Pháp Môn Tịnh độ Là Gì - Làm Thế Nào để Ra Khỏi Sanh Tử Luân Hồi?!
Có thể bạn quan tâm
Pháp môn Tịnh Độ là pháp tu nương hoàn toàn vào Bản Nguyện Niệm Phật Vãng Sanh, tức Đại Nguyện thứ 18 của Đức Phật A Di Đà. Lấy việc chuyên niệm sáu chữ hồng danh “Nam mô A Di Đà Phật”, cầu Vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ làm yếu chỉ tu hành.
Tổ Ấn Quang dạy: “Pháp môn Tịnh Ðộ nhiếp khắp căn cơ thượng, trung, hạ. Cao trỗi hơn Luật, Giáo, Thiền, thực là lòng từ bi triệt để của chư Phật, chỉ bày thể tánh sẵn có của chúng sanh. Dẫn tam thừa ngũ tánh đồng quy cõi tịnh. Đưa thượng thánh hạ phàm cùng chứng Chân Thường.
Cửu giới chúng sanh lìa pháp này thì trên chẳng thể viên thành Phật đạo. Mười phương chư Phật bỏ pháp môn này thì dưới chẳng thể lợi khắp quần manh”.
- Sự thật về hạn Tam tai.
- Bản nguyện niệm Phật.
- Âm đức là gì.
- Cách niệm Phật tại nhà.
- 10 chuyện Tâm linh có thật.
- 10 chuyện nhân quả báo ứng có thật.
- Niệm Phật A Di Đà được cảm ứng.
Pháp môn Tịnh Độ vô cùng trọng yếu trong thời Mạt pháp
Nơi Kinh Đại Tập, Đức Phật Thích Ca dạy: “Ðời Mạt Pháp ức ức người tu hành, hiếm có một người đắc đạo. Chỉ có nương vào Niệm Phật mới thoát khỏi sanh tử”. Tổ Ấn Quang bảo:
“Thời mạt pháp đời nay, chúng sanh nghiệp nặng tâm tạp. Nếu ngoài pháp môn Tịnh Độ mà tu các pháp khác. Nơi phần gieo trí huệ phước đức căn lành thì có, nơi phần liễu thoát luân hồi trong hiện thế thì không. Tuy có một vài vị cao đức hiện những kỳ tích phi thường. Song đó đều là những bậc Bồ Tát nương theo bản nguyện mà làm mô phạm để dẫn dắt chúng sanh đời mạt pháp, như trong Kinh Lăng Nghiêm đã nói.
Nhưng các vị ấy cũng chỉ vừa theo trình độ chúng sanh mà thị hiện ngộ đạo chớ không phải chứng đạo. Chỉ riêng pháp môn Tịnh Độ. Tuy ít người tu chứng được Niệm Phật Tam Muội như khi xưa, nhưng có thể nương theo nguyện lực của mình và bản nguyện của Phật A Di Đà, mà đới nghiệp vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Khi về cõi ấy rồi thì không còn luân hồi, không bị thối chuyển. Lần lần tu tập cho đến lúc chứng quả Vô Sanh.”
Chúng sanh hết kiếp này sang kiếp khác sống chết luân hồi, xuống lên trong sáu cõi. Đó là: Cõi trời, cõi người, cõi A Tu La, cõi bàng sanh, cõi ngạ quỷ, và cõi địa ngục. Bát khổ tuy các loài khác cũng có ít nhiều, nhưng nó là trọng tâm của nỗi khổ ở cõi người. Cõi trời tuy vui vẻ hơn nhơn gian, nhưng cũng còn tướng ngũ suy và những điều bất như ý.
*
Cõi A Tu La bị sự khổ về gây gổ tranh đua. Cõi bàng sanh như loài trâu, bò, lừa, ngựa bị sự khổ chở kéo nặng nề. Loài dê, lợn, vịt, gà, thì bị sự khổ về banh da xẻ thịt. Các loài khác chịu sự khổ về ngu tối, nhơ nhớp ăn nuốt lẫn nhau.
