PHÁT HUY VAI TRÒ CHỨC SẮC, CHỨC VIỆC TÔN GIÁO VÀ ...
Có thể bạn quan tâm
Phát huy vai trò chức sắc, chức việc của các tổ chức tôn giáo và những người tiêu biểu trong các dân tộc thiểu số chính là sự triển khai thực hiện trên thực tế đường lối dân vận và chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta, có ý nghĩa hết sức quan trọng, thậm chí nó đóng vai trò quyết định sự thành công của quá trình vận động cách mạng.
Để tập hợp, phát huy vai trò của chức sắc, chức việc các tôn giáo và người tiêu biểu trong các dân tộc thiểu số trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, cũng như để thực hiện chính sách sử dụng người tiêu biểu trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay, đòi hỏi các cấp, các ngành cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của chức sắc, chức việc trong các tổ chức tôn giáo là gồm những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, được đào tạo cơ bản, có hệ thống về giáo lý, giáo luật hoặc có kinh nghiệm thực tiễn và trình độ được các tổ chức giáo hội công nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam và hệ thống giáo hội tôn giáo công nhận. Có thể nói, chức sắc, chức việc là đội ngũ nòng cốt của các tôn giáo, họ vừa có vị trí, vai trò lãnh đạo, vừa có trình độ giáo lý, giáo luật, có uy tín lớn trong quần chúng tín đồ, vừa là cầu nối giữa các tôn giáo với tín đồ nên có tác động to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến quần chúng tín đồ tham gia quản lý trật tự, an ninh xã hội. Do vậy, vận động các vị chức sắc, chức việc trong tôn giáo có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện đường lối của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước. Đồng thời, chống lại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, làm ảnh hưởng đến đường lối, mục tiêu của cách mạng và đường hướng hoạt động của các tổ chức tôn giáo.
Đối với người tiêu biểu trong cộng đồng các dân tộc thiểu số được hình thành một cách tự nhiên, phát triển theo từng thời kỳ giai đoạn lịch sử khác nhau cũng đều xuất hiện những con người mà uy tín, trí tuệ và sức ảnh hưởng của họ đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một gia đình, một dòng họ và lan toả đến toàn thể cộng đồng, với những hình thức rất đa dạng, tuỳ thuộc vào đặc điểm văn hoá của từng nhóm dân tộc cụ thể, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế cuộc sống và yêu cầu tự quản nên từng cộng đồng dân tộc cũng hình thành những tập tục được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người trong thôn (bản, làng) tự giác chấp hành. Qua đó, đã suy cử ra những người am hiểu luật tục của ông bà, tổ tiên, bản sắc văn hóa của dân tộc để điều hành những hoạt động của cộng đồng. Những người này thường là những già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ... Riêng đối với đồng bào các dân tộc Kon Tum, người có uy tín cao, được cộng đồng kính phục là những người có khả năng vận dụng những phong tục tập quán để giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh trong đời sống cộng đồng. Những người tiêu biểu này cần được bồi dưỡng để họ trở thành những cốt cán trong bộ máy chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đội ngũ chức sắc, chức việc của tổ chức tôn giáo và người tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong công tác dân tộc, công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội; là “cánh tay nối dài” giúp cho chính quyền và mặt trận ở các cấp làm tốt công tác tuyên truyền và đưa đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống.
Chúng ta biết rằng, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống phần lớn là những vùng mà điều kiện tự nhiên không thuận lợi, các phong tục tập quán lại rất phong phú và đa dạng. Hơn nữa, địa bàn cư trú của các dân tộc lại rất phân tán, cư dân thưa thớt. Điều này là một trong những rào cản làm hạn chế khả năng tuyên truyền, vận động việc thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân. Vì vậy, việc phát huy vai trò của lực lượng tại chỗ, thông qua những người tiêu biểu trong cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số, đem lại ánh sáng văn hoá của Đảng đến với đồng bào, vận động bà con phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, kết hợp hài hoà giữa luật tục và pháp luật, giữa truyền thống và hiện đại, thực hiện tốt các hoạt động tự quản tại cơ sở là một hướng đi rất có triển vọng và có ý nghĩa vô cùng quan trọng ở các vùng dân tộc thiểu số hiện nay.
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xuất hiện những tấm gương tiêu biểu đại diện cho các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở, có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Đặc biệt, trong đồng bào các tôn giáo và trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã xuất hiện nhiều điển hình, tiên tiến kinh doanh sản xuất giỏi, làm tốt công tác xã hội và những cá nhân không chỉ biết làm giàu cho chính bản thân mình và gia đình mình, mà còn giúp bà con trong bản làng thoát khỏi cái đói cái nghèo, tiến đến làm giàu chính đáng; có những tấm gương rất năng nổ trong công tác xã hội, giành nhiều thời gian và công sức lo cho công việc của cộng đồng dân cư.
Để phát huy ảnh hưởng của chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo và người tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số đòi hỏi cần có những chính sách cụ thể như: tăng cường xây dựng cốt cán, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ những người tiêu biểu trong các tôn giáo và dân tộc về chính trị, thời sự, chính sách, pháp luật để họ nắm bắt, tuyên truyền, giải thích cho quần chúng hiểu và thực hiện. Định kỳ chính quyền các cấp gặp gỡ những người tiêu biểu, có uy tín trong tôn giáo, dân tộc thiểu số để thống nhất những nội dung về vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương về kinh tế, xã hội, tham gia giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương, chống âm mưu lôi kéo, chia rẽ đoàn kết các dân tộc của các thế lực thù địch và phần tử xấu. Mặt khác cần có chính sách cụ thể nhằm động viên về vật chất và tinh thần người tiêu biểu có thành tích trong các phong trào thi đua yêu nước.
Rõ ràng, việc phát huy và sử dụng vai trò của chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo và những người tiêu biểu trong cộng đồng các dân tộc thiểu số là một hướng đi đúng đắn nhằm thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài" hướng tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh./.
Từ khóa » Chức Sắc Chức Việc Là Gì
-
LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO - Snv@.vn
-
Chức Sắc Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Công Ty Luật ACC
-
Chức Sắc Là Gì? Khái Niệm, đặc điểm Và Vai Trò Của Chức Sắc Tôn Giáo?
-
Chức Việc Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo 2016 Số 02/2016/QH14
-
Chức Việc Là Gì? Giải Thích Thuật Ngữ Chức Việc - Tra Cứu Pháp Luật
-
MỤC 2. PHONG PHẨM, BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ
-
Biểu Dương Các Chức Sắc, Chức Việc Tôn Giáo Tiêu Biểu
-
Phong Phẩm, Bổ Nhiệm, Bầu Cử, Suy Cử Chức Sắc, Chức Việc Như Thế ...
-
Thủ Tướng đánh Giá Cao Vai Trò Chức Sắc, Chức Việc Tổ Chức Tôn Giáo
-
Thuyên Chuyển, Bãi Nhiệm Chức Sắc, Chức Việc, Nhà Tu Hành Như Thế ...
-
Phát Huy Vai Trò Của Các Vị Chức Sắc Tôn Giáo Và Người Tiêu Biểu ...
-
Tiếp Tục Phát Huy Vai Trò Chức Sắc, Chức Việc | Dân Tộc - Tôn Giáo
-
[PDF] 1. Tín Ngưỡng Là Gì, Tôn Giáo Là Gì? Tín Ngưỡng Là Niềm Tin Của Con ...