Phân Tích ĐÂY THÔN VĨ DẠ –GS LÊ TRÍ VIỄN
Có thể bạn quan tâm
"Mơ khách đường xa... khách đường xa.. Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà..." Khổ 1. Bắt đầu bằng một lờì trách: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Trách nhè nhẹ sơ sơ nói theo kiểu Huế "nghe dễ ghét" (tức dễ thương đáng yêu). Trách có nghĩa là phải thân đến chừng mực nào mới dám trách. Trách mà ngụ ý mời mọc tiếc rẻ. Diễn ra văn xuôi: lẽ ra anh phải về thăm chứ sao anh lại không về? Uổng lắm tiếc lắm! Bởi đâu chỉ về thăm thôn này còn về thăm em nữa chứ? Nhưng điều đó cô gái dấu - ai lại nói thẳng ra dị lắm! Cô gái nhờ cái nắng hàng cau: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Không phải về để nhìn em mà để nhìn nắng hàng cau cái nắng mới lên buổi sớm mai - phơn phớt hồng trên tán lá xanh cao vút từ xa đã đập vào mắt. Chẳng lẽ từ nét chân thực của cảnh vật ấy lại nghĩ đến cây kia thay người kiễng chân lên thật cao để đón lấy cái nhìn của người đến thăm thay em để được đầu tiên đón lấy cái nhìn của anh. Tại sao lại chỉ cây cau được anh nhìn trước mà không phải là em? Trách như thế thì đòi hỏi như thế là phải quá! Còn như cho đó là "vật từ xa đã nhìn thấy trước" hoặc khen rằng sao nó "lại gợi lên một nỗi niềm làng mạc quê hương đến thế" thì cũng chẳng ai cãi. Đến đó là lời cô gái (cố nhiên tác giả nói thay). Tiếp theo lại không phải. Như trên kia đã khơi lên mạch lôgích bị dứt. Có sự biến chuyển đột ngột như thói thường trong dòng cảm xúc của Hàn Mặc Tử. Để lập lại lôgích trong trình tự người được trách được mời khéo được chờ đợi bỗng nhiên xuất hiện: về thăm thật. Trước hết thăm cảnh rồi thăm người. Chàng trai đi qua thôn và trầm trồ trước các cảnh vườn đặc biệt dừng lại say mê trước một cảnh: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc! Hôm trước có mưa không thì không biết nhưng lá cây đều láng mướt như vừa lau chùi mơn mởn mát rượi và ánh nắng xuyên qua kẽ lá bật sáng lên tất cả xanh và trong suốt như ngọc. Đẹp quá đẹp bằng tươi bằng trẻ mướt rượt nói như người Huế. Vườn ai vậy? Chữ ai này trong tiếng Việt của cha ông ta nó kì lắm. Tư duy biện chứng nằm trong nó: nó vừa là nó vừa không phải nó. Vườn ai là vườn ai chả biết thật nhưng cũng có thể là vườn của người mình thương vườn cô gái! Vườn cô thì nhất định là mướt là ngọc rồi. Không vậy thì yêu làm gì? Chưa hết. Vườn ai không chỉ đẹp là đẹp cây mà còn có cái đáng đẹp hơn: đẹp người. Có con người mặt chữ điền ở đó nữa và Lá trúc che ngang mặt chữ điền Mặt trái xoan tiêu chuẩn đẹp ngoài Bắc. Ông già bà cả xứ Huế khen khuôn mặt chữ điền là cái đẹp phúc hậu nhìn mặt mà còn thấu luôn cả tinh thần. Ca dao có câu: Mặt em vuông tượng chữ điền Da em thì trắng áo đen mặc ngoài. Lòng em có đất có trời Có câu nhân nghĩa có lời thuỷ chung. Cũng là nói tới cái đẹp phúc hậu. Bây giờ mặt chữ điền ấy lại có lá trúc che ngang. Con người hiện trong vườn cây nếu lộ hẳn khuôn mặt chắc không đẹp phải để nó khuất một chút sau lá theo nguyên tắc nghệ thuật cho nó e ấp kín đáo con gái nào cũng vậy huống gì con gái Huế! Ai vậy? Một cô gái bất kì trong cảnh vườn bất kì chăng? Đã vườn là vườn ai thì cô gái chính là kẻ được gửi gấm sau chữ ai đấy: đó là em kẻ trách móc ở trên. Khổ thơ này là vậy. Có kẻ trách người không về thăm thì liền có người về thăm. Kẻ trách gợi một tí xinh xinh là lạ mà thôn dã quen thân. Người về thăm khen say mê cảnh đẹp và người đẹp cảnh đẹp màu người đẹp nết. Một cuộc hội ngộ không nói ra mà vui thấm vào cảnh vật nghe như có tiếng thì thầm của gặp gỡ tươi vui. Khổ 2. Phút vui không dài. Mà không một tiếp chuyển nào. Cái buồn tiếp theo ngay: Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay. Bước ra sau vườn là mấy cây vả một chòm bắp và dòng sông có đến năm ba bậc cấp xuống sông. Bắp trổ cờ lay lay trong gió nhẹ. Dòng nước sông Hương như không muốn trôi lặng lẽ im lìm buồn thiu. Gió mây trên tầng không cũng mỗi bên mỗi đường gió ở cây lá còn mây ở tận trời. Cảnh thật chứ? Đúng. Trên kia thật mà đây cũng thật. Tươi ủ đều Huế cả. Vườn tươi sáng mai sông ủ buổi chiều. Cái buồn phơn phớt nhè nhẹ thấm tận vào đáy lòng cái nét "trầm tư không nơi nào có được" ấy là đặc trưng của Huế. Nhớ Quê mẹ Tố Hữu nhớ cái không khí vô hình mà rất thấm ấy: Mây núi hiu hiu chiều lặng lặng. Đây có gió thổi mây bay có hoa bắp lay mà nghe vắng lặng đến não người. Nỗi buồn ấy trong cảnh có liên quan gì tới người không? Kẻ mời người về hai đàng lặng lẽ mà nên cảnh tươi vui. Nhưng ngăn cách nằm sâu trong sự thật chẳng làm sao chung đời được. Ngẫu nhiên chăng hay dụng ý? Chuyện chung đôi chỉ là chuyện gió mây chia đường. Gió thổi mây bay thường là một chiều đây lại đứt gãy: Gió theo lối gió mây theo đuờng mây. Lại ngăn cách quyết liệt gió đóng khung trong gió (hai chữ gió đóng hai đầu) mây cuộn trong mây (hai chữ mây cũng khép kín vòng lại). Số kiếp của cô gái và chàng trai này là vậy. Cho nên dòng nước cũng như buồn theo và hoa bắp cũng như vật vờ lay động như tựa mình lảo đảo bên cạnh dòng nước không nói không rằng. Buồn đến thế ư? Có chút hi vọng nào chăng? Đến lúc chàng trai hỏi: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Câu thơ sáng hẳn lên. Từ ngày đến đêm và đêm trăng là một thứ nhảy vọt không gì báo trước. Tối nay lại là một sự đột ngột khác. Thuyền đậu thuyền đi trên sông Hương đêm trăng là bình thường. Thuyền chở trăng chở cả tình cũng hình dung được. Nếu có một cuộc hẹn hò tối nay cần trăng cần thuyền thì thuyền về kịp cuộc hẹn sẽ vui có rượu có trăng có những người yêu nhau thì đẹp biết bao! Bù lại cảnh tượng ở hai câu trên là cách ngăn buồn não trong lặng lẽ đây là hi vọng của cuộc gặp gỡ hoà hợp mát lành trong lặng lẽ. Hi vọng mỏng manh như tờ giấy vì nó được đặt thành một nghi vấn dù đã được chốt lại một cách xác định rõ ràng: kịp tối nay. Buồn não đã liên quan tới hai người thì hi vọng này có dính dấp gì tới không? Thuyền ai là thuần tuý phiếm chỉ hay cũng như vườn ai bên trên là một chiế thuyền xác định thuyền em? Hai ta mỗi người mỗi nảg đã đành. Như vậy thì buồn quá. Thuyền em đang đậu ở bến sông đầy trăng như đời em đang đầy xuân tươi em có chở trăng về chở tươi vui về bến anh cho tình đôi ta sáng lên đôi tí và anh được chút vui mát lành một tối là tối nay - nỗi ước mong thầm lặng mà tha thiết đến mức từ xa xôi trong thời gian vội hiện ngay vào hiện tại: tối nay. Tha thiết mà mỏng manh. Càng mỏng