Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Grab Tại Việt Nam Chi Tiết Nhất
Có thể bạn quan tâm
Tại Việt Nam, khi nhắc đến thương hiệu “xe ôm công nghệ” nổi tiếng thì ta không thể không đề cập đến Grab – ứng dụng đặt xe online tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng. Để đạt được thành công như ngày hôm nay tại Việt Nam, Grab đã xây dựng và triển khai các chiến lược Marketing hiệu quả theo mô hình Marketing Mix 4P. Hãy cùng tìm hiểu chiến lược Marketing của Grab theo mô hình 4P tại bài viết dưới đây.
Mục lục Hiện l. Phân tích chiến lược Marketing Mix của Grab tại Việt Nam 1. Chiến lược Marketing của Grab về sản phẩm (Product) 2. Chiến lược Marketing của Grab về giá (Price) 3. Chiến lược Marketing của Grab về hệ thống phân phối (Place) 4. Chiến lược Marketing của Grab về xúc tiến hỗn hợp (Promotion) Chiến dịch quảng cáo của Grab Tận dụng mạng xã hội (social media marketing) II. Phân tích chiến lược Marketing 7p của Grab 5. Chiến lược Marketing của Grab về con người (People) 6. Chiến lược Marketing của Grab về quy trình cung ứng dịch vụ (Process) 7. Chiến lược Marketing của Grab về cơ sở vật chất (Physical Evidence) III. Các chiến dịch truyền thông của Grab IV. Tải tiểu luận Chiến lược marketing của Grab V. Giới thiệu Tổng quan về Grab Tổng quan về Grab – Thương hiệu tiên phong ngành gọi xe công nghệ tại Việt Nam Danh mục sản phẩm của Grab Thị trường mục tiêu của Grab Khàng mục tiêu của Grab Đối thủ cạnh tranh chính của Grab hiện tại MISA AMIS aiMarketing – Trợ thủ đắc lực giúp marketers triển khai chiến dịch Marketing hiệu quả Tổng kếtl. Phân tích chiến lược Marketing Mix của Grab tại Việt Nam
Tại Việt Nam, khi nhắc đến thương hiệu “xe ôm công nghệ” nổi tiếng thì ta không thể không đề cập đến Grab – ứng dụng đặt xe online tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng. Người sử dụng Grab Grab có thể tiết kiệm được không chỉ tiền xe, mà còn là thời gian quý báu của mình.
Không hề quá khi ta nói: Grab đã tiên phong tạo ra một cách thức di chuyển mới tại Đông Nam Á. Chú trọng giải quyết vấn đề, nỗi đau (pain points) của khách hàng, Grab đã phát triển từ một công ty nhỏ tại Malaysia thành một công ty có phạm vi hoạt động tại nhiều nước Đông Nam Á.
Để đạt được thành công như ngày hôm nay tại Việt Nam, Grab đã xây dựng và triển khai các chiến lược Marketing hiệu quả theo mô hình Marketing Mix 4P. Vậy chiến lược Marketing của Grab tại Việt Nam là gì? Grab đã xây dựng chiến lược Marketing Mix theo mô hình 4P như thế nào?
Trong bài viết dưới đây, MISA sẽ phân tích chi tiết về chiến lược Marketing Mix của Grab tại Việt Nam.
1. Chiến lược Marketing của Grab về sản phẩm (Product)
Đối với chiến lược Marketing của Grab về sản phẩm, Grab đã sử dụng chiến lược đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình.
Sản phẩm dịch vụ đang được cung cấp của Grab bao gồm dịch vụ cốt lõi và các dịch vụ bao quanh sau:
- Dịch vụ cốt lõi: Là dịch vụ vận chuyển người và hàng hóa thông qua dịch vụ GrabTaxi, GrabBike, GrabCar, GrabExpress và gần đây là GrabShare hiện đã có mặt tại Việt Nam.
- Dịch vụ bao quanh: Là những dịch vụ đi kèm và tăng thêm nhu cầu thỏa mãn cho khách hàng bao gồm các dịch vụ đa dạng như thanh toán bằng tiền mặt, GrabPay, GrabPay Credits, Grab chat, GrabReward, ưu đãi dành cho hội viên, ví điện tử Moca…
Sản phẩm của Grab đã được chứng nhận chất lượng ISO 9001:2015. Thương hiệu Grab luôn phát triển sản phẩm của mình để đạt được chất lượng tốt nhất, bám sát vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Grab thường đặt khách hàng làm trung tâm trong quá trình phát triển dịch vụ của mình. Grab luôn cố gắng phát triển sản phẩm qua việc lắng nghe khách hàng của mình cũng như nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi gia nhập vào thị trường mới.
Cụ thể các danh mục dịch vụ nổi tiếng của Grab:
- GrabCar: Dịch vụ đặt xe hơi riêng, giúp khách hàng di chuyển tiện lợi, thoải mái với giá cước biết trước. Khách hàng có thể tùy chọn GrabCar 4 chỗ hoặc GrabCar 7 chỗ tùy theo nhu cầu đi lại.
- GrabShare: Dịch vụ đi chung xe GrabShare cho phép khách hàng chia sẻ chuyến xe với hành khách khác có cùng hướng đi, tiết kiệm chi phí lên đến 30% so với dịch vụ GrabCar thông thường.
- GrabBike: Dịch vụ đặt xe máy, giúp khách hàng di chuyển nhanh chóng và an toàn. Hiện GrabBike còn có dịch vụ GrabBike Premium – đặt xe máy cao cấp với nhiều dòng xe cao cấp.
