Phân Tích Vai Trò Của Thuế Trong Nền Kinh Tế Thị Trường

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Trong những ngày gần đây, chúng ta thấy nhiều luồng ý kiến trái chiều từ việc đề xuất đánh thuế căn nhà thứ 2 của người dân, thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) của những người bán vé số, trà đá vỉa hè trên nhiều phương tiện truyền thông. Tích cực có, tiêu cực có, và câu hỏi tại sao phải làm như vậy??? Không bàn đến các luồng ý kiến trái chiều, để trả lời câu hỏi tại sao phải làm vậy nay Kế Toán Nhất Nam sẽ cùng các bạn phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế.

1. Thuế là gì?

Thuế là một thực thể do Nhà nước đặt ra thông qua việc ban hành các quy định, văn bản pháp luật liên quan. Các văn bản quy định pháp luật không những quy định nội dung các loại thuế, mà còn xác định quyền, nghĩa vụ của các cá nhân, chủ thể liên quan, các biện pháp đảm bảo việc thực hiện thu, nộp thuế. Pháp luật thuế là cơ chế, thể chế hoá các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước theo từng giai đoạn. Do đó pháp luật thuế là nhân tố quyết định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.

2. Vai trò của thuế

Thuế đóng vai trò quan trọng, nó được ví như là dòng máu của nền kinh tế đối với 1 quốc gia. Bởi: Thứ nhất, Thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Các chính sách về thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại nguồn cung cho ngân sách nhà nước, mà cao hơn còn góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, khởi nghiệp, góp phần tích cực thúc đẩy điều chỉnh các mặt mất cân đối trong nền kinh tế thị trường như hiện nay,

Thứ hai, Thuế giúp điều tiết nền kinh tế. Thuế tham gia điều tiết nền kinh tế gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế. Thông qua thuế, nhà nước đã linh hoạt điều chính các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất định, nhằm tác động vào cung-cầu giúp điều chỉnh chu kỳ kinh tế - một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, Thuế giúp đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua thuế, nhà nước sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng việc việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng. Từ nguồn Thuế TNCN, thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN),... Nhà nước thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực tiền lương và thu nhập, kìm hãm, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới công bằng xã hội. Một khía cạnh nữa của chính sách thuế là nhằm điều chỉnh thu nhập, đó là các khoản thuế đánh vào tiêu dùng như: Thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với rượu bia, thuốc lá...), thuế Giá trị gia tăng (Thuế GTGT).

Từ những vai trò của thuế ở trên, chúng ta có thể thấy, khi sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh thu nhập, mức thuế nên xây dựng hợp lý, tránh tình trạng điều tiết, can thiệp quá lớn vào cung-cầu làm giảm động lực thúc đẩy phát triển của các doanh nghiệp và giảm khả năng tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Từ khóa » điều Tiết Vĩ Mô Nền Kinh Tế Thuế