manh càng tha thiết. trái tim nó vậy nên nó mới khổ. Bốn câu trước khổ này là vậy. Gió mây chia đường. bạn tình rẽ đôi. Buồn đến cả dòng sông ngọn bắp. Buồn quá. Thuyền ai đó hay thuyền em mà sáng đầy trăng? Chở trăng về kịp tối nay ta gặp nhau đi em. Cho anh một chút hi vọng. Nhưng đó chỉ là ước mong sáng lòng mà mờ ảo mông lung. Khổ 3. Mơ khách đường xa khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh. Ai biết tình ta có đậm đà! Thuyền không chở trăng về kịp để ta có bạn tối nay. Sự đơn lẻ sâu thêm rồi. Bởi em đang mơ khách đường xa và khách đường xa lại đang ngày càng xa: Khách đường xa khách đường xa xa mãi không bao giờ trở lại. Còn em? Bây giờ mới xuất hiện em thì áo em trắng quá nhìn không ra. Trắng quá loá mắt? Mà áo em trắng hay tâm hồn em con người em trắng? Mặt chữ điền mà khoác áo trắng thì hai lần rắng trong ngoài đều trắng loá mắt là phải. Hay em là trăng? Là ma? Em không phải là em? Bởi em tinh sạch quá mà ah thì không với tới được? Em là thiên thân ở cõi nào còn anh trời đày thân xác tàn rữa ở trần gian? Câu thơ trên đương còn là mơ câu này đã bay vào ảo giác một bước nhảy vọt rất Hàn Mặc Tử không có ở đâu và không ai có... Có người bảo đó là do ám ảnh của chứng bệnh hiểm nghèo Tử mắc phải. Những cảm giác kì lạ đối với ánh trăng tràn ngâp trong thơ Tử ai cũng biết. Nhưng không cứ đối với ánh trăng. Với màu trắng Tử cũng vậy. Tác phẩm văn xuôi Chơi giữa mùa trăng có đoạn: "Động là một thứ hòn non bằng cát trắng trắng hơn da thịt của người tiên của lụa bạch hơn phẩm giá của tiết trinh - một màu trắng mà tôi cứ muốn lăn lộn điên cuồng muốn kề môi hôn hay áp má len để hưởng sức mát rượi dịu dàng của cát..." (Tuyển tập Hàn Mặc Tử NXB Văn học Hà Nội 1987 tr .118). Như vậy màu trắng cũng tác động đặc biệt tới nhà thơ. Nhà thơ những muốn lăn lộn hoà tan mình trong đó thì ở đây áo trắng quá nhìn không ra cũng là chuyện thường... với người làm thơ. Người đọc có thể thấy làm lạ nhưng với nhà thơ đó là sự nhảy vọt từ cái thực qua cái trên thực cái siêu thực. Dù sao lời thơ ở hai câu này sao mà nghe như có gì đứt đoạn tắc nghẹn hụt hẫng chới với mất thăng bằng. Bẽ bàng tội nghiệp biết bao nơi lòng chàng trai! Lời trách đầy ân tình dịu dàng đến nũng nịu trên kia đã dồn cái đằm thắm vào chữ anh: Sao anh không về... Thì bây giờ đến lượt chàng trai gọi đến con người có lời trách ấy gọi đến em thì em mất hút trong màu trắng nhìn không ra nữa! Còn có thể tỏ bày gì với em nữa! Em đã mất rồi. Mơ (Mơ khách đường xa...) đã quyến em đi đã nhuộm áo em và áo em thành mơ trắng xoá màu mơ anh còn nhìn đâu ra nữa hở em? Trách móc mà làm chi em? Mời mọc mà làm chi em? Anh và em hai chữ ấy lẽ ra là một nay thì đã đứt hai vĩnh viễn rồi em ơi! Đâu còn nắng hàng cau vườn mướt quá đâu còn xanh như ngọc mặt chữ điền! Cũng chẳng còn gió mây lặng lẽ dòng nước buồn hoa bắp lay sông trăng và thuyền chở trăng... Xoá hết bay hết. Ở đây chỉ còn sương khói che khuất bóng người: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh. Em cũng mờ mà anh cũng mờ tan trong khói sương lạnh lẽo mù mịt. Còn lại may có chữ tình nhưng ai có biết cho ai: Ai biết tình ai có đậm đà? Ai trước là người nào? Ai sau là người