chủ thể ở đây là cô gái đang sống trong tâm trạng nhớ thương người yêu không nguôi:
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề..."
---/---
Trên đây là một số bài văn mẫu Mở bài khăn thương nhớ aimàTop lời giải đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài. Chúc các em có một bài văn thật tốt!
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa Ngữ văn lớp 10, bài học tác giả - tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
A. Nội dung tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
1.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
2.
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
3.
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.
4.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…
5.
Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
6.
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
B. Tìm hiểu tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
1. Thể loại
a. Khái niệm: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
b. Đặc điểm
- Đặc điểm nội dung: Diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.
- Đặc điểm nghệ thuật:
+ Lời thơ thường ngắn gọn.
+ Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.
+ Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
+ Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.
2. Tác phẩm
a. Phân loại:
- Ca dao than thân: Bài 1, 2.
- Ca dao yêu thương tình nghĩa: Bài 3, 4, 5, 6.
b. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
c. Giá trị nội dung:
- Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao thân thân, yêu thương, tình nghĩa.
- Ngợi ca khẳng định vè đẹp đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người bình dân Việt Nam xưa trong ca dao - dân ca.
d. Giá trị nghệ thuật:
- Công thức mở đầu.
- Hình ảnh biểu tượng.
- Cách so sánh, ẩn dụ, thể thơ lục bát, song thất lục bát.
- Nghệ thuật dân gian đặc sắc tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca dao.
C. Sơ đồ tư duy Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
D. Đọc hiểu văn bản Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
1. Bài 1, 2: Lời than thân của người phụ nữ trong xã hội xưa
- Điểm chung:
+ Mở đầu: mô típ “thân em” : chỉ cuộc đời số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Tự khẳng định sắc đẹp, phẩm hạnh của mình.
+ Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ.
- Nét riêng:
+ Bài 1: Than về thân phận bị phụ thuộc
- Tấm lụa đào – giữa chợ → Là món hàng, số phận bấp bênh, phụ thuộc, trông chờ vào sự may rủi, không tự mình quyết định hạnh phúc của mình.
+ Bài 2: Lời tâm sự, tiếng nói khẳng định về giá trị, phẩm hạnh của người phụ nữ.
- Củ ấu gai: trong trắng >< ngoài đen → Nỗi niềm cay đắng, ngậm ngùi, xót xa cho thân phận bởi giá trị thực, bản chất bên trong không được ai biết đến, hoăc có khi bị lãng quên.
2. Bài 3: Nghĩa tình bền vững, sắt son dù tình cảm lỡ làng
- Hai dòng đầu:
+ Mở đầu với cách lập ý theo thể hứng quen thuộc của ca dao.
+Từ "ai": phiếm chỉ nhưng lại bao hàm ý nghĩa xác định.
+ Chơi chữ "khế": bộc lộ nỗi lòng chua xót.
- Hai dòng tiếp theo:
+ Các hình ảnh ẩn dụ "trời – trăng – sao": mặc dù lỡ làng nhưng tình nghĩa vẫn còn nguyên vẹn, bền vững, thủy chung như thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng.
+ Hình ảnh "mặt trăng – mặt trời – sao Hôm – sao Mai": Dù có cách xa nhưng đôi lứa vẫn đẹp đôi, tuy hai mà một.
+ Từ "sánh với" được láy lại hai lần: Khẳng định mạnh mẽ tình yêu đôi lứa bền vững.
- Hai dòng cuối:
+ Chàng trai hỏi cô gái để bộc lộ nỗi lòng mình.
+ Trong hình ảnh "Sao Vượt chờ trăng giữa trời" có sự mòn mỏi của sự chờ đợi, có tâm trạng cô đơn, ngóng trông.
⇒ Bài ca là lời than buồn về duyên kiếp không thành nhưng nghĩa tình vẫn bền vững, sắt son.
3. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn
- Nhân vật trữ tình: Một cô gái đang sống trong tâm trạng thương nhớ khôn nguôi.
- Tâm trạng của cô gái: Nỗi nhớ niềm thương của cô gái được thể hiện một cách cụ thể, sinh động bằng các hình ảnh biểu tượng.
