Phát Biểu Và Viết Hệ Thức Của Định Luận Ôm (Ohm), Ý Nghĩa điện Trở ...
Có thể bạn quan tâm
Để giải đáp câu hỏi trên, bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 2 môn vật lý lớp 9: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm. Qua bài học này các em cũng sẽ biết ý nghĩa điện trở của dây dẫn là gì? Phát biểu Định luật Ôm như thế nào? Viết hệ thức của định luật Ôm ra sao?
I. Điện trở của dây dẫn
1. Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn
- Đối với một dây dẫn nhất định, tỉ số U/I có giá trị không đổi.
- Đối với các dây dẫn khác nhau, tỉ số U/I có giá trị khác nhau.
2. Điện trở là gì? ý nghĩa điện trở của dây dẫn.
a) Trị số R=U/I được gọi là điện trở của dây dẫn.
b) Ký hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện là:
c) Đơn vị của điện trở
• Đơn vị của điện trở là Ôm (kí hiệu là Ω)
• Các đơn vị điện trở khác:
- Kilôôm (kí hiệu là k): 1k = 1000Ω
- Mêgaôm (kí hiệu là M ): 1M = 1000000Ω
d) Ý nghĩa điện trở của dây dẫn
- Dây nào có điện trở lớn gấp bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua nó nhỏ đi bấy nhiêu lần. Do đó, điện trở của một dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn đó.
II. Định luật ôm, phát biểu và viết hệ thức
1. Hệ thức của định luật Ôm
- Hệ thức của định luật ôm:
- Trong đó: I là cường độ dòng điện (A);
U là hiệu điện thế (V);
R là điện trở (Ω);
2. Phát biểu định luật Ôm
- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
- Điện trở của dây dẫn được xác định bằng công thức:
III. Vận dụng hệ thức định luật ôm
* Câu C3 trang 8 SGK Vật Lý 9: Một bóng đèn thắp sáng có điện trở là 12Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.
Tóm tắt bài: R = 12Ω; I = 0,5A; Hỏi U = ?
> Lời giải:
- Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn: U = I.R = 12.0,5 = 6V
* Câu C4 trang 8 SGK Vật Lý 9: Đặt cùng 1 hiệu điện thế vào 2 đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2 = 3 R1. Dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
Tóm tắt bài: U1 = U2 = U; R2 = 3R1; Hỏi I1; I2 cường độ nào lớn hơn?
> Lời giải:
- Ta có:
- Vậy I1 lớn gấp 3 lần I2.
Từ khóa » điện Trở Dây Dẫn Là Gì Nêu ý Nghĩa Của điện Trở
-
Nêu ý Nghĩa Của điện Trở Dây Dẫn? Phát Biểu Hệ Thức định Luật Ôm ...
-
Điện Trở Của Dây Dẫn Là Gì? Công Thức điện Trở Của Dây Dẫn
-
Điện Trở Của Dây Dẫn Là Gì? Đơn Vị Và Kí Hiệu đơn Vị đo Của điện Trở.
-
Đề Cương ôn Tập Vật Lý 9 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Câu 1: A,Nêu ý Nghĩa Vật Lí Của điện Trở? B,Nêu Công Thức Dùng để ...
-
điện Trở Là Gì ?Nêu ý Nghĩa ?Nêu Tác Dụng Của điện Trở Trong đời ...
-
BÀI 2: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN – ĐỊNH LUẬT ÔM
-
Lý Thuyết Điện Trở Của Dây Dẫn - Định Luật ôm | SGK Vật Lí Lớp 9
-
Kiến Thức Vật Lý: Điện Trở, điện Trở Của Dây Dẫn Là Gì? - Thợ Sửa Xe
-
Ý Nghĩa Của điện Trở | #1_Linh Kiện điện Tử Thụ động - Kỹ Sư Nghèo
-
Điện Trở Và điện Dẫn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kí Hiệu Trở Suất, Ý Nghĩa Của Điện Trở Suất. - Toploigiai