Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Vườn Quốc Gia Cúc Phương - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Việt Nam học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.27 KB, 78 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘIKHOA VĂN HÓA DU LỊCHBÀI TIỂU LUẬN CUỐI KHÓAĐề Tài: “ Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương”Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Quỳnh TrangSinh viên thực hiện: Đinh Thị TâmLớp: DL5BHà Nội ngày tháng năm 2014LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài tiểu luận cuối khóa này, ngoài sự có gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của trường, của quý thầy cô, người thân và bạn bè. Tôi xin phép gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học Văn hóa Hà Nội, đặc biệt là cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Quỳnh Trang đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận cuối khóa này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và du lịch Ninh Bình, Ban quản lý Vườn Quốc gia Cúc Phương, đặc biệt là Ban lãnh đạo và các anh chị làm việc tại phòng Nghiệp vụ Du lịch đã cung cấp những tư liệu cũng như góp ý để bài tiểu luận cuối khóa này của tôi được hoàn thiện hơn.Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh lo lắng và động viên tôi trong suốt những năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn!Sinh viên : Đinh Thị TâmLớp: DL5BMỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài2. Mục tiêu nghiên cứu3. Nhiệm vụ nghiên cứu4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu5. Phương pháp nghiên cứu6. Bố cục của đề tàiCHƯƠNG 1: DU LỊCH SINH THÁI VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VIỆT NAM1.1. Du lịch sinh thái (DLST)1.1.1. Khái niệm DLST1.1.2. Mối quan hệ giữa DLST với các loại hình du lịch khác nhau1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của DLST1.1.4. Những nguyên tắc cơ bản của DLST1.2. Việc phát triển DLST tại các VQG ở Việt Nam1.2.1. Khái quát về VQG1.2.2. Vai trò của VQG1.2.3. Việc phát triển DLST tại một số VQG ở Việt NamCHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG. 2.1. Giới thiệu chung 2.2. Tài nguyên du lịch tại vườn quốc gia Cúc Phương 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.2.3. Khả năng phát triển DLST 2.2.4. Các loại hình tổ chức du lịch ở VQG Cúc PhươngCHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG3.1. Thực trạng hoạt động3.1.1. Các đơn vị tổ chức du lịch3.1.2. Nguồn nhân lực3.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật3.1.4. Thực trạng phát triển DLST tại VQG Cúc Phương3.2. Một số giải pháp phát triển DLST tại VQG Cúc Phương3.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật3.2.2. Giaỉ pháp về nguồn nhân lực3.2.3. Xây dựng chiến lược về đào tạo tuyên truyền DLST3.2.4. Giaỉ pháp bảo vệ môi trường sinh thái3.2.5. Quy hoạch du lịch3.2.6. Xây dựng hình ảnh tốt về khu vực để nhấn mạnh vai trò của du lịch sinh thái( hoạt động marketing)3.2.7. Các giải pháp khácKẾT LUẬNPHỤ LỤCPHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới với tỷ lệ hàng năm tăng cường cao và ổn định. Du lịch sinh thái (DLST) với bản chất nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới, thu hút sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch nghiên cứu khoa học. Tại Việt Nam, du lịch sinh thái là loại du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và khai thác sử dụng. Công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản và phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế. Việc đào tạo nghiệp vụ cho đôi ngũ cán bộ quản lý, hướng dẫn viên còn chưa được đặt ra. Vì vậy, việc nghiên cứu, ứng dụng du lịch sinh thái trong thực tiễn là rất cần thiết.Ninh Bình là mảnh đất giàu tài nguyên du lịch,nằm ở vị trí cửa ngõ cực nam của tam giác châu thổ sông hồng và miền bắc,nơi có nhiều danh lam thắng cảnh gắn liền với vũng đất kinh đô của Việt Nam thế kỷ X với nhiều di tích lịch sử .Trong quy hoạch phát triển vũng kinh tế duyên hải Bắc Bộ , Ninh Bình được ưu tiên phát triển thành một trung tâm du lịch.Ninh bìnhhội tụ đầy đủ các yếu tố của một Việt Nam thu nhỏ : có rừng, núi , sông, biển với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia vì vậy mà Ninh Bình thuận lợi cho việc xây dựng các khu , điểm du lịch cũng như tổ chức các chương trình du lịch đặc thù như du lịch sinh thái , nghỉ dưỡng, tham quan , giải trí, thể thao, văn hóa, hội nghị , hội thảo .Trong đó vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam với nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên, cùng với sự đa dạng về hệ sinh thái với các giá trị văn hóa lịch sử lâu Cúc Phương đã trở thành địa danh du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn. Trong những năm gần đây , số lượng khách đến thăm các vườn quốc gia nói chung và vườn quốc gia Cúc Phương (VQGCP) nói riêng tăng lên nhanh chóng. Mức độ tập trung ngày càng cao đã làm nãy sinh trong mối quan hệ giữa hoạt động du lịch, công tác bảo tồn và người dân địa phương. Một câu hỏi đặt ra là “ làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn đó?”