- GrabTaxi: Dịch vụ đặt xe Taxi (4 hoặc 7 chỗ tùy theo nhu cầu), giá cước GrabTaxi được tính theo đồng hồ trên xe.
- GrabExpress: Dịch vụ giao hàng bằng xe máy của Grab. GrabExpress có mặt tại Hà Nội và Tp.HCM, giúp khách hàng giao nhận hàng dễ dàng và thuận tiện.
Ngoài ra, Grab cũng cung cấp đa dạng các dịch vụ thanh toán như:
- Tiền mặt
- GrabPay: Phương thức thanh toán chuyến đi bằng thẻ Credit hoặc Debit Quốc tế. Khách hàng chỉ cần nhập thông tin thẻ 1 lần duy nhất, thoải mái đi lại với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
- GrabPay Credits: Phương thức nạp thêm phí vào tài khoản trên ứng dụng Grab (tương tự hình thức nạp thẻ điện thoại), giúp tối ưu hóa việc thanh toán cho các khách hàng chưa có thẻ tín dụng và không cần dùng tiền mặt.
Grab luôn không ngừng nghiên cứu và mang tới các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện tại, các dịch vụ như Grabfood – giao đồ ăn online hay GrabExpress – dịch vụ giao hàng toàn quốc cũng nhận được sự ủng hộ và ưa thích từ đông đảo người dân Việt Nam, chứng minh được tầm ảnh hưởng của thương hiệu này.
2. Chiến lược Marketing của Grab về giá (Price)
Đối với chiến lược Marketing của Grab về giá (Price), thay vì như các hãng taxi khi phục vụ cho khách hàng, khách hàng không chủ động được về giá thì Grab lại cho khách hàng biết trước giá phải trả cho dịch vụ trước khi sử dụng.
Thêm vào đó việc định giá sản phẩm hợp lý cùng với mức độ ổn định cao với mục đích hướng tới đối tượng khách hàng ở mọi người phân khúc từ học sinh, sinh viên đến người làm công việc chức hay giới thượng lưu .
Về phía đối thủ của Grab như Uber, Grab đã có chiến lược linh hoạt đó là khách hàng có thể trả phí dịch vụ bằng tiền mặt. Điều này hoàn toàn phù hợp với thói quen của người Đông Nam Á, đặc biệt là người Việt Nam.
Bên cạnh đó, Grab cũng có những chương trình khuyến mãi tích điểm thành viên đối với các chương trình tri ân khách hàng. Những chương trình này giúp Grab ngày càng thu hút một số lượng lớn khách hàng trung thành và ngày càng có thêm nhiều khách hàng mới tin dùng dịch vụ của Grab.
Mục tiêu định giá của Grab cho dịch vụ của mình là thu hút thị trường mục tiêu bằng các tính năng hữu dụng, cung cấp các chuyến đi nhanh chóng với chi phí hợp lý. Vì vậy, Grab đã áp dụng chiến lược định giá động cho dịch vụ đặt xe dựa vào việc sở hữu các tính năng đặc biệt tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.
Định giá linh động có thể được hiểu là định giá theo yêu cầu hoặc định giá dựa trên thời gian. Đây là một chiến lược giá linh hoạt trong đó giá bán dao động dựa trên thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Quá trình đưa ra quyết định đằng sau chiến lược định giá linh động này diễn ra như sau: Những thuật toán được phát triển dựa vào machine-learning sẽ giúp doanh nghiệp phát triển các mô hình thuật toán mới dựa vào nhu cầu thị trường và các chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Quá trình dựa trên dữ liệu này cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh giá sản phẩm của họ liên tục trong vòng vài giây.
Vì vậy, dựa vào nhu cầu thị trường và chiến lược của đối thủ cạnh tranh, Grab đã thu hút khách hàng thành công nhờ vào chiến lược định giá động, phù hợp với đối tượng khách hàng mà Grab hướng tới.
Đọc thêm: Top 10 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến trong marketing
3. Chiến lược Marketing của Grab về hệ thống phân phối (Place)
Chiến lược Marketing của Grab về hệ thống phân phối đó là xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp và đa dạng.
Grab có tới 2,5 triệu lượt đi mỗi ngày, hơn 930.000 tài xế, trở thành thương hiệu đặt xe công nghệ lớn nhất và là ứng dụng được tài xế và hành khách sử dụng và yêu dụng nhiều nhất tại Đông Nam Á. Grab đang có mặt tại 55 thành phố của Đông Nam Á, và ứng dụng Grab đã được tải xuống hơn 45 triệu thiết bị.
Grab có hệ thống phân phối khá đa dạng, bao gồm cả hình thức trực tiếp và hình thức gián tiếp.
Đối với hệ thống phân phối trực tiếp, khách hàng chỉ cần có điện thoại kết nối internet là có thể thoải mái sử dụng mọi dịch vụ của Grab mà không cần tốn nhiều thời gian. Khách hàng có thể dễ dàng, nhanh chóng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của Grab bằng cách tải ứng dụng Grab về máy.
Điện thoại thông minh/các sản phẩm công nghệ số dường như đã trở thành vật bất ly thân trong thời đại ngày nay, vì vậy việc phân phối dịch vụ qua ứng dụng/nền tảng công nghệ số là một nước đi khôn ngoan của công ty.