+ Chiếc khăn: vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ
- Cấu trúc lối vắt dòng láy lại 6 lần từ "khăn", láy lại 3 lần từ "khăn thương nhớ ai" → nỗi nhớ triền miên, da diết
- Hình ảnh vận động trái chiều: xuống, lên, rơi, vắt → tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò.
+ Ngọn đèn:
- Ngọn lửa tình vẫn sáng trong trái tim cô gái như ngọn đèn không thể tắt.
- Nỗi thương nhớ đằng đẵng với thời gian.
+ Đôi mắt:
- Đôi mắt không ngủ: chứa đầy ưu tư xoáy vào lòng người một nỗi đau đáu, khôn nguôi.
- Nỗi niềm trào dâng thành tâm trạng lo phiền.
4. Bài 5: Ước muốn mãnh liệt trong tình yêu
- Nhân vật trữ tình: Lời bày tỏ tình cảm, lời nói thầm của cô gái với ước muốn được cùng người yêu ở bên nhau.
- Hình ảnh độc đáo, táo bạo: Cầu dải yếm – hình tượng đặc sắc, độc đáo và lãng mạn nhất → Niềm mong ước của cô gái thật táo bạo, mãnh liệt.
→ Câu ca dao là một khúc hát dao duyên tỏ tình. Và "chiếc cầu - dải yếm" là kết tinh đẹp đẽ nhất trong chiếc cầu tình yêu. Bởi chiếc cầu ấy không chỉ có trong tâm hồn của người con gái trong tình yêu mà còn có cả cách nói đẹp, rất riêng của họ trong việc biểu đạt tình duyên ấy.
5. Bài 6: Nghĩa tình gắn bó thủy chung
- muối, gừng: Ẩn dụ cho tình cảm mặn nồng, hương vị của tình người trong cuộc sống.
- Lời khẳng định thủy chung, nghĩa tình bền vững: đi đến khẳng định sắt son, chung thủy.
⇒ Bài ca dao mượn hình ảnh gắn kết của tự nhiên để khẳng định tiến nói tâm tình, là khát vọng mãnh liệt của người bình dân về tình người thủy chung, về hạnh phúc gia đình bất diệt. Qua đó gửi gắm quan niệm của người bình dân: tình phải đi đôi với nghĩa
Từ khóa » Bố Cục Bài Khăn Thương Nhớ Ai
-
Phân Tích Bài Ca Dao Khăn Thương Nhớ Ai
-
Phân Tích Bài Ca Dao Khăn Thương Nhớ Ai... Không Yên Một Bề
-
Phân Tích Bài Ca Dao Khăn Thương Nhớ Ai Hay Nhất
-
Phân Tích Bài Ca Dao Sau: “Khăn Thương Nhớ Ai...Lo Vì Một Nỗi Không ...
-
[CHUẨN NHẤT] Biện Pháp Tu Từ Trong Bài Khăn Thương Nhớ Ai
-
Phân Tích Bài Khăn Thương Nhớ Ai - Nuôi Dạy Trẻ
-
Phân Tích Bài Khăn Thương Nhớ Ai - TaiLieu.VN
-
Phân Tích Bài Ca Dao Khăn Thương Nhớ Ai - SOANBAICHOCON
-
Cảm Nhận Về Bài Ca Dao “Khăn Thương Nhớ Ai,...”
-
Phân Tích Bài Ca Dao “Khăn Thương Nhớ Ai,...” (2)
-
2 Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Ca Dao Sau: "Khăn Thương Nhớ Ai...Lo Vì ...
-
Phân Tích Bài Ca Dao Khăn Thương Nhớ Ai
-
Cảm Nhận Về Bài Ca Dao “Khăn Thương Nhớ Ai” Tại
-
Phân Tích Bài Ca Dao ” Khăn Thương Nhớ Ai” Lớp 10 - Wiki Secret
-
Phân Tích Bài Ca Dao Khăn Thương Nhớ Ai. - Văn Mẫu Lớp 10 - Tập 1
-
Phân Tích Câu Ca Dao Khăn Thương Nhớ Ai/ Khăn Rơi Xuống Đất
-
Bình Giảng Bài Ca Dao Khăn Thương Nhớ Ai Ngữ Văn 10