. DLST là một trong những công cụ hữa hiệu được nhiều nước trên thế giới áp dụng, giải quyết những vấn đề này. Vì vậy, đề tài “phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Cúc Phương” đã được lựa chọn. Với mong muốn góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học của địa phương, phát triển kinh tế, thỏa mãn nhu cầu của du khách và tạo nên việc làm cho người dân.2. Mục tiêu nghiên cứuĐánh giá khả năng, hiện trạng phát triển du lịch của vườn quốc gia Cúc Phương để định hướng phát triển du lịch sinh thái, nhằm quản lý, bảo vệ môi trường, phát huy các giá trị truyền thống và hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển.3. Nhiệm vụ nghiên cứu• Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và mối quan hệ giữa DLST với các vườn quốc gia.• Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại VQGCP.• Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch ở Cúc Phương, đánh giá hiện trạng du lịch dưới góc độ du lịch sinh thái.• Các giải pháp cơ bản nhằm khai thác hợp lý tiềm năng DLST của VQG Cúc Phương.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu• Phạm vi lãnh thổ: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ của vườn quốc gia Cúc Phương.• Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đánh giá tiềm năng và hiện trạng theo các nguyên tắc cơ bản của DLST.5. Phương pháp nghiên cứu• Phương pháp thu thập xử lý thông tin• Phương pháp thực địa • Phương pháp quan sát• Phương pháp phân loại và hệ thống hóa• Phương pháp phân tích tổng hợp• Phương pháp thống kê6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương.Chương 1: Du lịch sinh thái và việc phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam.Chương 2: Tiềm năng du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương.Chương 3: Thực trạng hoạt động và một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương.CHƯƠNG1: DU LỊCH SINH THÁI VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VIỆT NAM1.1. Du lịch sinh thái (DLST)1.1.1. Khái niệm DLST “ Du lịch sinh thái” (DLST) (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng, được hiểu từ những góc độ khác nhau. Song đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm DLST là du lịch tự nhiên, là khái niệm mà trong thực tế đã xuất hiện từ đầu những năm 1800 (Ashton, 1933). Với khái niệm này thì mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi…đều được hiểu là DLST. Trên thế giới, người ta đã đưa ra 15 thuật ngữ được dùng trong nghiên cứu DLST như: du lịch thiên nhiên, du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch môi trường, du lịch đặc thù, du lịch xanh, du lịch thám hiểm, du lịch bản xứ, du lịch có trách nhiệm, du lịch nhạy cảm, du lịch nhà tranh, du lịch bền vững. Về nội dung, DLST là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm đưa du khách tới những môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương. Nói một cách khác, DLST là một loại du lịch với những hoạt động có nhận thức mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Thuật ngữ “ Responsible Travel” luôn gắn liền với DLST và nó có những đặc điểm nổi bật sau: • Phát triển dựa vào những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và văn hóa bản địa. • Quản lý bền vững về môi trường sinh thái. • Có giáo dục và diễn giải về môi trường. • Có đóng góp cho những nỗ lục bảo tồn và phát triển cộng đồng. • Có sự tham gia của người dân địa phương. Mặc dù có chung quan niệm cơ bản về DLST, song căn cứ vào những đặc thù và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát triển những định nghĩa riêng của mình về DLST. Một số định nghĩa có thể xem xét đến là:• Định nghĩa của Hictor ceballos-Lascurain(1987): “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” • Định nghĩa của Nêpal: “DLST là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân về việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào.” • Định nghĩa của Malaixia: “DLST là hoạt động du lich và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường, tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và tôn trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc thù văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn có ảnh hưởng du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực, có lợi về xã hội và kinh tế”.• Định nghĩa của Ôtrâylia: “DLST là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lý bền vững về mặt sinh thái”. • Định nghĩa của hiệp hội DLST quốc tế: “DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương”. • Định nghĩa của Tổng Cục Du lịch Việt Nam thông qua Hội thảo quốc gia về “ Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9/9/1999, đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam như sau: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lục bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Đây được coi là sự mở đầu Nam. • Theo luật Du lịch (01/02/2006) : “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên được đưa ra vào năm 1987 cho đến nay, nội dung của định nghĩa về DLST đã có sự thay đổi: Từ chỗ đơn thuần coi hoạt động DLST là loại hình du lịch ít tác động đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực hơn, theo đó DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.Mặc dù, khái niệm về DLST còn có những điểm chưa thống nhất và sẽ còn được hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của nhận thức, song những đặc điểm cơ bản nhất của định nghĩa DLST cũng được Tổ Chức Du lịch thế giới (UNWTO) tóm tắt lại như sau:• DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cững như những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó. • DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường. • Thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp có quy mô ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách. Các công ty lữ hành nước ngoài có quy mô khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành hoặc quảng cáo các Tour DLST cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế. • DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hóa – xã hội. • DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách: + Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản lý, với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó.+ Tạo ra các cơ hội về công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.+ Tăng cường nhận thức của cả du khách và người dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa.1.1.2. Mối quan hệ giữa DLST với các loại hình du lịch khác nhauDu lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hoá bản địa. Tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch sinh thái trước hết là thiên nhiên, không có thiên nhiên không có du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái không tách rời giáo dục môi trường sinh thái. Các hoạt động của du lịch sinh thái nhằm nâng cao nhận thức của con người, giúp thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cự để rồi người dân sống thân thiện với thiên nhiên; khám phá, hưởng thụ và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững.Một đặc trưng của du lịch sinh thái là các hoạt động có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Vai trò của họ cùng với văn hoá bản địa làm nên sản phẩm du lịch sinh thái khác nhau, các loại hình du lịch khác nhau. Để du lịch sinh thái thành công cụ của bảo tồn nhất thiết phải phối hợp tốt giữa các bên tham gia vào du lịch. Đây là vấn đề mấu chốt trong quan hệ giữa bảo tồn và du lịch sinh thái. Vì vậy, cần xây dựng niềm tin và nhận thức chung trong hoạt động du lịch sinh thái. Không cho rằng bảo tồn là đóng kín và ngược lại không nên hiểu rằng làm du lịch sinh thái chỉ là khai thác tự nhiên đơn thuần. Trước hết phải hiểu được những khu vực, những việc được làm và không được làm trong khu bảo tồn để phát triển du lịch sinh thái. Ví dụ: Một số quy định bắt buộc phải thực hiện trong khu bảo tồn du lịch sinh thái: Không được xây dựng các công trình phục vụ du lịch trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; có dự án du lịch sinh thái riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hoạt động du lịch phải tuân theo các quy định về bảo tồn, phải trả phí.• Du lịch dựa vào thiên nhiên Du lịch dựa vào thiên nhiên là loại hình du lịch sử dụng tài nguyên thiên nhiên, với động cơ chínhcủa khách du lịch là quan sát và cảm thụ thiên nhiên. Như vậy, du lịch dựa vào thiên nhiên mang một ý nghĩa rộng bao chùm cả du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác. Du lịch dựa vào thiên nhiên không mang tính trách nhiệm cao đối với môi trường và cộng đồng dân cư địa phương. Du lịch dựa vào thiên nhiên có các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, mạo hiểm. Du lịch mạo hiểm (theo tổ chức du lịch mạo hiểm tỉnh Quebec Canada): là hoạt dộng thể chất ngoài trời hoặc các hoạt động kết hợp diễn ra tại một khu vực thiên nhiên nhất định mà nó yêu cầu những phương tiện vận tải khác với truyền thống, có thể là động cơ hay không phải động cơ. Những hoạt động này mang tính mạo hiểm mức độ rủi ro thì tùy thuộc vào điều kiện môi trường, bản chất của hoạt động và các phương tiện vận tải được sử dụng. Du lịch mạo hiểm không chú ý đến việc tìm hiểu về thiên nhiên, hệ sinh thái mà khai thác tài nguyên tự nhiên nhằm mục đích mạo hiểm, chứng tỏ khả năng chinh phục thiên nhiên của con người. Còn du lịch sinh thái đi tìm sự thỏa thuận cũng chung sống hài hòa với thiên nhiên.• Du lịch dựa vào văn hóa Du lịch văn hóa là loại hình du lịch rất phổ biến, tập trung mối quan tâm tới một quốc gia hay một vùng đất chủ yếu dưới góc độ văn hóa. Du lịch văn hóa bao gồm các tuyến du lịch đến những nơi có bề dày lịch sử hoặc những nơi có các công trình văn hóa như các viện bảo tàng, nhà hát, Ngoài ra cũng có hình thức đưa khách đến các vùng hẻo lánh để dự các lễ hội ngoài trời, đi thăm các nơi ở của những doanh nhân văn hóa,những công trình kiến trúc hay những thắng cảnh thiên nhiên được biết đến và ca ngợi qua văn chương hội họa. Du lịch văn hóa và du lịch sinh thái đều có mục đích chiêm ngưỡng tìm hiểu, nghiên cứu các nền văn hóa bản địa độc đáo từ đó làm khơi dạy tình yêu và trách nhiệm để bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa do con người sáng tạo ra.• Du lịch công vụ Du lịch công vụ là loại hình du lịch kết hợp hai mục đích là công việc và đi du lịch. Mục đích của khách du lịch trong du lịch công vụ chỉ là chiêm ngưỡng, tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên, không mang tính trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa bản địa như du lịch sinh thái.