Cõi ngạ quỷ chúng sanh thân thể hôi hám xấu xa. Bụng lớn như cái trống, cuống họng nhỏ như cây kim. Miệng phực ra lửa chịu đói khát trong ngàn muôn kiếp. Còn cõi địa ngục thì vạt dầu, cột lửa, hầm băng giá, non gươm đao, sự thống khổ không thể tả xiết. Bốn cõi rốt sau này, trong kinh gọi là Tứ Ác Thú. Từ cõi A Tu La, theo chiều xuống, nỗi khổ ở mỗi cõi cứ tuần tự gấp bội hơn lên. Trong sáu cõi, chúng sanh sống chết xoay vần hết nơi này đến nơi kia, như bánh xe chuyển lăn không đầu mối. Đại khái sanh lên cõi trời cõi người thì khó và ít, đọa xuống Tứ Ác Thú rất dễ và nhiều.
Nhiều vị học Phật, vì ưa chuộng huyền lý cao siêu, coi thường Tịnh Độ. Chẳng biết Pháp môn Tịnh Độ là cửa mầu thâm diệu đi sâu vào Phật tánh. Là con thuyền chí bảo để mau thoát khỏi luân hồi. Cho nên có những bậc thượng căn vì chưa nhận thức Tịnh Độ, mà mãi bị trầm trệ trong nẻo mê tân. Và có kẻ căn tánh chỉ tầm thường, nhưng do tu Pháp môn Tịnh Độ mà sớm bước lên đường giải thoát. Xin thuật ra đây đôi chuyện để chư học giả so sánh.
Sư Thích Giám Không
Đời Đường bên Trung Hoa, nơi chùa Hương Sơn đất Lạc Dương có sư Thích Giám Không. Sư nguyên tục tánh thọ Tề, người ở Ngô Quận. Thuở còn nhỏ ông nghèo khổ, tuy học hành siêng năng nhưng ít ghi nhớ. Lớn lên, ưa làm thi văn song chỉ tầm thường. Ông hay đi lại vùng Ngô, Sở yết kiến hàng hầu bá, nhưng không được sự giúp đỡ bao nhiêu. Khi có tiền đầy xâu thì sanh đau yếu, tiền hết bịnh mới lành.
Đầu niên hiệu Nguyên Hòa, ông dạo chơi xứ Tiền Đường, gặp năm mất mùa, nghĩ đến chùa Thiên Trúc để cầu thực. Nhưng vừa đi tới phía tây Cô Sơn Tự, ông đói quá không thể tiến bước nổi. Liền lại ngồi bên bờ suối tuyết, rơi lệ ngâm vài câu bi phẫn.
Thoạt có vị Phạn tăng theo dòng suối đến ngồi nhìn ông mỉm cười hỏi: “Pháp sư đã nếm đủ hương vị lữ du chưa?”
Ông đáp: “Hương vị lữ du có thể gọi đã nếm đủ, nhưng bỉ nhơn tục danh là Quân Phòng, đã từng làm pháp sư đâu?”
*
Phạn tăng nói: “Ông không nhớ lúc giảng kinh Pháp Hoa ở chùa Đông Đức hay sao?”
– Đáp: “Tôi từ khi sanh thân đến nay đã bốn mươi lăm tuổi, hằng bàng hoàng nơi vùng Ngô, Sở, chưa từng để bước đến kinh đô, đâu lại có chuyện giảng kinh ở miền Lạc Trung như thế?”
Phạn tăng bảo: “Chắc ông bị lửa đói thiêu đốt, nên quên cả việc xưa rồi!”
Nói xong, liền lần trong đãy lấy ra một quả táo lớn ướt bằng nắm tay, trao cho và bảo: “Quả táo này sản xuất ở nước của ta, bậc thượng trí ăn vào biết rõ việc quá khứ vị lai. Người hạ căn cũng có thể nhớ được chuyện kiếp trước.”
Ông tiếp lấy quả táo ăn xong, vóc nước suối uống. Thoạt mờ mệt muốn ngủ, liền tựa đầu, gối vào đá mà nằm. Giây phút tỉnh dậy, nhớ tiền thân làm pháp sư giảng kinh, cùng những bạn đồng tu. Rõ rệt như việc ngày hôm qua, nhân rơi lệ hỏi rằng: “Chấn Hòa Thượng bây giờ ở đâu?”
Phạn tăng đáp: “Công chuyên tinh chưa tới mức, nên chuyển sanh làm vị tăng ở đất Tây Thục, nay cũng đã dứt được vọng duyên.”
