Phật Thuyết Về Công Hạnh Người Xuất Gia
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Phật pháp
- Giáo pháp
- Share link
- Niết Bàn
- Tâm Tánh
- Duyên khởi
- Quán Tưởng
- Bồ Tát Đạo
- Bốn Chân Lý
- Bi - Trí - Dũng
- Giác Ngộ - Giải Thoát
- Nhân Cách & Xã Hội
- Phước Đức - Công Đức
- Vô Thường - Khổ - Vô Ngã
- Nghe Pháp & Thực Hành Pháp
- Nhân Quả - Nghiệp Báo - Luân Hồi
- Tweet
Phật thuyết về công hạnh người xuất gia
Về công hạnh xuất gia, đức Phật khen ngợi, tán thán bàng bạc khắp trong Kinh tạng, như kinh Hiền ngu: “Công đức của sự xuất gia cao hơn Tu-di, sâu hơn biển cả, rộng hơn hư không.
Thuở xưa tại xứ Ấn, có một người vương tử quên mình đang tuổi thanh xuân, từ bỏ ngai vàng điện ngọc, quay lưng với quyền uy, danh vọng, thoát tục ly hương, ẩn sâu trong rừng già, sáu năm khổ hạnh… Rồi một hôm, ánh sao mai mờ hẳn trước bình minh bừng dậy, dưới cội Bồ-đề, người vương tử ấy đã tìm ra con đường hạnh phúc miên viễn cho chư thiên và thế giới loài người. Có quyết chí xuất gia người vương tử ấy mới làm được như vậy!? Nhân ngày khánh đản đức Phật Thích-ca Mâu-ni, chúng tôi xin giới thiệu đến qúy Phật tử kinh “Công đức xuất gia” (Phật thuyết xuất gia công đức kinh 佛說出家功德經 ‘Abhiniṣkramaṇa-guṇa-sūtra’) 1 quyển, không rõ tên người dịch, phụ lục thời Đông Tấn (Tam Tần), Đại Chánh 16, số hiệu 707, trang 813. Toát yếu nội dung kinh: Kinh kể về một vương tử tên là Dũng Quân (tên phiên âm Tỳ-la-tiễn-na ‘Vīrasena’) thuộc giai cấp qúy tộc Lê-xa (Licchavi), cư ngụ tại thành Tỳ-xá-ly (Vaiśāli). Ví như ở cõi trời, chư thiên và thiên nữ vui chơi thì đời sống chàng vương tử này cũng vậy, ngày đêm sống hưởng lạc, vui chơi đam mê sắc dục cùng các mỹ nữ. Nhân một hôm đến giờ thọ trai, đức Phật vào thành khất thực, Ngài dùng Nhất thiết trí mà nghe được âm thanh vui đùa của vương tử Dũng Quân và các mỹ nữ đang vui chơi trên lầu. Đức Phật biết vương tử Dũng Quân sau bảy ngày nữa thì mạng chung sẽ đọa địa ngục. Ngài mới dạy A-nan đến nhà Dũng Quân khuyên bảo nên sớm giác ngộ xuất gia để lúc mạng chung tránh sự đọa lạc. Vâng lời chỉ dạy của Phật, A-nan đến gặp vương tử Dũng Quân khuyên: “Này bạn! Sau bảy ngày nữa bạn sẽ chết. Nếu bạn ở trong ngũ dục không giác ngộ, không xuất gia, thì lúc mạng chung bạn sẽ đọa địa ngục. Phật là bậc Nhất thiết trí, chánh ngữ chánh thuyết đã nói về bạn như thế. Ví như ngọn lửa thiêu đốt mọi vật, thảy đều không sai. Bạn nên suy nghĩ cho kỹ.” Vương tử Dũng Quân nghe nói vậy quá lo sợ, buồn rầu, sầu muộn không vui rồi nói: “Theo lời chỉ dạy của Tôn giả, tôi phải xuất gia nhưng tôi muốn thọ hưởng khoái lạc thêm 6 ngày nữa, đến ngày thứ 7 tôi sẽ giã từ người thân, quyết định xuất gia.” Đến ngày thứ 7, vương tử Dũng Quân xin Phật xuất gia. Qua một ngày một đêm Dũng Quân tu trì tịnh giới rồi mạng chung. Sau khi hỏa thiêu hương khói xong, A-nan cùng thân quyến của Dũng Quân đến hỏi Phật, thần thức của vương tử Dũng Quân đi về đâu? Phật dạy: vương tử Dũng Quân trong một ngày một đêm tu trì tịnh giới xả bỏ cõi đời này sinh về trời Tứ thiên vương… vui chơi thọ 500 tuổi, rồi mạng chung sinh về cõi trời Ba mươi ba… tuổi thọ kéo dài 1000 tuổi; số tận sinh về Diệm thiên… thọ 2 ngàn tuổi... sinh về cung trời Đâu-suất… thọ 4 ngàn tuổi. Sinh lên Tự tại thiên… thọ 8 ngàn