• Quan hệ giữa du lịch sinh thái và cộng đồng địa phương Trước hết, ngoài những hấp dẫn về tự nhiên đối với khách du lịch, thì vai trò của cộng đồng địa phương cũng không thể xem nhẹ trong việc thu hút khách với những yếu tố chĩnh về văn hóa xã hội, bao gồm:Truyền thống địa phươngLịch sử địa phương và những di sản văn hóa bản địaKiến trúcCác món ăn địa phươngHàng thủ côngNghệ thuật, âm nhạcTôn giáo ngôn ngữCách sốngTrang phục, phong tục, truyền thống. Trong những yếu tố này, 5 yếu tố đầu có xu hướng được khách du lịch coi là quan hơn. Mặc dù khách du lịch sinh thái quan tâm nhiều đến môi trường tự nhiên, song không thể loại trừ mong muốn tham quan, hiểu biết các vấn đề văn hóa – xã hội của cộng đồng địa phương. Thêm vào đó, địa phương lại là nơi đáp ứng các nhu cầu của khách như: nơi ăn nghỉ, tiện nghi, các phương tiện giải trí, các dịch vụ cần thiết, và ngay cả nguồn nhân lực phục vụ khách trong đó có cả lòng hiếu kháchv.v Như vậy, khách du lịch đến địa phương thăm quan, dù là môi trường tự nhiên, thì vẫn có những quan hệ và tác động đến cộng đồng địa phương. Đó là những tác động về văn hóa – xã hội – những ảnh hưởng mang đến cho cộng đồng địa phương do kết quả của mối quan hệ qua lại với khách.1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của DLST Mọi hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng đều được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và du lịch. Kết quả của quá trình khai thác đó là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. DLST là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm:• Tính đa ngành: tính đa ngành thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch. Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch. • Tính đa thành phần: biểu hiên ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch. • Tính đa mục tiêu: biểu hiện ở những mục đích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội. • Tính liên vùng: biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các điểm du lịch trong khu vục, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. • Tính mùa vụ: biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung ở các cường độ cao trong năm. • Tính chi phí: biểu hiện ở mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải với mục đích kiếm tiền. • Tính xã hội hóa: biểu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành viên trong xã hội tham gia ( có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) vào hoạt động du lịch. Bên cạnh các đặc trưng của ngành du lịch nói chung, DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng, bao gồm:• Tính giáo dục cao về môi trường: DLST hướng con người tiếp cận hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động du lịch gây nên những áp lực lớn đối với môi trường, và DLST được coi là chìa khóa nhằm cân bằng giữa các mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường. • Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: Hoạt động DLST có tác động giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. • Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương mình. Phát triển DLST hướng con người đến những vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học. Điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết chính những người dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng. 1.1.4.Những nguyên tắc cơ bản của DLSTDLST hàm chứa những nguyên tắc cơ bản với những nội dung chủ yếu sau đây:• Nguyên tắc 1: Giáo dục nâng cao hiểu biết cho du khách về môi trường tự nhiên, qua đó tạo ý thức tham gia của khách du lịch và các nỗ lực bảo tồn. • Nguyên tắc 2: Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiện, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của vùng, quốc gia• Nguyên tắc 3: Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đông địa phương. • Nguyên tắc 4: Du khách được hòa nhập với hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn nhưng phải có trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái đang hòa nhập. • Nguyên tắc 5: Lượng du khách luôn được điều hòa mức vừa phải để đảm bảo cho không gian, môi trường không bị quá tải. • Nguyên tăc 6: Phát triển DLST phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi trường tự nhiện, không được làm tổn hại đến tài nguyên môi trường. • Nguyên tắc 7: Tập chung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận giá trị này. • Nguyên tắc 8: Khi tổ chức DLST, phải luôn đặt nguyên tắc về môi trường sinh thái lên hàng đầu. Điều đó có nghĩa là phải làm cho mọi người khách DLST chấp nhận điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhân sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân. • Nguyên tắc 9: Phải đảm bảo lợi ích lâu dài hài hòa cho tất cả các bên liên quan ( lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, lợi ích của địa phương, cộng đồng dân cư, cơ quan bảo tồn, các đơn vị kinh doanh du lịch).• Nguyên tắc 10: DLST phải đem lại cho du khách những kinh nghiệm được hòa đồng vào tự nhiên làm tăng sự hiểu biết về tự nhiên, tránh xu hướng khai thác quá mức thiên nhiên để phục vụ nhu cầu đi tìm cảm giác mạnh hoặc mục đích tăng cường thể trạng của cơ thể. • Nguyên tắc 11: Người hướng dẫn và các thành viên tham gia DLST phải có sự chuẩn bị kỹ càng về nội dung hướng dẫn và phải có hiểu biết, nhận thức cao về môi trường sinh thái. • Nguyên tắc 12: Cần có sự đào tạo đối với tất cả các thành viên của các đơn vị tham gia vào DLST ( chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, hang lữ hành và khách du lịch trước, trong và sau chuyến đi). 1.2. Việc phát triển du lịch tại các vườn quốc gia ở Việt Nam1.2.1. Khái quát về vườn quốc giaCó rất nhiều định nghĩa khác nhau về vườn quốc gia của các nhà nghiên cứu và quản lý. Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới đã đưa ra định nghĩa về VQG như sau: Một VQG là một lãnh thổ tương đối rộng trên đất liền hay trên biển mà:- ở đó có một hay vài hệ sinh thái không bị thay đổi lớn do sự khai thác hoặc chiếm lĩnh của con người. Các loài thực – đông vật, các đặc điểm hình thái, địa mạo và nơi cư trú của các loài, hoặc các cảnh quan thiên nhiên đẹp là mối quan tâm cho nghiên cứu khoa học, cho giáo dục và giải trí.- ở đó có ban quản lý thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ nhanh chóng sự khai thác hoặc chiếm lĩnh các đặc trưng về sinh thái và cảnh quan.- ở đó cho phếp khách du lịch đến thăm, dưới những điều kiện đặc biệt, cho các mục đích nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, giải trí và lòng ngưỡng mộ.- Việc thiết lập vườn quốc gia và các khu bảo tồn nhằm mục tiêu chính trong bảo tồn đa dạng sinh học và tính toàn vẹn lãnh thổ, phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục, tạo môi trường du lịch. Như vậy VQG là những địa bàn phù hợp cho DLST.+ Khả năng hấp dẫn DLST của VQGVQG và các khu cảnh quan tự nhiên hấp dẫn ngày càng được quan tâmtrong sử dụng đầu tư cho phát triển du lịch vì sự phong phú của tự nhiên, sự đa dạng của hệ sinh thái và cảnh quan đẹp. Chúng được coi là nền tảng cho sự phát triển DLST và mang lại lợi ích kinh tế xã hội. Một trong những yếu tố thúc đẩy việc thành lập VQG chính là tạo cơ hội cho mọi người tham quan, giải trí trong thiên nhiên. Do đó, nhiều quốc gia đã thành lập VQG và khu bảo tồn. Yếu tố khiến một VQG hoặc một khu tự nhiên trở thành hấp dẫn khách du lịch bao gồm:- Vị trí ở gần sân bay quốc tế hay trung tâm du lịch lớn.- Khả năng đến khu vực tham quan thuận lợi.- Đặc điểm sinh thái tự nhiên: đa dạng, các loài quý hiếm, điển hình, sự hấp dẫn và khả năng để quan sát chúng ( thường xuyên hay mang tính mùa vụ), sự an toàn khi quan sát.- Các yếu tố hấp dẫn khác như: Bãi biển, sông,hồ nước với các thiết bị giải trí, thác nước hoặc bể bơi, và các loại giải trí khác.- Các yếu tố văn hóa xã hội địa phương hấp dẫn khách.- Mức độ đảm bảo các dịch vụ: ăn uống, nơi ở và các dịch vụ khác.- Mức độ khác biệt so với các khu du lịch khác.- Mức độ gần / xa các điểm du lịch lân cận, sự hấp dẫn của điểm này với du khách, khả năng kết hợp tham quan. Trong xu hướng du lịch hiện nay, khách du lịch sinh thái thường tìm đến những vùng có đặc điểmtự nhiên và văn hóa khác biệt, những khu tự nhiên chưa bị khám phá hoặc mới ở giai đoạn đầu của sự khai thác cho du lịch. Vì vậy, một khu du lịch tự nhiên hay một VQG và cộng đồng địa phương. Việc phối hợp không chặt chẽ giữa các bên liên quan sẽ dẫn đến tình trạng phát triển du lịch thiếu sự giám sát, quản lý thận trọng, có thể nảy sinh những tác động tiêu cực đến môi trường của khu tự nhiên và dẫn đến việc phá hủy chính nguồn tài nguyên mà du lịch phụ thuộc vào.1.2.2. Vai trò của VQG- Duy trì lâu dài những mẫu điển hình thiên nhiên có diện tích đủ rộng lớnvà đó là hệ sinh thái đang hoạt động -Duy trì tính đa dạng sinh học, có tác dụng điều chỉnh môi trường nhờ các quần xã sinh vật có khả năng phân giải các chất ô nhiễm như kim loại năng,thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng tăng do các hoạtđộng của con nggười, giúp phần phục hồi các tài nguyên tái sinh.- Duy trì các vốn gen di truyền, là nơi cung cấp nguyên liệu cho công táctuyển chọn vật nuôi cây trồng hiện nay và sau này kể cả cho các mục đích khác.- Duy trì cân bằng sinh thái cho từng vùng nhất định, điều hoà khí hậu,mực nước, bảo vệ các tàinguyên sinh vật để chúng phát triển bình thường, hạn chế xói mòn,lũ lụt, hạn hán. Quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu. - Bảo vệ được phong cảnh, nơi giải trí và du lịch cho nhân dân, bảo vệđược các di sản văn hoá, khảo cổ, lịch sử dân tộc. - Nơi nghiên cứu khoa học, học tập, giáo dục, đào tạo.- Tăng thu nhập do hoạt động du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dântrong vùng.1.2.3. Việc phát triển du lịch sinh thái tại một số vườn quốc gia tại Việt NamVườn quốc gia tại Việt Nam là một danh hiệu được Chính phủ Việt Nam công nhận chính thức thông qua nghị định. Thông thường, vườn quốc gia nằm trên địa phận nhiều tỉnh, thành phố thì do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam quản lí còn vườn quốc gia nằm trong địa giới một tỉnh, thành phố thì do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đó quản lý. Năm 1966, Việt Nam có vườn quốc gia đầu tiên là vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia với tổng diện tích các vườn quốc gia khoảng 10.350,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 2,93% diện tích lãnh thổ đất liền.Đến tháng 8/2010, cả nước có 30 vườn quốc gia gồm: Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Xuân Thủy, Cúc Phương, Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha-Kẻ Bàng, Bạch Mã, Núi Chúa, Bidoup Núi Bà, Phước Bình, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Lò Gò-Xa Mát, Tràm Chim, Mũi Cà Mau, U Minh Hạ, U Minh Thượng, Phú Quốc, Côn Đảo.