*
Lại hỏi: “Thần thượng nhơn và Ngộ pháp sư hiện thời ra sao?”
– Đáp: “Thần thượng nhơn túc duyên trả chưa xong. Còn Ngộ pháp sư bởi đứng trước tượng đá chùa Hương Sơn phát nguyện giỡn: ‘Nếu kiếp này tu không chứng đạo, thân sau nguyện là bậc quý thần,’. Nên hiện đã sanh làm đại tướng. Trong năm người bạn vân thủy khi xưa, duy ta được giải thoát. Ba vị kia thì như thế, riêng ngươi còn đói khổ nơi đây!”
Ông thương khóc nói: “Tôi kiếp trước hơn bốn mươi năm, ngày chỉ ăn một bữa, thân duy đắp một y. Việc phù tục quyết dứt căn nguyên, cớ sao còn kém phước để đến nỗi hôm nay phải ra người đói khổ?”
Phạn tăng đáp: “Khi xưa ông ngồi trên pháp tòa hay nói nhiều việc dị đoan, khiến cho thính chúng sanh lòng nghi hoặc. Lại giới hạnh còn có chỗ kém khuyết, nên phải bị báo ứng như hôm nay.”
Nói đoạn, lấy trong bát ra một chiếc gương hai bề đều trong suốt, bảo rằng: “Việc đã qua ta không làm sao hơn được. Ông muốn biết số phận sang hèn thọ yểu về tương lai, cho đến việc đạo pháp hưng suy, nên nhìn vào sẽ rõ.”
Ông tiếp lấy gương xem hồi lâu rồi giao lại tạ rằng: “Sự báo ứng, lẽ vinh khô, nhờ ơn đức của Ngài, nay đã biết được.”
Phạn tăng cầm gương cất vào bát, nắm tay ông cùng đi, độ mười bước liền biến mất.
*
Đêm ấy ông vào chùa Linh Ẩn xin xuất gia, hiệu là Giám Không. Sau khi thọ giới Cụ Túc liền đi du phương tu hành, sự khổ tiết, cao hạnh ai cũng khen ngợi.
Về sau Giám Không thiền sư gặp ông Liễu Sính ở chùa Thiên Trúc, tự trần thuật tiền nhân và bảo: “Tôi sống được bảy mươi bảy, tăng lạp ba mươi hai, nay chỉ còn chín năm nữa là thọ số mãn. Sau khi tôi tịch, Phật pháp còn được như ngày hôm nay chăng?” Sính nghe nói lạ, gạn hỏi. Sư không đáp, chỉ đòi bút viết mấy hàng nơi vách bắc lầu Tàng Kinh như sau:
Hưng hạt cát, suy cát sông Hằng.
Thỏ đã bị lưới, chó vồ săn.
Trâu cọp giao tranh sừng với răng.
Ánh hoa đàm vẫn sáng nghìn năm.
Đây là lời tiên tri của sư. Câu trước nói về đạo pháp sẽ suy. Câu thứ hai chỉ cho sự phá đạo rất tàn khốc. Câu thứ ba ghi rõ thời gian hủy pháp ở vào năm Ất Sửu tiếp qua Bính Dần. Câu sau cùng nói: Tuy nhiên Phật pháp vẫn còn, ánh đạo không bị hủy diệt. Lời sấm trên ứng vào việc phá Phật pháp của Đường Võ Tôn. Ông vua này đã ra lịnh hủy hoại bốn mươi bảy ngàn ngôi chùa, ép buộc hơn hai mươi vạn bảy ngàn tăng ni hoàn tục.
Bà lão ăn xin vãng sanh Cực Lạc
Đời Nguyên bên Trung Hoa. Vào năm Canh Ngọ niên hiệu Chí Thuận ở vùng Triết Tây bị thất mùa liên tiếp. Trong thành Hàng Châu, dân chúng đói chết nằm ngổn ngang đầy đường. Mỗi buổi sáng, quan phòng chánh mướn người khiên tử thi chở đem bỏ xuống hang núi, sau tháp Thái Hòa. Trong số tử thi có thây một bà lão hơn mười hôm không hôi thúi, ngày nào cũng tự trồi lên nằm trên các thây chết khác.