tuổi. Hết 8 ngàn tuổi mạng chung sinh về trời Tha hóa tự tại… thọ một vạn sáu ngàn tuổi. Thọ lạc như vậy qua lại 7 lần trong 6 cõi trời dục. Do một ngày một đêm xuất gia nên mãn 20 kiếp, không đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh; thường sinh thiên, nhơn, thọ phước tự nhiên. Trong loài người kiếp cuối cùng sinh vào nhà giàu có sung sướng, tài sản phong phú, chân bảo đầy đủ… song Dũng Quân nhàm chán ở đời, xuất gia cạo bỏ râu tóc, thân khoác pháp phục, siêng tu tinh tấn, giữ 4 oai nghi, thường hành chánh niệm, quán ngũ ấm, khổ, không, vô ngã, hiểu pháp nhân duyên, thành Bích-chi Phật, hiệu là Tỳ-lưu-đế; lúc ấy Ngài phóng hào quang lớn có nhiều người, chư thiên được thiện căn và giúp các loài chúng sanh trong ba thừa được giải thoát. A-nan lại thưa hỏi đức Phật, nếu có người độ người xuất gia, người ấy xuất gia gánh vác mọi việc thì được bao nhiêu phước đức? Và nếu có người gây trở ngại người khác xuất gia thì thọ tội báo gì? Phật dạy, công đức của người xuất gia không thể nói hết, nếu họ sinh thiên, hay trong loài người thường làm quốc vương, thọ hưởng hạnh phúc nhơn, thiên. Nếu ai giúp người xuất gia vào trong pháp Sa-môn thì dù ở trong sinh tử người ấy vẫn hưởng an lạc, hạnh phúc… Còn nếu gây trở ngại phương hại chuyện người khác xuất gia thì người đó bị cướp mất kho tàng vô tận thiện tài phước báu… thọ vô lượng tội. Phật lại bảo A-nan: Nếu có các bậc A-la-hán trong 4 cõi nhiều như lúa cỏ, rừng rậm, rồi có người nào ở trong đó đủ 100 tuổi tận tâm cúng dường những vị A-la-hán này những thứ như: y phục, thức ăn, nước uống, thuốc thang… cho đến sau khi các vị ấy niết-bàn, lại xây dựng tháp miếu, dùng đủ loại chân bảo, hoa hương, châu ngọc… cúng dường, và dùng kệ tụng tán thán, thì công đức này không bằng người xuất gia thọ giới dù chỉ một ngày một đêm tu trì. Công đức xuất gia được 16 phần, công đức trước chỉ một phần. Khi ấy, cả đại chúng nghe Phật thuyết pháp không ai mà không nhàm chán cảnh đời; họ xuất gia trì giới, có người đắc Tu-đà-hoàn, thậm chí có người đắc quả vị A-la-hán, có người gieo hạt giống Bích-chi Phật, có người phát tâm Vô thượng Bồ-đề. Mọi người rất vui mừng đảnh lễ phụng hành. Lời kết: Về công hạnh xuất gia, đức Phật khen ngợi, tán thán bàng bạc khắp trong Kinh tạng, như kinh Hiền ngu: “Công đức của sự xuất gia cao hơn Tu-di, sâu hơn biển cả, rộng hơn hư không. Tại sao như vậy? Vì xuất gia quyết định thành Phật”. Kinh Úc-già trưởng giả: “Tại gia thì ô nhiễm, xuất gia thì thanh tịnh; tại gia neo buộc, xuất gia giải thoát…” Kinh Văn-thù-sư-lợi vấn: “Tại gia thì tăng thêm phiền não, xuất gia thì giải thoát. Tại gia là vào trong rừng chông gai gươm giáo, xuất gia là ra khỏi rừng chông gai gươm giáo…” Những lời ấy từ kim khẩu Thế Tôn nói ra thì chúng ta không còn gì để luận bàn. Nhưng chúng ta nên hiểu, ở đây đức Phật không phủ nhận đời sống tại gia tu không giải thoát, chỉ có điều người tại gia tu dưỡng vô dục, vô ngã là một việc khó khăn, và quả vị chứng đắc đến quả Bất hoàn mà thôi, không thể đạt được Hiện pháp niết-bàn. Đồng thời đứng trên quan niệm “triết học xuất gia”, đức Phật muốn chứng minh cho chúng ta thấy rằng, ái ân, tiền của, quyền lực, danh vọng… khó vĩnh hằng trước định luật vô thường; cho nên Ngài đã dạy A-nan khuyên vương