- Phát triển DLST tại một số Vườn Quốc gia:* Vườn Quốc gia Cát TiênNói đến du lịch sinh thái thì vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là khu bảo tồn sinh quyển thế giới - là một địa điểm đang được du khách chú ý. Cát Tiên có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, hệ thực vật, động vật, mang đặc trưng miền Đông Nam Bộ. Điều mới lạ của Cát Tiên mà không vườn quốc gia nào trong nước có được là du khách có thể trực tiếp ngắm nhìn đời sống hoang dã của các loài thú trong sự tĩnh lặng của đêm rừng huyền ảo. Với 12 tuyến du lịch, thời gian qua Cát Tiên đã đón tiếp mỗi năm trên dưới chục ngàn du khách đến tham quan. Du khách có thể dạo bộ trong rừng, hoặc đi xe đạp, ngồi trên ô tô hay du thuyền trên sông Đồng Nai để thưởng lãm cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng với nhiều cảnh rừng hấp dẫn, ngoạn mục. Du khách có thể bất ngờ bắt gặp những con thú đang ăn cỏ hoặc các loài chim quý hiếm trên đường đi tìm thức ăn hoặc tắm nắng trong buổi sớm bình yên. Du khách có thể tham dự lễ hội của dân tộc Stiêng, Châu Ma anh em; tham quan di chỉ văn hoá óc eo một thời hưng thịnh từ thế kỉ II đến thế kỉ III sau công nguyên. Đặc biệt, đối với những ai thích cảm giác mạnh, có thể du lịch mạo hiểm nhiều ngày đêm trong rừng Giám đốc Trần Văn Mùi cho biết, ba năm trở lại đây, khách du lịch đến Cát Tiên tăng nhanh. Trong hơn 10.000 khách mỗi năm có khoảng 15% khách người nước ngoài.*Vườn Quốc Gia Bến En Vườn quốc gia Bến EN ( Thanh Hóa) có địa hình, di tích lịch sử văn hóa khá lý tưởng, song hàng năm doanh thu từ du lịch cũng chỉ vài trăm triệu đồng. Bến En có diện tích hơn 16.000 ha, được công nhận là Vườn quốc gia từ năm 1992. Ngoài 1004 loài động vật, 1357 loài thực vật sinh sống trong rừng lim nguyên sinh hàng ngàn năm tuổi, Bến En còn có hồ Sông Mực nằm bên cạnh những vùng đồi núi trập trùng, thơ mộng; có khu Lò Cáo là di tích lịch sử thời chống Pháp; khu hang Ngọc với những quần thể thạch nhũ được hình thành cách đây hàng triệu năm; khu vườn dược liệu quý hiếm (trên 300 loài) ; khu hang dơi và ngôi chùa cổ kính là Phủ Xung và Khe Rồng Theo ông Lê Đức Giang, Giám đốc vườn quốc gia Bến En, thắng cảnh ở đây có phần hài hoà hơn với những vườn quốc gia khác. Trước khi vào khu đặc dụng nguyên sinh, du khách có thể tham quan chùa cổ, nằm kề dòng suối trong lành, nơi thờ bà chúa Thượng Ngàn. Sau đó di chuyển lên Hồ Sông Mực ngắm trời mây; rồi đến những hang động, thăm khu di tích lịch sử, văn hoá Hàng năm, để làm tốt công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng, phát triển du lịch, nhà nước đã đầu tư cho vườn hàng tỷ đồng. Thế nhưng, số lượt du khách đến Bến En tăng chưa nhiều.Hàng năm, có trên dưới 10.000 lượt du khách (khoảng 20% khách nước ngoài) đến khu bảo tồn này còn qúa ít so với tiềm Tiềm năng phong phú mà thiên nhiên ưu đãi.*Vườn quốc gia Tràm ChimNhắc đến du lịch sinh thái ở Việt Nam thời gian qua, không thể không nhắc đến Tràm Chim, một khu rừng đặc hữu đại diện vùng sông nước Nam bộ. Vườn quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp), được công nhận là vườn quốc gia năm 1999. Với diện tích rộng 5.788 ha, Tràm Chim có nhiều kênh rạch chằng chịt, xen kẽ những cánh đồng lúa trời, cù nèo, cà na, bằng lăng nước, đặc biệt là những khu rừng tràm bát ngát đã tạo cảnh quan sông nước hữu tình, thơ mộng. Vườn quốc gia Tràm Chim có hơn 200 loài chim sinh sống, trong đó có những loài quý hiếm như: sếu đầu đỏ, ven sen, cò mỏ quắm, giá đẫy, diệc xám, diệc móc, chim trích ba màu. Có những loài cò đã phát triển rất đông đúc như: cò trắng, cò bơ, cò ma, cò ráng Khách du lịch đến Tràm Chim chủ yếu đi xem và theo dõi đời sống của các loài chim, hoặc đi xuồng ba lá trong những vườn tràm để câu cá, thưởng ngoạn không khí trong lành, yên bình trong dòng kênh rạch hiền hoà. Giám đốc vườn quốc gia Tràm Chim Nguyễn Văn Lũ nhận định, thời gian qua, một phần do lũ lụt làm ảnh hưởng, một phần do hạ tầng cơ sở, đường đi còn khó khăn nên công tác tổ chức du lịch ở Tràm Chim mới chỉ là hình thức thử nghiệm. Tuy nhiên, ông Lũ khẳng định, trong tương lai Tràm Chim sẽ đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG 2.1. Giới thiệu chung Được thành lập ngày 7/7/1962, Cúc Phương là Vườn Quốc gia đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam. Với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hoá lịch sử, từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn. Đây là một khu rừng với hệ thực vật rừng mưa nhiệt đới điển hình, cây cối bốn mùa xanh tốt trong đó có nhiều đại thụ đã sống vài trăm đến hàng ngàn năm tuổi, với chiều cao 45 – 70m. Một số cây có bạnh vè hàng chục vòng tay người ôm không xuể như: cây Đăng cổ thụ cao 45m, đường kính 5m; cây Chò Chỉ cao 70m, đường kính 1,5m; cây Sấu cổ thụ cao 45m, đường kính 1,5m Rừng nhiệt đới còn là xứ sở của nhiều loài phong lan quý hiếm với hoa lạ rất thanh tao. Chẳng thua kém thế giới thực vật, hệ động vật Cúc Phương cũng rất đa dạng và phong phú. Theo số liệu điều tra mới nhất, Cúc Phương có 89 loài thú, 307 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá và gần 2.000 dạng côn trùng. Trong các loài thú Cúc Phương, nhiều loài đã được xếp vào loại quý hiếm như: báo gấm, báo lửa, gấu ngựa và nhiều loài được cho là đặc hữu của Cúc Phương như sóc bụng đỏ Ở Cúc Phương, có một loài thú linh trưởng rất đẹp, ngoài Việt Nam ra chúng không còn tồn tại nơi nào khác trên thế giới, đó là loài Voọc mông trắng - một báu vật của tạo hoá, loài vật này đã được chọn làm biểu tượng của Vườn Quốc gia Cúc Phương. Cúc Phương là nơi cư trú của nhiều loài chim nhiệt đới với nhiều sắc lông, kích cỡ, âm thanh giọng hót. Trong tổng số 307 loài, Cúc Phương có nhiều loài chim quý hiếm chẳng hạn như: gà lôi trắng, chim gõ kiến đầu đỏ, chim phượng hoàng đất, đuôi cụt, bụng vằn Chính vì vậy, Cúc Phương được chọn là một trong những điểm nghiên cứu về chim lý tưởng của các nhà khoa học và những người có sở thích trong nước và thế giới. Thế giới côn trùng Cúc Phương cũng đa dạng muôn hình muôn vẻ. Mùa bướm