Ngoài ra, khách hàng có thể dễ dàng bắt gặp tài xế của Grab tại các khu vực như trung tâm mua sắm, khu vực thành phố lớn, khu văn phòng, khu công nghiệp và sân bay. Đây là nơi tập trung phần lớn khách hàng có nhu cầu đi lại cao, dễ dàng cho Grab trong việc thu hút và khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
Grab cũng xem xét kỹ lưỡng số liệu thống kê lịch sử chở khách của mình, tìm ra các lộ trình, điểm đi, điểm đến có đông khách hàng gọi xe nhất. Từ đó, hãng sẽ thông báo, gợi ý các tài xế di chuyển về khu vực chính cho hành khách. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ lệnh đặt xe, giảm tỷ lệ hủy đặt, tiết kiệm thời gian di chuyển cho tài xế và tăng sự thỏa mãn/hài lòng của khách hàng, do đó tăng lợi nhuận cho hãng.
4. Chiến lược Marketing của Grab về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Đối với chiến lược Marketing của Grab về xúc tiến hỗn hợp (Promotion), Grab tập trung triển khai các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và tận dụng mạng xã hội (social media marketing) để thu hút khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu.
Đọc thêm: 4C trong Marketing là gì & 4 bước áp dụng mô hình 4C Marketing hiệu quả
Chiến dịch quảng cáo của Grab
Việc chiến khai các chiến dịch quảng cáo sáng tạo là một trong những chiến lược Marketing của Grab hiệu quả để thu hút khách hàng.
Vì đối tượng Grab hướng tới chủ yếu là giới trẻ nên công ty tập trung vào các chiến dịch marketing sáng tạo, gần gũi với khách hàng. Ví dụ như chiến dịch Star Wars của thương hiệu. Chiến dịch là sự hợp tác ăn ý giữa Grab và Walt Disney Đông Nam Á nhằm quảng bá bộ phim “Star Wars: The Last Jedi” – một bộ phim được yêu thích bởi đông đảo các bạn trẻ. Điều này đã giúp Grab có thể gắn kết được với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình hơn.
Bên cạnh đó, chiến dịch mùa Tết của Grab: “Tết đủ đầy” cũng là một chiến lược Marketing hiệu quả của Grab. TVC quảng cáo trong chiến dịch này của Grab dựa trên những câu chuyện có thật và truyền tải những thông điệp nhân văn. Từ đó, Grab mong muốn trở thành một người bạn đồng hành gần gũi trong cuộc sống của người Việt. Chiến dịch này đã xoa dịu các bác tài xế cũng như những khách hàng của Grab trước một năm đầy khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Tận dụng social media marketing cũng là một chiến lược Marketing của Grab.
Grab sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Youtube và Twitter để nắm bắt đối tượng thị trường mục tiêu, tăng nhận thức về thương hiệu của Grab thông qua các bài đăng được chia sẻ. Điều này không chỉ giúp đạt hiệu quả tăng doanh số bán hàng mà còn tác động tới cảm xúc, nhận thức của khách hàng thông qua hình ảnh và âm thanh.
Ví dụ: Grab đã tạo ra một cộng đồng hashtag để người tiêu dùng chia sẻ và tương tác, kể về những trải nghiệm của họ với Grab, khuyến khích những phản hồi mang tính xây dựng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
Bên cạnh đó, Grab cũng hiểu được xu hướng trend của giới trẻ trên mạng xã hội.
Chiến dịch “Grab liên hoàn Deal – Cần gì cũng chiều” là một trong những chiến dịch được ra mắt vào khoảng tháng 9/2020, cũng là thời điểm mà chương trình Rap Việt bắt đầu chiếm vị trí ưu tiên trong lòng khán giả. Khi mà mỗi tập phát sóng của Rap Việt đều bùng nổ với những yếu tố mới lạ và được đông đảo khán giả hâm mộ chờ đón mỗi tuần, tất cả hình ảnh của giám khảo hay thí sinh trong chương trình đều là những cái tên được khắp các trang mạng xã hội đăng tải thường xuyên.
Hiểu được độ hot của Rap Việt trên mạng xã hội, Grab và Rapper Suboi – nữ rapper đời đầu của rap Việt đã kết hợp với nhau trong chiến dịch này. Đây thực sự là chiến dịch bùng nổ đúng thời điểm vì đã mang lại thông điệp được khai thác một cách hiệu quả từ nhu cầu cũng như thói quen của thế hệ trẻ – thế hệ thích làm những điều mình thích, mạnh mẽ thể hiện cá tính của mình. Tận dụng được sức nóng mà chương trình về Rap đang được bàn luận thường xuyên, Grab đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng và tung ra một chiến dịch thực sự đúng đắn.
Tìm hiểu thêm: Chiến lược Marketing của Lemonade
II. Phân tích chiến lược Marketing 7p của Grab
Ngoài chiến lược marketing mix 4P với những hiệu quả nhất định, chiến lược marketing mix 7P của Grab với sự mở rộng thêm 3 chữ P về People (con người) – Process (quy trình) – Physical Evidence (cơ sở vật chất) cũng mang lại nhiều thành công.
5. Chiến lược Marketing của Grab về con người (People)
Đối với khách hàng Yếu tố con người được Grab chú trọng thể hiện qua thái độ phục vụ và trải nghiệm của khách hàng. Grab cho phép khách hàng đánh giá mức độ hài lòng về tài xế và dịch vụ ngay sau mỗi chuyến đi. Điều này không chỉ tăng cường sự minh bạch mà còn giúp khách hàng có cảm giác kiểm soát tốt hơn về hành trình, từ biển số xe, số điện thoại của tài xế đến lộ trình di chuyển. Bên cạnh đó, giá cước được niêm yết rõ ràng, giúp tránh các trường hợp tài xế tự ý thay đổi giá.