nào? Sau những gió lối gió mây đường mây có chở trăng về những mơ khách đường xa nhìn không ra thì ai trước phải là cô gái còn ai sau là chàng trai. Có thể coi là câu trả lời cho câu trách ở đầu bài thơ: Sao anh không về ư? Có đấy chứ. Về bằng tưởng tượng bằng hồi ức lặng lẽ mà nhìn mà say mà buồn mà trông mong hi vọng rồi thất vọng bẽ bàng. Chỉ còn chắc chắn một điều đó là tấm tình đậm đà mãi mãi của anh. Liệu em có biết cho? Sự thực ở tấm lòng là như vậy nhưng lúc này khi chẳng ai muốn mà mối tình đành chịu cho đứt gãy quả không nên để lồ lộ anh và em đương đầu với đau thương. Phải để cho nỗi đau được hưởng một chút vuốt ve và em anh tan vào cái khung hơi mơ hồ một chút nhưng gần gũi và ngọt ngào của chữ ai. Còn có đậm đà là đậm đà thật hay có đậm đà không với câu hỏi nghi vấn đằng sau? Câu thơ chấm dứt lơ lửng. Và như thế là phải xét lại hai chữ ai và xét lại tình. Đảo ngược lại chữ ai trước là anh chữ ai sau là em. Về phía anh anh tự biết tình vẫn đậm đà nhưng em có biết cho thế không hay em vẫn còn tí hoài nghi. Em biết tình anh có đậm đà? Còn phía em em trách em mong anh tin em đậm đà nhưng trải qua thực tế gió có lối gió mây có đường mây liệu tình em có đậm đà? Nghĩ vậy anh xúc phạm em rồi nhưng cuộc đời cay đắng thì phải nhận nó đắng cay chứ biết sao? Dù hiểu cách nào đi nữa câu thơ vẫn có gì buồn buồn: sương khói mờ nhân ảnh đã là mù mịt mông lung khuất lấp mất dạng chữ có đậm đà lại gieo thêm một nỗi lửng lơ nghi hoặc nên càng buồn. Khổ 3 này chỉ tiếp nối và đi sâu vào mối tình từ cái cách ngăn mây gió chia đường dấn sâu vào thành sự đứt gãy từ cảnh tí tách như reo vui ở khổ một đi dần tới sự xoá nhoà tất cả vào mơ vào sương khói ở khổ 3 để chấm dứt một mối tình hết sức thiết tha mà đành để nó biến mất hút vào mông lung mờ mịt chỉ còn chút dư vị đậm đà mà chưa dám biết có hay không ở người ta và cả ở mình trong lòng người ta. Có phải vì bài thơ chỉ giới hạn ở một nỗi đau cụ thể là mối tình đứt gãy với cô Cúc vì mình là bệnh tật ? Nếu vậỵ số mệnh nó không dài đến tận nay. Cũng không phải nó nói dùm niềm đau của thiên vạn chàng trai không may mắn trong tường trình . Gốc rễ sâu của nỗi bẽ bàng trong bài thơ vượt ra khỏi khuôn khổ một đôi tri gái một mối tình mệnh yểu mà nói được tâm trạng chưa kịp vui mà đã thấy buồn mới vừa ban mai mà đã vội chiều tà ước mơ tốt đẹp mà tất thảy đều tuột khỏi tay mình tâm trạng của thế hệ thanh niên 1930 - 1945 rất hào hứng mình tự khẳng định mình nhưng xã hội thực dân phong kiến luôn có mặt để phủ định khi tiếng vọng của Cách mạng đối với họ hãy còn xa. vậy thì bài thơ này muốn bảo với người đọc điều gì ? Chắc chắn có cái đẹp của một làng tiếng tăm đất đế đô đẹp đât trời cây trái đẹp nết đẹp tài của con người. Chắc chắn cũng đẹp tình bởi nàng thơ của Hàn Mặc Tử không chỉ gợi cảm chỉ cho bài thơ này mà còn nhiều bài khác. Tình tha thiết chứ chẳng phải chuyện gió thoảng mây bay. Tất cả đều đẹp như một ước mơ. Nhưng hãy xem. Từ đầu chí cuối bài thơ đều hằn lên một chữ không nếu không thì một sự trống không một sự nghi ngờ. Mở bài là Sao anh không về tiếp theo là gió theo lối gió mây đường mây để lại một khoảng trống không ở giữa. Rồi Có chở trăng về