nở, rừng già như trẻ lại, bướm nhiều vô kể đủ dạng, đủ màu phơi bày trên dọc đường đi hoăc bên các dòng sông suối cạn. Thuộc địa hình cat-xtơ nửa che phủ, Cúc Phương có nhiều hang động đẹp như động Sơn Cung, động Vui Xuân, động Phò Mã đặc biệt có một số hang động còn lưu giữ những di chỉ khảo cổ có giá trị, các nhà khoa học cho rằng đây là một trong những chìa khoá để tìm hiểu lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á, những di cốt này còn lưu giữ ở động Người Xưa, hang Con Mong. Cúc Phương còn là nơi cư trú và sinh sống của đồng bào Mường với những nét văn hoá riêng. Đó là những nếp nhà sàn, những trang phục, những phong tục tập quán, lễ hội cồng chiêng, những điệu hò mang đậm sắc thái văn hoá dân tộc Mường. Năm 2000, Cúc Phương đã phát hiện một hoá thạch động vật có xương sống. Hoá thạch lộ ra trong đá vôi phân lớp dày, hệ tầng Đồng Giao tuổi Trias giữa. Theo kết luận ban đầu của Viện cổ sinh học Việt Nam, đây là hoá thạch của một loài Placodontia (bò sát răng phiến) sống cách ngày nay chừng 200 đến 230 triệu năm và là hoá thạch đầu tiên tìm thấy ở Đông Nam Á. Vườn Quốc gia Cúc Phương ngoài hệ động thực vật phong phú và đa dạng, còn có các công trình nghiên cứu, các thành quả của những dự án bảo tồn. Đây thực sự là nguồn tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn có giá trị cao về giáo dục ý thức bảo tồn thiên nhiên, môi trường, như Trung tâm du khách, Trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng, Vườn thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương là 1 trong 4 đại diện đầu tiên của Việt Nam ứng cử di sản thế giới năm 1991 (cùng với vịnh Hạ Long, chùa Hương và Cố đô Hoa Lư). Hiện tại tỉnh Ninh Bình vẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận rừng Cúc Phương là di sản thiên nhiên thế giới. Trong hồ sơ đề cử hang Con Moong thuộc rừng Cúc Phương là di sản văn hóa thế giới do tỉnh Thanh Hóa chủ trì, các nhà khoa học cũng đề nghị xét mở rộng phạm vi đối tượng đề cử khác trong bối cảnh tổng thể vườn Cúc Phương. 2.2. Tài nguyên du lịch tại Vườn quốc gia Cúc Phương2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm trên hai dãy núi đá vôi chạy song song theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Giữa hai dãy núi là vùng đồi thấp tạo nên một thung lũng trải dài trên 20km dọc trung tâm của Vườn. Độ cao trung bình 300 – 400m so với mực nước biển, và giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đỉnh cao nhất là Mây Bạc 650m. Từ nơi đây có thể nhìn thấy toàn cảnh rừng Cúc Phương, các cánh đồng lúa của hai huyện Hoang Long và Gia Viễn, và cả thắng cảnh “ Vịnh Hạ Long trên cạn”. Dưới lòng đất của Cúc Phương là địa hình Cactơ (Karst) chứa nhiều hang động mà trên mặt đất có nhiều lỗ hút lớn nhỏ thu gom nước trong rừng sau những trận mưa. Vì vậy trong Vươn Quốc gia Cúc Phương có nhiều con suối cạn. Dòng suối chỉ có nước tạm thời vài giờ sau cơn mưa hoặc một đến hai ngày nếu mưa to và kéo dài. Nguồn nước ấy luồn lách qua các hang động ngầm sâu dưới đất rồi lại tuôn ra ngoài qua các vó nước. Một vài nơi nước tuôn ra có nhiệt độ tới 37ºC như vó nước Đồng Chạo. Phía Đông Nam của Vườn có đập giữ nước tạo nên hồ Yên Quang góp phần cải thiện môi trường và phục vụ nông nghiệp, cũng là nơi hấp dẫn khách tham quan. Khí hậu Cúc Phương phân thành hai mùa rõ rệt:Mùa khô: bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình 15ºC. Lượng mưa 224mm chỉ chiếm khoảng 11% lượng mưa cả năm. Muà mưa: bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ trung bình 23ºC. Lượng mưa 1923mm, chiếm tới 89% lượng mưa cả năm. Dòng song Bưởi chảy ngang qua phần Tây Bắc của Vườn, mem theo đường ranh giới Tây Nam chừng 4 - 5km rồi theo hướng Nam đổ vào địa phận Thanh Hóa.A.Thảm thực vật và Hệ thực vật. Vườn Quốc gia Cúc Phương có tới 20.473 ha rừng che phủ trong tổng diện tích 22.200 ha, chiếm 92,2%. Thảm thực vật ở đây là rừng mưa nhiệt đới thường xanh chia thành ba loại.1.Rừng ở thung lũng và chân núi, chia thành 5 tầng trong đó có 3 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và 1 tầng cỏ quyết. 1a. Tâng vượt tán gồm những cây to cao đến 40 – 50m phân bố cách quãng không đều: Chò chỉ (Parashorea chinensis), Gội nếp (Aglaia gigantea) , Chò đãi(Annamocarya chinensis ), Vù hương (Cinnamomun balansae ) là những cây thường xanh. Chò xanh (Terminalia myriocarpa) , Đăng (Tetrameles nudiflora) là những loài cây rụng lá.1b. Tầng ưu thế sinh thái. Cây phân bố tương đối đồng đều tạo nên tán chính của rừng. Tầng này phần lớn là cây gỗ cao 20 – 35m: Sâng (Pometia pinnata) , Cà lồ (Caryodaphnopsis tonkinensis) , Chò xanh (Terminalia myriocarpa), Re (Cinnamomum sp) các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae).1c. Tầng dưới tán cũng gồm các loài cây gỗ cao 10 – 20m, hầu hết là cây thường xanh và phân bố không đều: Ngát (Gironniera subaequalis) , Thích ( Acer decandrun) , Vàng anh ( Saraca dives) , Bời lời (Litsea amara) , Sang máu (Horflieldia prainii) , Vạng trứng ( Endospernum chinense).1d. Tầng cây bụi gồm các loài cây thuộc các họ: Na (Annonaceae) , Chè (Theaceae), Gai (Urticaceae) và Thầu dầu ( Euphor biaceae) cao khoảng 8m.1e. Tầng cỏ quyết có thành phần loài rất phức tạp gồm đủ đại diện từ ngành Rêu (Bryophyta) đến các ngành thực vật có hạt ( Pinophyta và Magnoliophyta ) bao phủ.2.Rừng trên sườn núi chỉ gồm ba tầng. 2a. Tầng vượt tán gồm các cây gỗ lớn cao 15 – 30m chủ yếu như: Vôi cui lớn ( Heritiera macrophylla) , Lòng mang ( Pterospermun sp) , Lát hoa (Chukrasia tabularis ), Trường mật (Paviesia annamensis ) , Mun ( Diospyros mun ) . 