Tập trung vào yếu tố con người để nâng cao chất lượng dịch vụ
Trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ, sự hài lòng của khách hàng phần lớn dựa vào sự chuyên nghiệp của tài xế. Grab đã xây dựng một bộ quy tắc ứng xử nghiêm ngặt đối với tài xế liên kết, giúp đảm bảo dịch vụ chất lượng và uy tín. Trong trường hợp tài xế có hành vi không phù hợp, Grab có quyền chặn tài khoản tạm thời hoặc vĩnh viễn. Ngoài ra, việc đánh giá sau mỗi chuyến đi trên thang điểm 5 sao cũng trực tiếp ảnh hưởng đến cơ hội nhận cuốc xe của tài xế.
Grab không chỉ coi khách hàng là trọng tâm, mà còn xem tài xế như những đối tác tiềm năng. Bằng cách đảm bảo quyền lợi và sự hài lòng cho cả khách hàng và tài xế, Grab duy trì được mối quan hệ bền vững, giúp dịch vụ không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng.
6. Chiến lược Marketing của Grab về quy trình cung ứng dịch vụ (Process)
Quy trình cung ứng dịch vụ của Grab được thực hiện theo quy trình như sau:
Đối với tài xế
Không như các dịch vụ thông thường, dịch vụ xe ôm công nghệ Grab được cung ứng cho khách hàng thông qua các đối tác. Những đối tác này chính là người trực tiếp sẽ thực hiện việc đưa đón khách hàng, nhận phí dịch vụ và mang lại cho khách hàng những trải nghiệm, cảm nhận trong suốt hành trình. Các tài xế xe máy hay taxi sau khi đã thực hiện đăng ký trở thành đối tác của Grab, sẽ được thông báo về các cuốc xe ở các vị trí có khách hàng và thực hiện nhận cuốc chạy.
Quy trình nhận cuốc chạy của tài xế:
Đối với khách hàng Để có thể trải nghiệm được dịch vụ đặt xe công nghệ từ Grab, khách hàng phải thực hiện các bước theo trình tự sau:
Quy trình giải quyết tranh chấp khiếu nại
Nếu trong (hoặc sau) quá trình trải nghiệm dịch vụ, khách hàng có những khiếu nại liên quan đến tài xế hay nhà cung cấp dịch vụ, có thể thực hiện các bước như sau:
Cách 1: Khiếu nại trực tiếp với nhà cung cấp
Người mua có thể khiếu nại về dịch vụ của nhà cung cấp trực tiếp với nhà cung cấp. Trong trường hợp này, nhà cung cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại và trả lời người mua.
Cách 2: Khiếu nại với Công ty TNHH GrabTaxi
Trường hợp thương lượng, hòa giải không đi đến kết quả hoặc người khiếu nại nhờ đến cơ quan pháp luật có thẩm quyền can thiệp, thì Công ty TNHH GrabTaxi sẽ phối hợp với nhà cung cấp để báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.
7. Chiến lược Marketing của Grab về cơ sở vật chất (Physical Evidence)
Yếu tố cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng uy tín và chất lượng dịch vụ của Grab. Với cam kết cung cấp trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, Grab đã không ngừng đầu tư vào cả các tiện ích vật chất bên trong và bên ngoài để đảm bảo sự tiện lợi và thoải mái.
Cơ sở vật chất bên ngoài
- Trụ sở chính tại Việt Nam: Grab đặt văn phòng tại tòa nhà Mapletree Business Center, một trong những tòa nhà hiện đại bậc nhất tại TP. Hồ Chí Minh, thể hiện sự chuyên nghiệp và đẳng cấp. Văn phòng này không chỉ là nơi làm việc của đội ngũ nhân viên mà còn là nơi tiếp đón các đối tác, khách hàng, tạo sự tin tưởng và uy tín trong mắt công chúng.
- Thiết kế môi trường làm việc: Với môi trường làm việc thoáng mát, sạch sẽ, và chuyên nghiệp, Grab tạo điều kiện tối đa để nhân viên có thể làm việc hiệu quả, góp phần vào chất lượng dịch vụ tốt hơn. Nhờ vào không gian làm việc hiện đại và sáng tạo, đội ngũ nhân viên của Grab luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng với tinh thần trách nhiệm cao.
Cơ sở vật chất bên trong
- Về đội ngũ lãnh đạo và nhân viên: Grab Việt Nam được vinh danh với hai giải thưởng “Lãnh đạo xuất sắc” và “Nhân sự xuất sắc” vào năm 2021, thể hiện sự chú trọng đầu tư vào con người, đặc biệt là việc tạo dựng văn hóa làm việc tích cực. Những giá trị cốt lõi của Grab, như “The Grab Way” với 4H (Heart, Hunger, Honour, Humility), là kim chỉ nam giúp nhân viên luôn hướng đến sự hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Sự hỗ trợ cho tài xế: Grab cũng đặc biệt chú trọng đến đối tác tài xế – những người trực tiếp mang lại trải nghiệm cho khách hàng. Tài xế được hướng dẫn kỹ càng về cách sử dụng ứng dụng và các quy định khi tham gia mạng lưới Grab. Đội ngũ tài xế mặc đồng phục màu xanh lá cây, mang đến sự đồng nhất, cảm giác an toàn và thân thiện cho khách hàng.
Các dấu hiệu nhận biết
- Trang phục tài xế: Để tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và nhất quán, các tài xế Grab mặc đồng phục bao gồm áo thun, áo khoác, mũ bảo hiểm và áo mưa với màu chủ đạo là xanh lá cây – biểu tượng của sự phát triển và hy vọng, tạo cảm giác an toàn cho khách hàng.