kịp tối nay là mở ra một lỗ hổng mênh mang như một hoài nghi không sao giải nổi. Đến Áo em trắng quá nhìn không ra là sự hụt hẫng xót xa bàng hoàng. Và cuối cùng Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà thì người cũng xoá mờ mà tình cũng rơi vào nghi hoặc. Vậy thì biết bám víu vào đâu ? Những gì đẹp nhất ước mơ tuyệt vời nhất đều tụt khỏi tay hết. Căn bệnh quái ác đã cắt ngang tất cả. Phải vậy chăng ? Ai cấm nhà thơ mang tất cả theo mình vào cõi bên kia ? Bài thơ bắt đầu bằng điệu vui nếu không cũng là điệu tươi nhưng kết thúc lại phơn phớt buồn như vừa nhỡ một cuộn hẹn hò. Cái buồn mới đến thế. Nó đang trong miếng đất của lãng mạn . Bài này và một số bài khác vốn đứng riêng và mang một ánh sáng riêng trong tập THƠ ĐIÊN. Khổ 4. Cứ đầu đề bài thơ thì đây là một bài nói về thôn Vĩ Dạ nếu không cũng tả cảnh thôn ấy. Dĩ nhiên có những nét đất trời ở thôn nhưng qua kí ức tác giả và lấy mối tình giữa nhà thơ và cô Hoàng Thị Kim Cúc làm nền. Nhà thơ hồi học Trường Dòng hoặc cuối năm 1936 ra Huế tặng sách bạn bè (1) có thể đã về thăm Vĩ Dạ. Nhưng tới lúc làm bài thơ này thì tác giả đã biết mình bị bệnh gì rồi và mối tình kia chắc chắn bị ảnh hưởng không nhẹ. Nét tươi nét duyên trong cảnh còn đó - ở khổ 1 - những nét chia li buồn bã thể hiện ngay ở khổ 2. Thậm chí còn thuyền trăng trên sông trăng có sáng lên một tí nhưng không tránh được vẻ xa xôi mơ màng tưởng chừng như muốn lành lạnh. Khổ thứ ba thì đâu còn gì là cảnh đất trời Vĩ Dạ. Nó đã ngả màu ma mị phất phơ trong sương khói trong mơ. Vậy thì bài thơ này muốn bảo với người đọc điều gì ? Chắc chắn có cái đẹp của một làng tiếng tăm đất đế đô đẹp đât trời cây trái đẹp nết đẹp tài của con người. Chắc chắn cũng đẹp tình bởi nàng thơ của Hàn Mặc Tử không chỉ gợi cảm chỉ cho bài thơ này mà còn nhiều bài khác. Tình tha thiết chứ chẳng phải chuyện gió thoảng mây bay. Tất cả đều đẹp như một ước mơ. Nhưng hãy xem. Từ đầu chí cuối bài thơ đều hằn lên một chữ không nếu không thì một sự trống không một sự nghi ngờ. Mở bài là Sao anh không về tiếp theo là gió theo lối gió mây đường mây để lại một khoảng trống không ở giữa. Rồi Có chở trăng về kịp tối nay là mở ra một lỗ hổng mênh mang như một hoài nghi không sao giải nổi. Đến Áo em trắng quá nhìn không ra là sự hụt hẫng xót xa bàng hoàng. Và cuối cùng Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà thì người cũng xoá mờ mà tình cũng rơi vào nghi hoặc. Vậy thì biết bám víu vào đâu ? Những gì đẹp nhất ước mơ tuyệt vời nhất đều tụt khỏi tay hết. Căn bệnh quái ác đã cắt ngang tất cả. Phải vậy chăng ? Ai cấm nhà thơ mang tất cả theo mình vào cõi bên kia ? Bài thơ bắt đầu bằng điệu vui nếu không cũng là điệu tươi nhưng kết thúc lại phơn phớt buồn như vừa nhỡ một cuộn hẹn hò. Cái buồn mới đến thế. Nó đang trong miếng đất của lãng mạn . Bài này và một số bài khác vốn đứng riêng và mang một ánh sáng riêng trong tập THƠ ĐIÊN. Có phải vì bài thơ chỉ giới hạn ở một nỗi đau cụ thể là mối tình đứt gãy với cô Cúc vì mình là bệnh tật ? Nếu vậ số mệnh nó không dài đến tận nay. Cũng không phải nó nói dùm niềm đau của thiên vạn chàng trai không may mắn trong tường trình . Gốc rễ sâu của nỗi bẽ bàng trong