2b. Tầng tán gồm các cây cao 10 – 15m tỏa tán đều liên tục như các loài: Mạy tèo (Dimerocarpus brenieri ) , Teo nông ( Teonongia tonkinensis ) . Các loài thuộc họ Na (Annonaceae) , họ Thị ( Ebenaceae ) . Một số loài thuộc lớp một lá mầm như: Búng bang ( Arenga pinnata ), Cọ Bắc Sơn ( Caryota bacsonensis ).2c. Tầng dưới tán gồm các cây bụi nhỏ hoặc cây thảo thuộc các họ Ô rô (Acanthaceae ) , Gai (Urticaceae ) , Cà phê ( Rubiaceae ) và vài loài lá han (Laportea sp ).3.Rừng trên đỉnh núi thường có cây nhỏ và thấp chia thành hai tầng: 3a. Tầng trên gồm những cây gỗ nhỏ và cây bụi: Hồi núi ( Illicium griffithii ) , Sồi ( Quercus sp ), Chân chim ( Scheffela pes - avis ), Huyết giác ( Dracaena cambodiana) , ( Pleomele cochinchinensis ).3b. Tầng dưới có các loài thuộc các họ và họ phụ: Tre ( Bambusodeaen ), Lan ( Orchidaceae ) và Gai ( Urticaceae) . Những hiện tượng sinh thái tiêu biểu của rừng mưa nhiệt đới đều gặp ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, như dây leo thân gỗ có tới trên 20 loài thuộc 10 họ. Đặc biệt là loài Bàm bàm có đường kính trên 20cm dài tới 70 – 80m vắt vẻo qua các ngọn cây gỗ, đôi chỗ chùng thong xuống như chiếc võng tự nhiên. Hiện tượng phụ sinh khá phổ biến gồm các loài thuộc họ Lan(Orchidaceae) , và các loài dương sỉ. Đặc biệt là hiện tượng phụ sinh thắt nghẹt, đó là các loài thuộc chi Đa( Ficus) , Chân chim ( Schefflera )…Hiện tượng ký sinh cũng rất phong phú như họ Tầm gửi (Loranthaceae ) trên nhiều tán cây, các loài thuộc chi Dó đất ( Balanophora ) ký sinh trên rễ Mạy tèo ( Dimerocarpus duperreanum ) , Huyết dụ ( ordyline terminnalin) … Hiện tượng bạnh vè như cây Sấu cổ thụ (Dracontomelum duperreanum ) cao hơn 8m trải xa tới 10 – 15m, bạnh vè cây Đăng cũng cao 5m. Hệ thực vật Cúc Phương là nơi hội tụ của ba luồng di cư:Luồng thực vật nhiệt đới nóng ẩm mang các yếu tố Mã La – Inđônêxia. Luồng này có chung tâm phát sinh từ Sarawark, Borneo ( Thái Văn Trừng, 1972) di cư vào Việt Nam từ kỷ Đệ Tam gồm các loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae): Chò chỉ ( Parashorea chinensis) , Táu nước (Vatica subglabra) chiếm 0,16% toàn bộ. Luồng thực vật Tây Bắc mang yếu tố ôn đới từ Vân Nam, Quý Châu và vành đai ôn đới chân núi Hymalaya. Đó là các loài cây rụng lá mùa đông thuộc các họ Dẻ ( Fagaceae ), Thích (Aceraceae), Nhài ( Oleaceae ), Du ( Ulmaceae), Kẹn (Hippocastsnaceae) và loài Bảy lá một hoa ( Paris polyphylla) ( Dương Hữu Thời, 1961); một loài thuộc chi Carex họ Cyperaceae (J.Kornas); Hòa hương núi ( Platycarya strobilacea ) ( Thạch Bích). Luồng thực vật Tây – Tây Nam mang các yếu tố Ấn Độ - Mã Lai từ các vùng khô hạn ở Ấn Độ và Mianma. Đó là các loài trong họ Bàng ( Combretaceae ) : Chò xanh ( Terminalia myriocarpa ) , Chò nhai ( Anogeissus tonkinensis ) và một số loài thuộc họ chi Combretum , họ Bàng lăng (Luthraceae) : Bàng lăng (Lagerstroemia corniculata ) ; họ Gạo ( Bombacaeae) : Gạo (Gossampinus
Trích đoạn
- CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC
Tài liệu liên quan
- Phương hướng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia pù mát nghệ an
- 83
- 1
- 2
- Phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia tam đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học
- 13
- 1
- 7
- NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM TỈNH ĐỒNG THÁP pdf
- 12
- 1
- 5
- Phát Triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương
- 78
- 7
- 75
- Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương
- 80
- 2
- 6
- nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia ba bể
- 106
- 1
- 1
- chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng, tỉnh kiên giang đến năm 2020
- 106
- 1
- 7
- Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học
- 144
- 1
- 1
- Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh hạ tỉnh cà mau
- 103
- 1
- 4
- tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh thượng tỉnh kiên giang
- 117
- 1
- 2
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(398.88 KB - 78 trang) - Phát Triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tiểu Luận Về Du Lịch Sinh Thái Vườn Quốc Gia
-
Tiểu Luận Du Lịch Sinh Thái Vườn Quốc Gia Ba Bể - 123doc
-
Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Vườn Quốc Gia Tam Đảo Trong Bảo Tồn ...
-
Phát Triển Du Lịch Sinh Thái ở Vườn Quốc Gia U Minh Thượng, 9đ
-
Tiểu Luận Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Của Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
-
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia ...
-
[PDF] PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO
-
[PDF] Nghiên Cứu Du Li ̣ch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà - VNU
-
Tiểu Luận Phát Triển Du Lịch Cộng đồng ở Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
-
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng đồng ở Khu Vực Vườn Quốc Gia Cát ...
-
Tiểu Luận Du Lịch Sinh Thái - Luận Văn, đồ án, đề Tài Tốt Nghiệp
-
Luận Văn Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Cà Mau
-
Tiểu Luận Du Lịch Sinh Thái Trang 1 Tải Miễn Phí Từ Tailieunhanh
-
Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Côn Đảo - TailieuXANH
-
Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Huyện đảo Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang