Phân Tích Nghệ Thuật Tả Cảnh Ngụ Tình Trong Truyện Kiều
Có thể bạn quan tâm
Truyện Kiều – quốc hồn của văn học Việt Nam, tác phẩm duy nhất đủ khả năng đưa tiếng Việt lên một đỉnh cao mới trong văn học trung đại. Với cái tâm của một người nghệ sĩ có “con mắt nhìn suốt sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”, ông đã tạo nên những trang văn thấm đẫm tinh thần nhân đạo và hiện thực sâu sắc. Cái đau, cái thương lẩn khuất trong hồn văn của ông, khiến mỗi dòng thơ Nguyễn Du viết ra đều như được chắt từ chính sự thống khổ của bản thân. Không chỉ thành công về mặt nội dung, truyện Kiều của Nguyễn Du còn đạt đến đỉnh cao hoàn mĩ của nghệ thuật, trong đó bút pháp đã làm nên một nhà thơ xuất sắc nhất của văn học thời kì trung đại, chính là bút pháp tả cảnh ngụ tình, được sử dụng thành công đến mức độ trở thành chuẩn mực đánh giá đối với mọi nhà thơ, nhà văn khác.
Khát quát chung về bút pháp tả cảnh ngụ tình
Thẩm mỹ tả cảnh ngụ tình là một thi pháp quen thuộc trong văn học trung đại. Đặc trưng của văn học trung đại là sùng cổ, phi ngã và ước lệ. Ước lệ trong thơ văn trung đại đây chính là sử dụng hình ảnh tượng trưng để gợi tả nhưng chủ yếu là gợi nhiều hơn tả. Chính vì vậy những văn pháp được sử dụng chủ yếu trong văn học trung đại là văn pháp chấm phá, văn pháp đòn kích bẩy, văn pháp lấy động tả tĩnh, văn pháp lấy điểm tả diện,… nhưng trong đó nổi bật nhất phải nhắc đến văn pháp tả cảnh ngụ tình. Tả cảnh ngụ tình, tức là mượn cảnh để gửi gắm tâm trạng của nhân vật trữ tình, tuy trung tâm là tả cảnh thiên nhiên nhưng cảnh vật lại được quyết định bởi tâm trạng của người thưởng cảnh, qua đó, cảnh vật được nhìn qua con mắt của tình cảm, tâm lí chi phối hoàn cảnh bên ngoài. Đó là lí do vì sao thiên nhiên đột ngột trở nên có hồn và khi phân tích chúng, ta có thể thấy được nhân vật đang vui hay buồn.
Xuất phát từ đặc trưng của văn học trung đại, yêu thích sự tế nhị, cách nói vòng vo ước lệ, vai trò của cá nhân trong những tác phẩm mờ nhạt, họ không được phép tự nói lên tình cảm và suy nghĩ của mình, vì vậy, các nhà văn, nhà thơ văn học trung đại sử dụng nhiều bút pháp tả cảnh ngụ tình, để thông qua hình ảnh thiên nhiên, có thể thay người viết nói lên suy nghĩ của bản thân. Bút pháp này từ đó trở thành đặc trưng lớn của văn học trung đại, và Nguyễn Du là người đa rất thành công. Đây là bút pháp đòi hỏi sự dung hòa giữa cảnh thiên nhiên và tâm trạng của con người, sự khéo léo và tế vi phải đạt đến mức hoàn hảo mới đủ khả năng sử dụng bút pháp này.
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều
Nguyễn Du đã từng có những câu thơ:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Đây là những câu thơ thể hiện rất rõ quan điểm sáng tác của Nguyễn Du, đối với ông, thiên nhiên luôn được nhìn bằng con mắt của tâm trạng của không phải con mắt của trần thế. Cảnh được quyết định bởi người. Không quá khi cho rằng nghệ thuật tả cảnh trong tác phẩm truyện Kiều đã đạt đến mức xuất sắc, có những câu thơ đã được liệt kê là bất hủ bởi bút pháp tả cảnh ngụ tình không phải ai cũng làm được. Cũng giống như những nhà thơ đương thời, phong – hoa – tuyết – nguyệt là những hình ảnh thường xuyên được sử dụng trong các câu thơ của Nguyễn Du, Thiên nhiên trong “Truyện Kiều” rất đỗi quen thuộc với tâm hồn con người Việt Nam. Nhà thơ như một hoạ sĩ tài ba phối sắc, tạo hình, dựng cảnh đểu thán tình, đem đến cho người đọc nhiều rung cảm. Mùa xuân với “Cà non xanh tận chân trời – Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Mùa hè với tiếng chim quyên và hoa lựu đỏ:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.”
Ta quên sao được sự chuyển vần của bốn mùa trong nỗi buồn đau nặng trĩu lòng người:
“Sen tàn cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngẳn đông đã sang xuân
Bốn mùa xuân – hạ - thu – đông cũng là thi liệu được Nguyễn Du sử dụng rất nhiều. Có thể thấy điểm chung của những hình ảnh thiên nhiên mà nhà thơ sử dụng đều ít nhiều nhuốm màu tâm trạng, nhà thơ không bao giờ tả cảnh chỉ để tả cảnh mà bao giờ cũng hướng đến việc dự báo một sự việc gì đó sắp xảy ra, hoặc nhằm mục đích miêu tả tâm trạng, vì vậy, giữa mùa xuân đang rộn ràng ta vẫn thấy những câu thơ đột ngột chìm xuống:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đàng,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
Thiên nhiên đột ngột nhuốm buồn, dự báo cho một cuộc gặp gỡ của hai con người có số phận tương đồng, trắc trở. Câu thơ vừa miêu tả cảnh vật buồn hiu hắt như tiếc thương cho hai số phận tài hoa bạc mạnh: Đạm Tiên – Thúy Kiều, báo hiệu trước một cuộc đời đầy sóng gió của Kiều. Từ láy “nao nao” được sử dụng thật đắc. Đó vừa là cái điệu chảy lững lờ êm trôi của làn nước nhỏ vừa là tâm trạng xốn xang nhuộm nỗi niềm đầy bâng khuâng, một nỗi buồn vô định thấm đẫm cả đất trời và cả lòng người. Cảnh vật vẫn thế vẫn là những đường nét thanh tao nhưng tâm trạng lòng người đã khác.
Đặc biệt, cảnh thiên nhiên luôn thể hiện tâm trạng của nhân vật, được thể hiện rất rõ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:
Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Cảnh vật truyền tải tâm trạng, từ nỗi buồn cô đơn đến sự lo lắng cho số phận và cuối cùng là sự thảng thốt dự báo về một tương lai đầy sóng gió. Tám câu thơ là một điệp khúc buồn được lặp lại qua sự thay đổi của từng cảnh vật. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, từ màu nhạt đến màu đậm, âm thanh từ tĩnh đến động nỗi buồn cũng từ "man mác" đến lo sợ hãi hùng. Sự tăng tiến của hoàn cảnh ứng với sự thay đổi mạnh mẽ của tâm trạng, đây chính là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
Cảnh vật đôi khi cũng rất thơ mộng khi nhân vật đang vui vẻ:
Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đã lên ngựa, người còn nghề theo…
Rất tế nhị và thanh tao, cái giây phút rạo rực trái tim Kim – Kiều dự cảm một tình yêu đắm say chớm nở, khiến Nguyễn Du đồng cảm viết nên những vần thơ tình tuyệt bút. Cuộc chia tay trong hội Đạp thanh đâu dễ quên? Bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du nâng cao cảm xúc nghệ thuật. Thời gian trôi nhanh, không gian trở nên trong sáng, tĩnh lặng, báo hiệu cho một tình yêu đang bắt đầu chớm nở giữa Kim Trọng và Thúy Kiều.
Nhìn chung, cảnh vật của thiên nhiên bao giờ cũng nhuốm màu tâm trạng, với sự linh hoạt của ngòi bút, Nguyễn Du đã thành công diễn tả tâm trạng một cách vô cùng đặc sắc.
Xem thêm:
- Bình giảng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều
- Tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp văn học của đại thi hào Nguyễn Du
- Cảnh ngày hè - Tiếng hát trong ngần của một phận đời bi kịch
Từ khóa » Các Bút Pháp Nghệ Thuật Trong Truyện Kiều
-
Nghe Thuat Trong Truyen Kieu - Tài Liệu Text - 123doc
-
Nghệ Thuật đặc Sắc Trong Truyện Kiều - Soạn Bài Online
-
Tìm Hiểu Một Vài Nét Nghệ Thuật Trong “Truyện Kiều” Của Nguyễn Du
-
Bài Văn Phân Tích Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Trong Tác Phẩm Truyện
-
Bút Pháp Nghệ Thuật Của Nguyễn Du Qua đoạn Trích “Cảnh Ngày Xuân”
-
BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT ĐẶC TRƯNG TRONG... - Fermat Education
-
Văn Mẫu Lớp 9: Nghệ Thuật Miêu Tả Nhân Vật Trong Truyện Kiều Dàn ...
-
Phân Tích Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Truyện Kiều
-
Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Truyện Kiều - Mobitool
-
Bút Pháp Nghệ Thuật Trong Kiều ở Lầu Ngưng Bích - Hàng Hiệu
-
Qua Các đoạn Trích Trong Sách “Văn Học 9”, Tập Một Và Những Hiểu ...
-
Em Hiểu Thế Nào Về Bút Pháp ước Lệ? - TopLoigiai
-
Phân Tích Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Truyện Kiều | Văn Mẫu 9
-
Chia Sẻ - Giá Trị Nghệ Thuật Trong Truyện Kiều - Giáo án