tử Dũng Quân xuất gia. Vương tử Dũng Quân xuất gia tu hành một ngày một đêm, rồi mạng chung sanh về các cõi trời, tuổi thọ kéo dài, mãn 20 kiếp không đọa địa ngục, ngạ quỷ… Vì sao vương tử Dũng Quân được phước báo như vậy? Vì vương tử Dũng Quân giữ giới trọn vẹn trong một ngày một đêm. Kinh Tâm địa quán nói: “Sự xuất gia khó nhất là giữ giới. Giữ giới được mới gọi là xuất gia.” Luật Thiện kiến cũng nói: “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp. Giới luật còn thì Phật pháp còn.” Giới là cửa ngõ đi đến giải thoát, là năng lượng duy trì, bảo vệ cộng đồng Tăng-già. Một vị xuất gia giới hạnh thanh cao là hình ảnh, là tín hiệu cho sự sống còn của Giáo đoàn dù bất cứ nơi đâu, hay ở xứ sở nào. Song, tâm nguyện của người xuất không phải dừng ở đó mà “Thế giới độc ác đầy cả ngũ trược con thề bước vào trước hết; nếu còn một chúng sanh chưa thành Phật, thì con thề không bao giờ hưởng lấy niết-bàn.” Vì thế, kiếp cuối cùng của vương tử Dũng Quân nói lên tâm đại bi của người xuất gia “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”, nên Dũng Quân tu hành thành Phật Bích-chi, hiệu Tỳ-lưu-đế, phóng hào quang cứu độ chúng sanh trong ba thừa. Luận bàn công đức một vị xuất gia chân chính tức luận bàn công đức một vị Phật tương lai, công đức ấy không thể nghĩ bàn, trí phàm nhân không thể thẩm thấu. Chúng tôi xin mượn lời Thế Tôn diễn đạt lại: “Người xuất gia là người tôn quý cao nhất, là người vô thượng, người không ai sánh bằng, người không ai ngang vai: người ấy là bậc đại hùng lực giữa thế gian, độc bộ vô lữ.” (Kinh Diễn đạo tục nghiệp). Nguồn: TS Pháp Luân 50 Tags phật thuyết về công hạnh người xuất gia phat thuyet ve cong hanh nguoi xuat gia tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao phat giao vuon hoa phat giao phat hoc- Tweet
Các bài viết khác
-
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
-
Bảy pháp đoạn trừ phiền não
-
Bồ Đề Tâm Đồng Với Công Đức Của Tất Cả Phật Pháp
- Mối quan hệ giữa nghiệp và đạo đức Phật giáo
- Thấy Phật, nghe Phật bằng niềm tin và căn lành
- An lạc và giải thoát
- Hồi hướng công đức phước báu mỗi khi làm các thiện sự
- Loại sân hận nào nguy hiểm nhất?
Tin đáng quan tâm
Vườn Hoa Phật Giáo
Nhà tài trợ chính
- trang chủ
- Liên Hệ Quảng Cáo
- Tin tức
- Phật học
- Danh tăng
- Văn học
- Văn hóa
- Tự viện
- Phật pháp
- Lịch sử
- Nghi thức
- Tuổi trẻ và đời sống
- Góc suy ngẫm
- Từ thiện
- Thư viện audio
- Từ điển phật học
- RSS
- Sitemap
Từ khóa » Hạnh Người Xuất Gia
-
Kinh Hạnh Người Xuất Gia - ĐĐ. Thích Trí Thanh - YouTube
-
Đạo Hạnh Của Người Xuất Gia, Một Nét đẹp Trong Văn Hóa Phật Giáo
-
TÂM HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA - Thiền Viện Thường Chiếu
-
Hạnh Nguyện Của Người Xuất Gia | VÀO NHÀ PHẬT PHÁP
-
Phạm Hạnh Của Người Xuất Gia | Giác Ngộ Online
-
Những đức Hạnh Lý Tưởng Của Người Xuất Gia - Giác Ngộ Online
-
Cẩm Nang Tu Đạo - Chùa Hoằng Pháp
-
Hạnh Xuất Gia - Đạo Tràng Pháp Hoa
-
Nói Với Người Xuất Gia Trẻ - Làng Mai
-
Hạnh Nguyện Người Xuất Gia - Thích Phước Tịnh
-
Kinh Hạnh Người Xuất Gia - TT. TS. Thích Chân Quang
-
[PDF] Đạo Hạnh Người Xuất Gia
-
Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong đạo Phật | Sở Nội Vụ Nam Định
-
Giữ Gìn Tự Do – Bảo Vật Của Người Xuất Gia - Làng Mai