- Ứng dụng thông minh: Grab sở hữu ứng dụng di động thông minh được phát triển riêng, mang tên “GRAB”, có mặt trên cả App Store và CH Play với hàng triệu lượt đánh giá tích cực. Ứng dụng này không chỉ giúp khách hàng dễ dàng kết nối với tài xế mà còn cung cấp các dịch vụ đa dạng như di chuyển, giao đồ ăn, thanh toán, tài chính, và nhiều tiện ích khác. Tính năng GrabChat giúp tài xế và khách hàng dễ dàng liên lạc mà không tốn phí.
III. Các chiến dịch truyền thông của Grab
Để Grab có vị thế vững chắc như ngày nay, không thể không kể đến những chiến dịch truyền thông đỉnh cao của Grab gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Đặc biệt là chiến dịch mừng Cột mốc 10 năm của Grab – “Thở Nhịp Việt Nam”.
TVC truyền thông Tết 2024
Tết Nguyên Đán – khoảng thời gian mà mọi gia đình Việt Nam đều mong ngóng – cũng là cơ hội để các thương hiệu truyền tải những thông điệp đầy ý nghĩa. Nhân dịp Tết 2024, Grab đã ra mắt TVC dài hơn 4 phút mang tên “Thở nhịp Việt Nam”, kể câu chuyện chân thực và ấm áp về cuộc sống bình dị của người dân Sài Gòn, giúp mọi người cảm nhận được sự gần gũi và sẻ chia trong những ngày lễ truyền thống.
Lấy cảm hứng từ những con hẻm nhỏ nơi cuộc sống thị thành diễn ra với nhiều cung bậc cảm xúc, chiến dịch muốn truyền tải thông điệp rằng, dù là người lao động tay chân hay trí thức, ai cũng có những câu chuyện riêng về những áp lực cơm áo gạo tiền, đôi khi làm mất đi niềm vui Tết. Tuy vậy, trong những con hẻm ấy vẫn có những câu chuyện ấm áp về tình người.
Hình ảnh những chiếc áo xanh của Grab len lỏi qua từng ngõ hẻm, mang theo những món quà và lời chúc, góp phần làm Tết thêm phần ý nghĩa. Đây chính là nhịp cầu kết nối mọi người, tạo nên không khí đầm ấm và đoàn viên. Đặc biệt, TVC còn thể hiện sự tôn trọng văn hóa vùng miền qua việc sử dụng nhiều phương ngữ khác nhau, tôn vinh sự đa dạng văn hóa Việt Nam trong dịp Tết.
Phim ngắn “Grab 10 năm – Thở nhịp Việt Nam”
Chiến dịch “Grab 10 năm – Thở nhịp Việt Nam” của Grab, ra mắt vào tháng 8, là một tác phẩm đầy cảm xúc và sâu lắng. Với phim ngắn hơn 6 phút, Grab đã kể lại 10 câu chuyện nhỏ, mỗi câu chuyện gắn liền với cuộc sống của các nhân vật khác nhau trong suốt chặng đường 10 năm từ 2014 đến 2024. Đây không chỉ là hành trình của từng cá nhân, mà còn là sự phản ánh những thay đổi mà Grab đã mang lại cho cuộc sống của người dân Việt Nam trong suốt thập kỷ qua.
Xuyên suốt bộ phim, những hình ảnh thân thuộc của tài xế Grab, khách hàng, và các đối tác cửa hàng hiện lên một cách gần gũi và mộc mạc. Những câu chuyện được kể không phô trương, mà đơn giản, chân thật, nhưng lại đánh động vào trái tim của người xem bởi sự gắn kết mật thiết giữa Grab và cộng đồng Việt. Những thước phim này như một lời nhắc nhở rằng Grab không chỉ là một thương hiệu, mà là một người bạn đồng hành đã và đang cùng người tiêu dùng trải qua mọi giai đoạn của cuộc sống – từ những lúc khó khăn cho đến những khoảnh khắc hạnh phúc.
Kết thúc phim là một lời cảm ơn đầy ý nghĩa từ Grab gửi đến người tiêu dùng, nhấn mạnh sự tri ân với những ai đã đồng hành cùng họ trong suốt 10 năm qua. Trên kênh YouTube, không ít khán giả đã bày tỏ sự cảm động và dành những lời khen ngợi về thông điệp đầy nhân văn của TVC. Qua chiến dịch này, Grab không chỉ khẳng định vị thế thương hiệu, mà còn thể hiện sự gắn bó sâu sắc với cộng đồng Việt Nam, làm cho thông điệp trở nên ấm áp và gần gũi hơn bao giờ hết.
OOH – Interactive Billboard
Chiếm trọn Spotlight trong chiến dịch lần này của Grab chính là hệ thống Interactive Billboard đang gây sốt trong những ngày vừa qua. Grab đã cho lắp đặt một tấm biển quảng cáo tại ngã 6 Phù Đổng – một trong những tuyến đường rất lớn tại thành phố Hồ Chí Minh để ghi lại những hình ảnh trong thời gian thực và phát trực tiếp ngay trên màn hình cỡ lớn.
Khi có tài xế của Grab chạy ngang qua cung đường này camera tại đó sẽ nhanh chóng ghi lại những hình ảnh của tài xế và chiếu trực tiếp lên tấm Billboard. Đi cùng với đó là những lời cảm ơn và tri ân mà Grab dành tặng cho đội ngũ tài xế của mình.
Ngay sau khi được lắp đặt, tấm Billboard đặc biệt của Grab đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng cũng như các tài xế. Chiếc clip dễ thương của những tài xế cũng viral khắp mạng xã hội.