Chúng lấy làm lạ, vòng giây kéo đem lên. Soát trong người thấy có túi vải đựng ba bức đồ niệm công cứ A Di Đà Phật. Việc này truyền đến quan Hữu Tư. Ngài cho mua quan quách tẩn liệm và đem ra thiêu hóa. Khi củi đốt lên, trong khói lửa hiện ra tượng Phật, Bồ Tát, ánh sáng rực rỡ. Do nhân duyên đó. Rất nhiều người phát tâm tu pháp môn Tịnh Độ, một lòng niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương.
Xem sự tích trên, ta thấy như ngài Giám Không kiếp trước từng làm giảng chủ. Phù tục đã dứt căn nguyên, tu trì cũng nhiều tinh khổ. Nhưng vì chưa chứng quả lại còn chút tì vết, nên phải chuyển thân làm kẻ sĩ đói khát khốn cùng. Kiếp xưa năm bạn đồng tu, chỉ một mình Phạn tăng được giải thoát.
Thoát sanh tử luân hồi không phải dễ
Ngoài ngài Giám Không lại còn sự tích cao tăng Viên Quán. Do chưa sạch nghiệp, nên không thoát khỏi bào thai của nàng Vương Thị. Truyện Tỳ Khưu Pháp Vân từng làm đại pháp sư. Nhân vì tham lợi dưỡng, sẻn Phật pháp, nên bị đọa làm thân trâu. Truyện ngài Hải Ấn cũng thuộc hàng danh tăng, vì thọ người cúng dường, phải chuyển sanh làm con gái cho nhà thí chủ. Truyện ngài Mạt Sơn lai lịch phi phàm, nhưng bởi túc nghiệp từ vô lượng kiếp phát hiện. Nên luân hồi làm kẻ ngu khờ, ghét người tu niệm.
Truyện ngài Đoạn Nghĩa Nhai tham thiền đã được khai ngộ, kiếp sau chuyển sanh làm tăng. Được người lễ bái cúng dường, tham hưởng phước mà quên đường giải thoát. Truyện đệ tử của ngài Tuyệt Học Thành Công, thiền định đã tỏ suốt nguồn tâm, bởi chưa đắc đạo nên thân sau làm ông sư thông minh. Động tâm xa hoa kiêu mạn, rồi từ đó không nghiệp ác gì chẳng làm.
*
Truyện một ni cô tụng kinh Pháp Hoa ba mươi năm. Vì tâm còn chưa dứt niệm sắc thinh, nên kiếp sau đọa làm thân ca kỹ. Tiếng thanh sắc đẹp nơi miệng thường bay ra mùi thơm hoa sen. Truyện vị cao tăng non Nhạn Đăng, bởi chưa chứng đạo, kiếp sau là Tần Cối. Do tiền căn đã có công tu niệm nên thông minh đỗ cao làm quan đến ngôi cực phẩm. Song vì mê quyền quí, tạo điều gian ác để nhiều kiếp đọa tam đồ.
Xem truyện tích xưa, còn biết bao trường hợp như thế nữa! Qua các gương trên, ta thấy nếu tự lực tu hành, khi chưa được nghiệp sạch tình không, lúc tái sanh tất phải mê muội, mười người đã rớt hết tám chín. Còn như bà lão niệm Phật, tuy dốt đạo lý, chẳng hiểu chút chi về tông về giáo. Nhưng nhờ thành tâm niệm Di Đà mà sau khi chết diễn ra nhiều điều kỳ lạ, đã chứng minh bà lão vãng sanh về Cực Lạc không còn nghi ngờ.
*
Cho nên tham thiền, tụng kinh cùng tu các môn khác là những điều quí báu nên làm, và đáng khuyến khích. Nhưng giữa thời mạt pháp này, cần phải tu thêm Pháp môn Tịnh Độ. Rồi đem tất cả công đức ấy hồi hướng về Tây Phương, mới bảo đảm khỏi luân hồi mê đọa. Nếu không lấy Tịnh Độ làm nơi quy hướng, thì công đức tu các môn khác chỉ gây căn lành phước báo, và nhân duyên đắc độ về sau mà thôi. Như thế, e cho khi chuyển sanh hôn mê tạo nghiệp phải bị trầm trệ lâu trong cảnh khổ luân hồi.
