Phong Phẩm, Bổ Nhiệm, Bầu Cử, Suy Cử Chức Sắc, Chức Việc Như Thế ...

Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo. Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo. Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức. Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc

Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc được hiểu là việc nâng địa vị của các chức sắc, chức việc lên địa vị cao hơn, cho xứng đáng với tài đức.

Căn cứ tại Điều 32, Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, việc phong phẩm, bổ nhiệm, , bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc được quy định như sau:

- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo hiến chương của tổ chức tôn giáo.

- Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc

Điều 33, Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 quy định về việc thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc như sau:

- Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương về người được phong phẩm hoặc suy cử làm hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; mục sư của các tổ chức Tin lành; phối sư trở lên của các Hội thánh Cao đài; giảng sư trở lên của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam và các phẩm vị tương đương của tổ chức tôn giáo khác chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử.

- Đối với các trường hợp phong phẩm hoặc suy cử chức sắc không thuộc trường hợp trên, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi chức sắc cư trú và hoạt động tôn giáo chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử.

- Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, họ và tên, phẩm vị, địa bàn hoạt động, tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo kèm theo sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của chức sắc.

- Trường hợp người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc không đáp ứng điềukienej đối với người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Luật Hoàng Anh

Từ khóa » Chức Sắc Chức Việc Là Gì