Chuỗi sự kiện tri ân dành riêng cho Tài xế
Không chỉ dừng lại ở đó, Grab còn dành riêng những hoạt động cho đội ngũ tài xế lực lượng cốt lõi tạo nên sức mạnh của thương hiệu này tại thị trường Việt Nam.
Chuỗi hoạt động dành cho tài xế bao gồm rất nhiều chương trình đa dạng như: mini game, quà tặng, sự kiện,… Đây là một trong những hoạt động quan trọng để Grab có thể lấy lại niềm tin và cảm tình của đội ngũ tài xế, giữ chân họ ở lại với thương hiệu.
Nhìn chung, xoay quanh những hoạt động trên đội ngũ tài xế của Grab sẽ nhận được nhiều phần quà hấp dẫn, cơ hội tham gia hoạt động giải trí, cũng như lời tri ân đến từ phía thương hiệu.
Lý do Grab luôn dẫn đầu thị phần “xe ôm công nghệ” là gì?
Grab vẫn giữ vững thị phần của mình là nhờ vào chiến lược marketing đa dạng và mạnh mẽ, kết hợp với việc liên tục cải tiến dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Bên cạnh đó thì yếu tố về truyền thông chính là sức mạnh làm nên tên tuổi của Grab cho đến thời điểm hiện tại.
Bằng cách tận dụng mạnh mẽ mạng xã hội, tích hợp quảng cáo đa kênh, và tạo ra các chiến dịch cảm xúc Grab đã rất thành công trong việc kết nối với khách hàng, đi sâu vào nền văn hóa Việt Nam, khơi gợi những truyền thống tiêu biểu và lan tỏa đến mọi người.
Bài viết trên đây, MISA đã phân tích chi tiết về chiến lược Marketing Mix của Grab tại Việt Nam. Ngoài ra, MISA có đính kèm bộ mẫu kế hoạch Marketing giúp Marketers xây dựng và theo dõi hiệu quả chiến dịch Marketing. Đăng ký nhận ngay trọn bộ mẫu kế hoạch Marketing tại form dưới đây.
IV. Tải tiểu luận Chiến lược marketing của Grab
Dưới đây là trọn bộ tiểu luận về Chiến lược marketing của Grab, mời anh chị tải ngay tại đây:
V. Giới thiệu Tổng quan về Grab
Tổng quan về Grab – Thương hiệu tiên phong ngành gọi xe công nghệ tại Việt Nam
Theo Wikipedia, Grab (trước đây gọi là GrabTaxi) là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia.
Có thể nói, Grab xuất hiện như một làn gió mới trong việc di chuyển tại các nước Đông Nam Á. Khách hàng có thể di chuyển nhanh chóng hơn so với taxi do ứng dụng công nghệ vào việc gọi xe nhưng lại vô cùng đảm bảo so với xe ôm truyền thống.
Grab hiện đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ tại 8 quốc gia và 195 thành phố thuộc khuôn khổ Đông Nam Á. Ứng dụng di động đặt xe công nghệ này được thống kê là đã có tới 90 triệu thiết bị sử dụng. Mỗi ngày có hơn năm triệu người sử dụng. Hơn 2 triệu tài xế tính tới thời điểm hiện tại. Và chiếm tới 95% thị trường xe ôm công nghệ trên toàn thế giới.
Grab thực hiện dịch vụ di chuyển của mình trên ứng dụng do chính công ty cung cấp. Người gọi xe có thể dùng ứng dụng này để đặt xe (xe máy, ô tô, taxi, giao hàng, thức ăn). Chỉ cần nhập điểm đón và điểm đến, ứng dụng sẽ tự động tính phí cho quãng đường. Công đoạn tiếp theo chỉ đơn giản là đặt xe và đợi tài xế đến đón.
Grab sẽ là cầu nối cho các đối tác tài xế có xe rảnh và muốn kiếm thêm thu nhập với khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ. Đây sẽ là cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu và lợi nhuận cho cả hai bên. Đồng thời giải quyết được các vấn đề giao thông đông đúc tại Việt Nam.
Grab cung cấp tất cả dịch vụ trên nền tảng ứng dụng điện thoại. Thương hiệu này hướng tới việc giúp khách hàng đi lại thuận tiện hơn. Và theo thời gian, Grab cũng gần như mở rộng các dịch vụ của mình, tạo sự tiện lợi và nhanh chóng cho các khách hàng.
Ban đầu, khi mới vừa gia nhập thị trường Việt Nam, Grab chỉ có các dịch vụ cơ bản như: GrabBike, GrabCar, GrabTaxi… Kể từ năm 2017, các dịch vụ mới ra đời như một cách để cạnh tranh các đối thủ Go Viet, Bee… có thể kể đến như Grab đi tỉnh, GrabExpress, GrabFood và gần đây là GrabHour.
Trong thời gian trở lại đây, dịch vụ GrabExpress được khách hàng rất quan tâm bởi Grab cung cấp rất nhiều dịch vụ cần thiết. Khách hàng có thể sử dụng chính ứng dụng Grab trên điện thoại để tiến hành đặt giao hàng, phương thức vận chuyển linh hoạt có thể bằng ô tô, xe máy, xe ba gác,…giao hàng siêu tốc, thời gian nhanh, liên quận, chi phí hợp lý được hiển thị rõ ràng trên ứng dụng,…
Danh mục sản phẩm của Grab
Grab cung cấp một hệ sinh thái dịch vụ đa dạng, đáp ứng hầu hết các nhu cầu thiết yếu của người dùng
- Dịch vụ di chuyển: GrabBike (xe máy), GrabCar (ô tô), GrabTaxi (taxi truyền thống tích hợp công nghệ).