bài thơ vượt ra khỏi khuôn khổ một đôi tri gái một mối tình mệnh yểu mà nói được tâm trạng chưa kịp vui mà đã thấy buồn mới vừa ban mai mà đã vội chiều tà ước mơ tốt đẹp mà tất thảy đều tuột khỏi tay mình tâm trạng của thế hệ thanh niên 1930 - 1945 rất hào hứng mình tự khẳng định mình nhưng xã hội thực dân phong kiến luôn có mặt để phủ định khi tiếng vọng của Cách mạng đối với họ hãy còn xa. (IN trong sách GS Lê Trí Viễn - Trần Thị Thìn: Những bài giảng văn chọn lọc phổ thông trung học Nxb GD 1995)
Topics: Giải trí
About Học viện đào tạo trực tuyến
Xinh chào bạn. Tôi là Đinh Anh Tuấn - Thạc sĩ CNTT. Email: dinhanhtuan68@gmail.com . - Nhận đào tạo trực tuyến lập trình dành cho nhà quản lý, kế toán bằng Foxpro, Access 2010, Excel, Macro Excel, Macro Word, chứng chỉ MOS cao cấp, IC3, tiếng anh, phần mềm, phần cứng . - Nhận thiết kế phần mềm quản lý, Web, Web ứng dụng, quản lý, bán hàng,... Nhận Thiết kế bài giảng điện tử, số hóa tài liệu... HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN:TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG. «Next
Bài đăng Mới hơn
»Previous
Bài đăng Cũ hơn
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủBài đăng nổi bật
Khóa Đào Tạo Hacker Mũ Trắng
Nhấn vào đây để bắt đầu khóa học Giúp học viên tìm hiểu cơ bản bản chuyên sâu kỹ năng hack website, sever, email, sms, facebook... Khóa...
Tuyển tập hay nhất
Khóa học trực tuyến
Truy cập nhiều nhất
- 108 câu hỏi trắc nghiệm và đáp án môn Quản Trị Mạng Câu hỏi và đáp án Câu 1. Địa chỉ IP có độ dài bao nhiêu bit và được phân thành bao nhiêu lớp? a. 32 bit, 4 lớp (A, B,C,D) ...
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Anki - Học tiếng anh hiệu quả nhất Anki là một phần mềm được thiết kế để giúp bạn ghi nhớ các sự kiện, từ ngữ (chẳng hạn như từ ngữ trong một ngôn ngữ nước ngoài) một cách ...
- Cấu trúc IP Giới thiệu chung: Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu , do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nê...
- [Rò rỉ] HTC đang cùng Under Armour phát triển một cái cân Bluetooth Tài liệu từ Hiệp hội Bluetooth cho thấy rằng HTC đang chuẩn bị ra mắt một chiếc cân thông minh ...
- Quy tắc loại biến xấu trong phân tích nhân tố khám phá EFA Trước khi đi vào quy tắc loại biến xấu trong EFA . Các bạn cần nắm rõ điều kiện cần để bảng kết quả ma trận xoay có ý nghĩa thống kê...
- Tìm kiếm file trên Window theo nhiều điều kiện hoặc danh sách Bạn đã bao giờ phải tìm danh sách các file khi biết tên file của các nó; nếu bạn cần xử lý tình huống như vậy hãy sử dụng công cụ SearchMyF...
- Những thói quen xấu đang "giết chết" chiếc laptop của bạn Laptop ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng trong cuộc sống của con người hiện đại, song, ít ai biết được rằng, nh...
- Download phần mềm SPSS 20 Full key đa bản quyền miễn phí Phần mềm SPSS 20 đang là phiên bản phần mềm SPSS được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Dễ tìm link tải, kích hoạt bản quyền miễn ph...
- Chuỗi video hướng dẫn sử dụng SPSS trong làm luận văn Hướng dẫn sử dụng SPSS 20 cơ bản là bộ chuỗi video được phát triển tại Phạm Lộc Blog . Bộ video này mình tập trung giới thiệu tới các...
- Hướng dẫn hack mật khẩu Zalo thật 100% thành công! Nhìn cái tiêu đề là thấy hấp dẫn rồi phải không, hôm nay tôi sẽ giới thiệu một kỹ thuật HAck phổ biến mà nhiều nạn nhân vẫn thường mắc phải...
Tin công nghệ
Download
Danh mục bài viết
- 3ds Max
- access
- Adobe Illustrator
- AI
- android
- Articulate Storyline
- autoit
- Bài thuốc
- Cây xanh
- Cây xanh trong nhà
- CI Framework
- Clip ca nhạc
- Công nghệ Mobile
- Công nghệ mới
- Công nghệ số
- css
- DotnetNuke
- Download
- Đào tạo CorelDraw chuyên nghiệp
- Đào tạo photoshop chuyên nghiệp
- Định hướng lập trình
- Đọc sách
- excel
- Foxpro
- Giải pháp excel chuyên nghiệp
- Giải trí
- Giáo dục
- Giới thiệu Phần mềm
- Google Apps Script
- Google Docs
- Google drive
- Google Sheets
- Google Slide
- HAcker
- Hàng khuyến mại
- hay
- Hệ thống Elearning Moodle
- Học tiếng anh
- Học từ Youtobe
- html
- Hướng dẫn xây dựng và quản lý JOOMLA
- Imacro
- ios apple
- Iphone
- Khoa học dữ liệu
- Khóa học hay
- Khóa học trực tuyến
- Kiểm thử phần mềm
- Kiến thức cơ bản
- Kiến thức cuộc sống
- Kinh doanh
- Kỹ năng
- lập trình
- Lập trình .NET
- Lập trình AngularJS
- Lập trình assembly
- Lập trình di động
- Lập trình Java
- Lập trình Javascript
- Lập trình Nodejs
- Lập trình PHP
- Machine Learning
- Microsoft Teams
- MP3
- Nấu ăn
- Nét xinh
- Ôn luyện thi chứng chỉ MOS
- phần cứng
- Phần mềm cho Bé và Cha mẹ
- PHP tool
- powerpoint
- Python
- Quản trị cơ sở dữ liệu SQL
- Quản trị dự án-công việc hiệu quả
- Quản Trị Mạng
- Sách nói
- Sách nổi tiếng - Best Seller
- Sáng tạo
- SEO-Tối ưu công cụ tìm kiếm
- skype
- SPSS
- Suy ngẫm hay
- Sức khỏe
- Symfony Framework
- tết
- Thiết kế đồ họa
- Tin hay
- Tin học Văn phòng
- Toeic 500-700
- Tranh treo
- Unity 3D
- vba
- visio
- web
- word
- wordpress
- Xây dựng bài giảng điện tử
- zalo
Nhóm Zalo CÔNG NGHỆ
Bảo hiểm nhân thọ - bảo vệ người trụ cột
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN-TẬN TÂM-CHẤT LƯỢNG © 2014. All Rights Reserved.Designed by dinhanhtuan68@gmail.com Tel: 098 909 5293
Pages
Từ khóa » Thơ Lê Trí Viễn
-
Ba Giai đoạn Trữ Tình Trong Thơ Lê Trí Viễn
-
GS,NGND, Nhà Văn Lê Trí Viễn: MỘT TRÁI TIM LUÔN DÀNH CHO ...
-
Lê Trí Viễn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài Thơ: Gửi Lê Trí Viễn (Khương Hữu Dụng) - Thi Viện
-
Long Hưng Anh Hùng - Thơ Lê Trí Viễn - CTC Tất Trọng - YouTube
-
Nhà Nghiên Cứu Văn Học Lê Trí Viễn: "Văn Thơ Là Cuộc Sống..."
-
Bình Thơ: Đêm ấy đêm Này - Tuổi Trẻ Online
-
Nghĩ Về Thơ Hồ Xuân Hương / Lê Trí Viễn, Chủ Biên
-
Lê Trí Viễn, Bậc Sư Biểu "kính Nhi Cận Chi"
-
Nhớ Thầy Lê Trí Viễn - Báo Đà Nẵng
-
Một Chìa Khoá để Vào Bài Thơ “Đây Thôn Vỹ Dạ” Của Hàn Mặc Tử
-
Giáo Sư, Nhà Giáo Nhân Dân Lê Trí Viễn - Hậu Duệ Của Nòi Văn
-
Đến Với Thơ Hay (Tập 1) - Sách Lẻ