Mấy ai thông minh như Ngộ Đạt quốc sư. Mười kiếp làm cao tăng tu thiền định, kiếp sau rốt mới mười bốn tuổi đã giảng suốt Kinh Niết Bàn. Nhưng vì một niệm đam mê trước tòa trầm hương nên bị túc báo ghẻ mặt người, sau trở lại niệm Phật mới được vãng sanh giải thoát. Những vị ỷ mình cao minh, ngoài miệng nói suốt lý huyền, chỉ trọng tự lực khinh thường niệm Phật, cũng nên xem gương trên mà để tâm suy nghĩ.(Niệm Phật Thập Yếu)
Thoát khỏi sanh tử luân hồi khó như thế đó! Bậc tu hành chân chính, giới hạnh tinh nghiêm mà sót chút hoặc nghiệp vẫn y nguyên trong sáu nẻo luân hồi. Tuệ Tâm tôi mỗi lần đọc đến đoạn này vẫn cảm thán khôn nguôi… Chao ôi, thời mạt pháp hôm nay, người tu không kể là xuất gia hay tại gia. Chỉ giữ được năm giới một cách cơ bản thôi, e cũng đã hiếm lắm rồi. Mà giới hạnh chẳng tinh nghiêm thì Thiền làm sao, Mật làm sao…
Đường sanh tử nhiều nguy hiểm
Đời mạt pháp, người tu có mấy ai ngộ đạo? Ngộ đạo không phải là dễ. Như thuở xưa, Hương Lâm thiền sư dụng tử công phu trong bốn mươi năm mới dung luyện thành một khối. Ngài Trường Khánh Nhàn ngồi rách mười mấy chiếc bồ đoàn mới được thấy tánh bản lai. Người đời nay, trừ một vài vị Thánh nhơn ứng thân thị hiện để làm mô phạm cho quần chúng. Ngoài ra các vị khác tu thiền, chỉ tạm được thân tâm an tỉnh hoặc thấy thiện cảnh giới là cùng!
Dù đã ngộ đạo, khi chuyển sanh vẫn còn có thể bị chướng nạn như những điều đã kể trên. Đường sanh tử có nhiều nguy hiểm đáng e ngại với kẻ chưa đắc đạo là thế. Cho nên nếu bảo không sợ sanh tử, đó là chỉ lối suy tư của người thiển cận mà thôi.
*
Chỉ riêng về điểm phá phiền hoặc để phát sanh trí huệ cho khỏi bị trần cảnh làm mê, còn là điều không phải dễ! Cổ đức đã bảo: “Đoạn kiến hoặc khó như ngăn dòng nước bốn mươi dặm!” Như thế, nói chi đến đoạn tư hoặc, trần sa hoặc và vô minh? Kiến hoặc, nói đơn giản, là những phiền não thấy chấp về phần thô. Tư hoặc là phiền não về phần tế.
Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta đã huân tập vào tâm thức những ô nhiễm tham sân si, và không biết bao nhiêu là sự thấy hiểu sai biệt. Liệu trong một thời gian ngắn của đời này, ta có thể tiêu diệt hết nó được chăng? Người tu hiện nay, phần nhiều phước mỏng huệ cạn, giới hạnh chẳng có. Tâm suốt ngày rong ruổi nơi trường danh sắc lợi, suốt ngày lăng xăng trong nhà ngoài ngõ, mơ chi đoạn hoặc mà kiến tánh với minh tâm!
Pháp môn Tịnh Độ là con đường tắt ra khỏi sanh tử
Phật thương chúng sanh không sức đoạn Hoặc, khó liễu sanh tử. Vì thế riêng mở pháp môn hoành siêu (Siêu việt tam giới theo chiều ngang. Sở dĩ gọi là Hoành Siêu vì những pháp môn kia phải theo thứ tự vượt từ Dục Giới lên Sắc Giới rồi mới thoát khỏi tam giới. Còn pháp môn Tịnh Độ từ nhân gian vượt thẳng sang Tịnh Độ.) cậy vào Phật từ lực đới nghiệp vãng sanh. Bất luận đoạn Hoặc hay không, nếu đầy đủ lòng tin chân thành, nguyện thiết tha trì danh hiệu Phật và tu trì các điều thiện, hồi hướng vãng sanh, không một ai chẳng được vãng sanh.