- Dịch vụ giao hàng: GrabExpress (giao hàng nhanh), GrabFood (giao đồ ăn), GrabMart (đi chợ hộ).
- Dịch vụ tài chính: GrabPay by Moca (ví điện tử), hỗ trợ thanh toán trực tuyến và các dịch vụ tài chính tiện lợi khác.
Như vậy, không chỉ dừng lại ở ngành công nghiệp gọi xe, Grab liên tục phát triển thêm các dịch vụ mới nhằm mang đến trải nghiệm trọn vẹn và tiện lợi nhất cho khách hàng.
Những nhóm dịch vụ chính của GrabExpress bao gồm:
Từ ngày 03/07/2023 Grab đã phát hành thông báo về việc đồng nhất tên các dịch vụ GrabExpress với mục đích để khách hàng dễ dàng phân biệt các loại hình dịch vụ của GrabExpess.
Cụ thể những nhóm dịch vụ chính của GrabExpress bao gồm:
Dịch vụ 2H/4H (Giao hàng trong ngày)
Dịch vụ này giúp giao nhanh các đơn hàng trong khoảng thời gian 2 đến 4 giờ với mức phí vô cùng hấp dẫn, mang đến sự tiện lợi tối đa. Nhóm dịch vụ này phục vụ dành cho cả 3 nhóm người dùng là cá nhân, chú shop và doanh nghiệp.
GrabExpress siêu tốc:
- GrabExpress siêu tốc: Giao nhanh trong vòng 2 – 4 giờ.
- GrabExpress siêu tốc (COD):: Dịch vụ giao hàng nhanh, thu hộ tiền mặt tận nơi, giúp người bán thuận tiện hơn trong việc thu tiền từ khách hàng.
- GrabExpress siêu tốc thực phẩm: Đảm bảo giao hàng nhanh chóng trong vòng 30 phút cho các đơn dưới 5km, đặc biệt phù hợp cho các đơn hàng thực phẩm trong điều kiện thời tiết bình thường.
- GrabExpress siêu tốc hàng hóa giá trị cao: Đảm bảo an toàn cho các mặt hàng giá trị cao với mức bảo hiểm lên đến 30 triệu đồng, giúp bạn yên tâm giao những sản phẩm đắt tiền.
- GrabExpess Mua hộ: Hỗ trợ mua sắm các sản phẩm cần thiết theo yêu cầu và giao hàng tận nơi, tiết kiệm thời gian cho người dùng.
Giao hàng nhiều điểm dừng
Chỉ với một lần đặt xe, tài xế GrabExpress sẽ giúp bạn giao nhiều đơn hàng đến các điểm theo thứ tự bạn đã chọn. Ngoài ra, dịch vụ còn hỗ trợ giao hàng tạm ứng tiền mặt (COD) cho các đơn hàng có giá trị lên đến 500.000đ, giúp bạn linh hoạt hơn trong việc giao nhận.
Một số dịch vụ của GrabEpress nhiều điểm:
- GrabEpress Nhiều điểm
- GrabEpress Nhiều điểm (COD)
- GrabEpress Nhiều điểm (Thực phẩm)
- GrabEpress Nhiều điểm (Hàng cỡ lớn)
Mức giá của những dịch vụ trên cũng rất ưu đãi, khuyến mãi, đây có thể được coi là một trong những điểm thu hút và giữ chân khách hàng của Grab.
Tìm hiểu thêmThị trường mục tiêu của Grab
Khách hàng phổ thông
- Đặc điểm: Người dùng trẻ (18–35 tuổi), gồm sinh viên, nhân viên văn phòng, lao động phổ thông.
- Hành vi: Có nhu cầu di chuyển nhanh chóng và tiện lợi, ăn uống và giao nhận hàng hóa với giá cả hợp lý , dễ bị thu hút bởi các chương trình khuyến mãi.
- Sản phẩm phù hợp: GrabBike Tiết kiệm, GrabBike, GrabFood, GrabExpress
Khách hàng trung lưu và cao cấp
- Đặc điểm: Người có thu nhập ổn định, tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
- Hành vi: Ưa chuộng sự tiện nghi, nhanh chóng và an toàn. Sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ chất lượng cao.
- Sản phẩm phù hợp: GrabBike, GrabCar, GrabCar Plus, GrabMart
Khàng mục tiêu của Grab
Dưới đây là những đặc điểm cụ thể về khách hàng mục tiêu của Grab:
- Giới tính: Cả nam và nữ
- Độ tuổi: Nhóm thanh niên (18 – 24 tuổi) và nhóm trưởng thành (25 – 35 tuổi)
- Vị trí địa lý: Tập trung ở đô thị, các thành phố phát triển. Đặc biệt là 2 thành phố lớn: Hà Nội và TP.HCM
- Thu nhập: Trung bình – khá trở lên
- Lối sống: Mục tiêu khách hàng là những người bận rộn, luôn muốn tối ưu hóa thời gian.
- Sở thích: Am hiểu về xu hướng công nghệ, thường tìm kiếm sự tiện lợi, nhanh chóng
- Thói quen: Thường di chuyển tới nơi làm việc, học tập bằng dịch vụ gọi xe
Có thể thấy chiến lược của Grab phù hợp với các khách hàng mục tiêu là những người trẻ tuổi, am hiểu công nghệ và có nhu cầu cao về sự tiện lợi trong cuộc sống hàng ngày. Điều này giúp Grab dễ dàng tiếp cận và giữ chân khách hàng thông qua các dịch vụ đa dạng và tiện ích.
Đối thủ cạnh tranh chính của Grab hiện tại
Mặc dù Gojek đã rút khỏi thị trường Việt Nam, Grab vẫn đối mặt với nhiều thách thức cạnh tranh từ các đối thủ trong nước và quốc tế. Dưới đây là những mối lo ngại lớn nhất về cạnh tranh của Grab ở thời điểm hiện tại:
Sự trỗi dậy của Be Group
Be Group, một công ty gọi xe nội địa, đang nhanh chóng mở rộng dịch vụ và chiếm lĩnh thị phần. Với chiến lược cạnh tranh giá linh hoạt, cùng với mối quan hệ đối tác với các công ty bảo hiểm và tài chính, Be có thể thu hút người tiêu dùng và tài xế. Ngoài ra, Be tập trung phát triển dịch vụ vận chuyển, giao hàng và tài chính, cạnh tranh trực tiếp với Grab.
Ahamove và Loship – Mảng giao hàng
Trong lĩnh vực giao hàng, Ahamove và Loship đang là những đối thủ đáng gờm. Các công ty này tập trung mạnh vào dịch vụ giao nhận nội thành, có tốc độ giao hàng nhanh và giá cả cạnh tranh. Đặc biệt là Loship, với định vị là dịch vụ giao hàng nội địa nhanh chóng, đã có được sự ủng hộ từ nhiều người dùng, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử ngày càng phát triển.
Xu hướng dịch chuyển sang xe điện và công nghệ xanh
Xu hướng sử dụng xe điện và các dịch vụ bền vững đang phát triển mạnh mẽ. Grab đã hợp tác với VinFast để giới thiệu dịch vụ xe điện, nhưng việc giữ vững lợi thế này sẽ đòi hỏi Grab phải đầu tư liên tục vào công nghệ xanh và duy trì chi phí hợp lý. Các đối thủ có khả năng tận dụng xu hướng này sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với Grab.
Nhìn chung, Grab vẫn đứng trước nhiều thách thức cạnh tranh từ các đối thủ trong và ngoài nước, từ việc giữ vững thị phần, đáp ứng nhu cầu khách hàng, đến duy trì lợi thế công nghệ trong bối cảnh thị trường liên tục thay đổi.
MISA AMIS aiMarketing – Trợ thủ đắc lực giúp marketers triển khai chiến dịch Marketing hiệu quả
Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:- Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
- Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng landing page, không thể bắn chiến dịch email marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…
Bộ giải pháp AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Các tính năng của aiMarketing được phát triển theo đúng nhu cầu của các Marketers giúp nhân viên có công cụ triển khai các chiến dịch marketing, nhà quản lý có công cụ theo dõi & đánh giá hiệu quả các hoạt động marketing.
Với MISA AMIS aiMarketing:- Nhà quản lý dễ dàng theo dõi hiệu quả hoạt động của marketing, thể hiện qua hệ thống báo cáo đa chiều như tình hình doanh số, doanh số đem về theo sản phẩm, kênh nguồn, số lương & chất lượng các cơ hội kinh doanh/khách hàng tiềm năng…
- Cung cấp công cụ giúp Nhân viên Marketing thực hiện các nghiệp vụ marketing: thu thập quản lý & lưu trữ thông tin khách hàng, xây dựng landing page, bắn email marketing hàng loạt, nuôi dưỡng khách hàng bằng workflow, làm báo cáo, Tự động chuyển khách hàng tiềm năng và Đồng bộ dữ liệu về khách hàng tiềm năng với bộ phận Sale
Có aiMarketing, triển khai chiến dịch marketing hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và gia tăng chuyển đổi. Xem chi tiết video demo tính năng sản phẩm MISA AMIS aiMarketing
Tổng kết
Từ sự thành công của Grab, ta có thể thấy chiến lược Marketing của Grab là những chiến lược đáng để học hỏi. Sự am hiểu thị trường, luôn đặt khách hàng làm trung tâm cùng chiến lược Marketing thông minh theo mô hình 4P giúp doanh nghiệp này nhanh chóng sở hữu được lợi thế cạnh tranh trên những quốc gia mà Grab đặt bước chân đầu tiên đến.
Đánh giá bài viết [Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Từ khóa » Chiến Lược Crm Của Grab
-
Chiến Lược CRM đề Xuất Cho Mảng Dịch Vụ Gọi Xe Của Grab - StuDocu
-
Grab 1 | PDF - Scribd
-
Chiến Lược Crm đề Xuất Cho Mảng Dịch Vụ Gọi Xe Của Grab Tại Việt Nam
-
Case Study Nhóm 4 CRM - Tài Liệu Text - 123doc
-
Vì Sao Chiến Lược Xoay Quanh Khách Hàng Là Tiền đề Cho Tăng Trưởng?
-
Phát Triển Sản Phẩm Từ Grab Và 4 Bài Học để đời - Getfly CRM
-
Chiến Lược Marketing Của Grab: Phương Thức đột Phá Tạo Nên ...
-
Các Bước để Phát Triển Chiến Lược CRM - Brands Vietnam
-
Phần Mềm CRM (phần Mềm Quản Lý Khách Hàng) Cho Lĩnh Vực Vận ...
-
Chiến Lược CRM Thành Công Của Baemin - SmartOSC DX
-
Grab Công Bố Chiến Lược Nền Tảng Mở để Trở Thành Siêu ứng Dụng ...
-
Chiến Lược Kinh Doanh Mới : Grab Sẽ Tung Dịch Vụ Bảo Hiểm Vào ...