Dẫu kẻ Ngũ Nghịch, Thập Ác, lâm chung tướng địa ngục hiện. Nếu tâm thức không mê, nghe thiện tri thức dạy niệm Phật cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ. Nếu niệm được mười tiếng, hoặc chỉ một tiếng, ngay khi đó mạng chung cũng được vãng sanh. Đã vãng sanh liền được cao dự hải hội, vĩnh viễn thoát luân hồi. Dần dần tấn tu viên thành Phật Quả. Tội nhân nghịch ác như thế nếu chẳng được nghe pháp chẳng thể nghĩ bàn này, trải kiếp số nhiều như vi trần, khó thoát khỏi địa ngục. Ngạ quỷ, súc sanh còn khó được sanh vào, huống gì lại được làm thân người để tu hành liễu sanh tử đó ư?
Pháp môn Tịnh Độ – Những yếu chỉ tu hành
Phải biết cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc thế giới đừng nói là phàm phu không hiểu, ngay cả thánh nhân Tiểu Thừa cũng không thể hiểu nổi. Bởi pháp này thuộc về cảnh giới Đại Thừa chẳng thể nghĩ bàn vậy. Tiểu thánh hồi tâm hướng Đại mới hòng đạt tới. Phàm phu nếu không dùng tín – nguyện để cảm Phật, dẫu có tu hết thảy các hạnh thù thắng khác cùng với hạnh trì danh thù thắng vẫn chẳng thể vãng sanh. Do vậy, tín – nguyện là khẩn yếu nhất. Ngài Ngẫu Ích nói:
Được vãng sanh hay không toàn là do có tín nguyện hay không? Phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn.
Đây chính là lời phán định đanh thép dẫu ngàn đức Phật xuất thế cũng không thay đổi được!
Tâm tán loạn vẫn vãng sanh Cực Lạc
Một vị Tăng hỏi Thượng nhân Pháp Nhiên( Sơ tổ Tịnh Độ tông Nhật Bản): “Con tuy niệm Phật nhưng tâm cứ tán loạn, vậy phải làm sao?” Thượng nhân đáp: “Nên biết rằng: Tâm tuy tán loạn nhưng xưng niệm danh hiệu đức Phật, thì sẽ nhờ vào năng lực đại nguyện của đức Phật mà nhất định được vãng sanh. Đã sanh làm người trong cõi Dục giới tán địa này, thì tâm ai cũng bị tán loạn cả. Tương tự như đã sanh làm người thì ai cũng có mắt, mũi… Nếu bảo rằng, phải bỏ tâm tán loạn mới được vãng sanh thì thật vô lý. Người niệm Phật tâm tán loạn mà được vãng sanh mới nói lên sự thù thắng của Bổn nguyện.
Tâm hạng phàm phu làm sao không tán loạn được! Cũng chính như thế mà Pháp môn Tịnh Độ mới gọi là Pháp môn dễ tu. Đức Phật A Di Đà đã lựa chọn pháp Niệm Phật làm Bổn nguyện thù thắng. Bởi lẽ, có năng lực khiến hết thảy chúng sanh được bình đẳng vãng sanh về Báo độ Cực lạc một cách dễ dàng. Không phân biệt dù là hạng ngu si ti tiện không biết một chữ, bất cứ người nào cũng có thể toại nguyện.
Pháp môn Tịnh Độ thuần chánh
Người tu Pháp môn Tịnh Độ có tư tưởng nguyện sanh Tịnh Độ Cực lạc, ai mà không mong muốn mình chắc chắn được vãng sanh! Tuy nhiên, đạo lý để chắc chắn được vãng sanh là như thế nào? Đại để, hầu hết mọi người đều có tập quán nương vào Tự lực để đạt được mục đích. Dù vậy, kết quả giải pháp này như lên núi tìm cá, nấu cát để được cơm. Hay xe chạy về hướng Nam mà đi về hướng Bắc để tìm kiếm vết xe. Để rồi, càng tìm cầu càng xa rời sự thật.
Vào tiền kiếp lâu xa, Đức Phật A Di Đà vốn là Bồ tát Pháp Tạng. Ngài vì chúng ta và hết thảy chúng sanh đang bị khổ đau trong mười phương mà phát thệ nguyện rộng sâu. Kiến lập Tịnh Độ Cực lạc. Đồng thời, giúp những hạng người luôn làm các việc ác độc khắp cả mười phương dễ dàng được vãng sanh về Tịnh Độ ấy, thệ nguyện rằng: “Nếu Con được thành Phật. Chúng sanh trong mười phương xưng niệm danh hiệu của Con, tối thiểu chỉ mười câu. Nếu không được vãng sanh thì Con không giữ ngôi Chánh giác”.
Đạo lý chắc chắn được vãng sanh
Như vậy, chính Ngài sử dụng lời thệ nguyện rộng sâu siêu thế ấy. Vì chúng ta mà khai mở đạo lý, giúp chúng ta chắc chắn được vãng sanh. Đồng thời, Ngài phải trải qua rất nhiều đời kiếp gian khổ tu tập, nguyện lực mới viên mãn và hình thành danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật. Nghĩa là, nguyện lực vô cùng tận ấy được tóm thâu trong danh hiệu Sáu chữ, và danh hiệu này chính là đức Phật giáo chủ cõi Cực lạc tại phương Tây, cách thế giới chúng ta đang sinh sống mười vạn ức cõi Phật.
Ngài phóng hào quang vô ngại soi chiếu và nhiếp thọ chúng ta và chúng sanh khắp các thế giới trong mười phương. Chúng ta nên hiểu rằng: Sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật này, chính là đạo lộ duy nhất cho chúng ta và cho chúng sanh ở thế giới Ta bà vãng sanh về Cực lạc. Đây là đạo lý chắc chắn được vãng sanh. Chỉ có đạo lý này là chân thật, ngoài ra không có đạo lý thứ hai hay đạo lý thứ ba nào khác. Hòa thượng Thiện Đạo gọi sự kiện này là Con đường sáng của nguyện lực.
Nguyện lực chi bạch đạo
Nếu hỏi: Làm sao thực hiện con đường sáng ấy? Đáp: Chỉ cần xưng niệm danh hiệu đức Phật là được hào quang của Ngài nhiếp thọ, không còn bị thối chuyển. Tức được nguyện lực Bổn nguyện của Ngài “Dẫn dắt một cách tự nhiên”. Và “Hẳn nhiên vượt lên trên mọi duyên sự để vãng sanh về thế giới Cực lạc”.
Hòa thượng Thiện Đạo giải thích rằng: “Hiện nay đức Phật ấy đã thành Phật tại thế giới đó rất lâu rồi, cho nên biết rằng: Bổn thệ nguyện rộng sâu của Ngài không thể hư dối. Chúng sanh nào xưng niệm hẳn nhiên được vãng sanh.”
Qua đấy, chúng ta có thể nhận ra rằng: Đạo lý để hết thảy chúng sanh chắc chắn được vãng sanh do đây mà được thành lập, do đây mà khởi tín tâm, do đây mà xưng niệm danh hiệu, để rồi được vãng sanh Cực lạc Tịnh Độ. Dể rồi khẳng định thực hiện con đường sáng của nguyện lực ấy đã hiện hữu. Một pháp môn Tịnh Độ giản đơn, chẳng cần tốn công, gảy móng tay đã đến phương Tây, há chẳng phải dễ dàng lắm sao!
Chuyên tu Tịnh Độ ai cũng được vãng sanh
Dù vậy, xưa nay chúng sanh sống trong mê vọng, đối với pháp cứu độ không thể nghĩ bàn của nguyện lực đức Phật A Di Đà rất khó Chánh tín, nghi ngờ đủ kiểu: Họ nghĩ rằng, những kẻ ngu si làm nhiều tội ác, chỉ đơn thuần niệm danh hiệu Phật A Di Đà, không tu tập Giới Định Tuệ. Không làm các việc thiện để có công đức hồi hướng. Không có công phu chế ngự phiền não, thì chắc chắn khi lâm chung vọng niệm ập đến tràn đầy không thể Chánh niệm. Phiền não trùng trùng điệp điệp như thế làm sao được vãng sanh?
Do tư duy như thế, họ quay lưng với pháp chuyên tu Niệm Phật của con đường sáng vô ngại. Họ tranh nhau thực hiện Tạp tu, Tạp hạnh của con đường gập ghềnh đầy hiểm nguy. Đến nỗi đức Bổn Sư Thích ca trong kinh Vô Lượng Thọ cảm thán rằng: “Dễ vãng sanh mà không có người tu!” Hòa thượng Thiện Đạo, chính là hóa thân của đức Phật A Di Đà đã xác minh nhất định rằng:
Chuyên tu chuyên niệm mười người tu vãng sanh cả mười. Tạp tu, Tạp hạnh, ngàn người tu không có một người thoát khỏi sanh tử”.
*
Thời cận đại, Đại sư Ấn Quang tán thán cực độ câu xác minh này. Ngài bảo: “Đây là lời chân thật quý giá hơn vàng ngọc, sẽ hiện hữu hàng ngàn năm không thể đổi thay”. Con người trong thời đại bây giờ, nếu không tuân theo lời răn bảo của Hòa thượng Thiện Đạo, để Thuần nhất nương vào Bổn Nguyện đức Phật A Di Đà, thuần nhất xưng niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà, thì vấn đề vãng sanh Cực lạc Tịnh Độ sẽ giống như bọt nước, ảnh tượng.
Pháp môn Tịnh Độ – Đặc biệt phù hợp với người tại gia
Pháp môn Tịnh Độ chính là trái nghịch trần lao, hiệp với tánh giác, là diệu pháp bậc nhất để phản bổn quy nguyên. Đối với thân phận người tại gia lại càng thân thiết. Do người tại gia thân vướng lưới thế gian, công việc đa đoan. Nhiếp tâm tham thiền và tịnh thất tụng kinh v.v…thì hoặc là do tình thế chẳng thể làm, hoặc sức không làm xuể. Chỉ một pháp Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ là thuận tiện nhất.
Sáng tối đối trước Phật tùy phận, tùy lực, lễ bái trì niệm, hồi hướng phát nguyện. Ngoài ra, đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, im lặng, động, tịnh, mặc áo, ăn cơm. Hết thảy thời, hết thảy chỗ đều khéo niệm. Nhưng nếu ở nơi sạch sẽ, lúc cung kính thì hoặc niệm ra tiếng, hoặc niệm thầm đều được.
Nếu đến nơi không sạch sẽ (như vào nhà xí v.v…) hoặc lúc không cung kính (như ngủ nghỉ, tắm rửa v.v…) thì nên niệm thầm, đừng niệm ra tiếng. Không đúng thời, không đúng chỗ chớ nên niệm ra tiếng. Lúc ngủ niệm ra tiếng thì chẳng những không cung kính mà lại còn tổn khí, lâu ngày thành bệnh. Công đức niệm thầm cũng giống như lúc bình thường. Đó gọi là niệm đâu tâm đó, gấp rút cũng như thế, lúc khốn khổ cũng như thế. ( Theo Bản Nguyện Niệm Phật )
( Pháp môn Tịnh Độ )
Tuệ Tâm 2020.
5/5 - (6 bình chọn)- Share on Facebook
- Tweet on Twitter
- Share on LinkedIn
Từ khóa » Tịnh độ Nghĩa Là Gì
-
Tịnh độ Là Gì, Cõi Tĩnh độ Là Cõi Nào? - .vn
-
Chương 1 - Ý Nghĩa Tịnh Độ - Thư Viện Hoa Sen
-
Ý Nghĩa Tịnh độ - Vườn Hoa Phật Giáo
-
"tịnh độ" Là Gì? Nghĩa Của Từ Tịnh độ Trong Tiếng Việt. Từ điển Việt-Việt
-
Những điều Căn Bản Về Pháp Môn Tịnh Độ & Trợ Niệm Lúc Lâm Chung
-
Pháp Môn Tịnh Độ Là Gì ? Nghĩa Của Từ Tịnh Độ Trong Tiếng Việt
-
Pháp Môn Tịnh Độ Là Gì
-
Tịnh độ Trong Trái Tim Ta | Giác Ngộ Online
-
Tịnh độ: Ý Nghĩa Và Các Cảnh Giới (tt) | Huệ Minh
-
Cõi Tịnh độ Là Gì? Tìm Hiểu Phật Giáo Tịnh độ Tông | Hoa Sen Phật
-
SIÊU SINH TỊNH ĐỘ - Từ điển Phật Học :: HOA LINH THOAI ::
-
Tu Tịnh Độ Là Gì ? Nghĩa Của Từ Tịnh Độ Trong Tiếng Việt Nghĩa ...
-
Siêu Sinh Tịnh độ Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt