Tiểu Luận Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Của Vườn Quốc Gia Xuân Thủy

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Tiểu luận tiềm năng du lịch sinh thái của vườn quốc gia xuân thủy
  • docx
  • 14 trang
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỦA VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY MÔN: ĐẤT NGẬP NƯỚC Sinh viên: Trịnh Thị Mai Vũ Thị Quỳnh Hương Giảng viên: Nguyễn Thu Hà Hà Nội - 2015 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DLST Du lịch sinh thái VQG Vườn Quốc Gia RNM Rừng ngập mặn HST Hệ sinh thái ÐDSH Đa dạng sinh học DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sinh hoạt văn hóa cộng đồng Hình 2: Tôn tạo kiến trúc đình chùa Hình 3: Nhà mái bổi MỤC LỤC MỞ ĐẦU I. I.1. I.2. II. III. III.1. TỔNG QUAN Khái niệm DLST Tổng quan khu vực nghiên cứu I.2.1. Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng I.2.2. Khí hậu - Thủy văn I.2.3. Kinh tế - xã hội ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tiềm năng du lịch sinh thái III.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên III.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn III.1.3. Điều kiện, dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật III.2. IV. V. VI. Hiện trạng khách du lịch NHỮNG KHÓ KHĂN THUẬN LỢI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VQG XUÂN THỦY NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VQG XUÂN THỦY KẾT LUẬN MỞ ĐẦU Những biến đổi về môi trường và khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp đã khiến con người hướng về tự nhiên nhiều hơn. Nếu trước kia con người muốn chinh phục tự nhiên, muốn tự nhiên khuất phục trước sức mạnh của con người thì ngày nay con người đang tìm cách khắc phục hậu quả do quan điểm đó gây ra, tìm cách bảo vệ và chung sống cùng tự nhiên. Họ thành lập các vườn quốc gia, bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm và khai thác nguồn lợi từ việc bảo tồn đó. Một trong những hình thức để khai thác về mặt kinh tế từ các khu bảo tồn đó là du lịch sinh thái. Được biết đến là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam, là phần lõi của khu dự trữ sinh quyển đồng bằng châu thổ sông Hồng, Vườn quốc gia Xuân Thủy có nhiều chức năng quan trọng đối với hệ sinh thái. Vườn quốc gia với bãi triều, rừng ngập mặn,… là nơi cư trú của rất nhiều thực vật, động vật, đặc biệt là các loài động thực vật ưa nước. Chính sự phong phú về sinh cảnh và các loài sinh vật trong VQG mà nơi đây đã trở thành một điểm đến du lịch yêu thích của những du khách yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, muốn khám phá và hiểu thêm về hệ sinh thái đất ngập nước nơi đây. Ngoài ra, sự đa dạng, phong phú về văn hóa và những tập quán lâu đời trong đời sống của cư dân các xã vùng đệm của VQG cũng là điều kiện thuận lợi làm tăng thêm giá trị du lịch của VQG Xuân Thủy. Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em muốn phân tích làm rõ hơn những tiềm năng du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Xuân Thủy, đồng thời đề cập tới hiện trạng khai thác và xu hướng phát triển du lịch sinh thái ở nơi đây. I. TỔNG QUAN I.1. Khái niệm du lịch sinh thái Du lịch sinh thái đang dần trở thành loại hình du lịch phổ biến ở Việt Nam, nó được coi là một trong những hình thức du lịch bền vững, vừa giúp cải thiện kinh tế, sinh kế cho người dân, vừa góp phần truyền thông bảo vệ môi trường, có ý nghĩa bảo tồn các loài sinh vật. Theo nhận định của nhiều nhà khoa học thì Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn nhờ vào cảnh quan tự nhiên trời phú. Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới. Đây là một khái niệm rộng, được hiểu theo những cách khác nhau và góc độ tiếp cận khác nhau [1]. Khái niệm DLST được định nghĩa theo Luật Du lịch 2005 thì “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [5]. Cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Mặc dù những tranh luận vẫn còn đang đượng diễn tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng định nghĩa về DLST nhất thiết phải có: (1) sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường (2) trách nhiệm với xã hội và cộng đồng bảo vệ thiên nhiên [1]. Du lịch sinh thái được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau: Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism), Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature - Based Tourism), Du lịch môi trường (Environmental Tourism), Du lịch đặc thù (Particular Tourism), Du lịch xanh (Green Tourism), Du lịch mạo hiểm (Adventure Tourism), Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism), Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism), Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism), Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism), Du lịch bền vững (Sustainable Tourism) [1]. I.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu I.2.1. Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng Vườn Quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía Đông Nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, tại cửa Ba Lạt của sông Hồng, tọa độ từ 20o10’ đến 20o15’ vĩ độ Bắc và từ 106o20’ đến 106°32’ kinh độ Đông, được công nhận là Khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam từ năm 1989. Toàn bộ vùng đệm và vùng lõi của Vườn nằm trên địa phận các xã Giao Thiện, Giao An, Gia Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Tổng diện tích VQG Xuân Thủy là 15110 ha (với 7100 ha vùng lõi và 8000 ha vùng đệm), trong đó 12000 ha thuộc khu Ramsar [4]. Vùng bãi bồi Giao Thủy có độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9 m. Đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 – 1,5 m. Nhìn chung vùng bãi triều của huyện Giao Thủy thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Địa hình bãi triều bị phân cắt bởi sông Vóp và sông Trà chia khu vực thành 4 khu: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh. Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, nên nói chung đất đai của vùng được thành tạo từ nguồn phù sa bồi lằng của toàn bộ hệ thống sông Hồng. Vật chất bồi lắng bao gồm hai loại hình chủ yếu: bùn phù sa (cố kết dần trở thành lớp đất thịt) và cát lắng đọng (tích đọng và di động do ngoại lực trở thành giồng cát). Ngoài ra, phải kể đến lượng phù sa dồi dào ở cửa Ba Lạt, đây chính là cơ sở để tạo thành những cồn đất kéo dài, hình thành nên cảnh quan đặc trưng của vùng đất cửa sông ven biển. I.2.2. Khí hậu – thủy văn Khí hậu Vùng ven biển Giao Thủy nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, trùng với mùa mưa; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trùng với mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm 24oC, nhiệt độ cao nhất trong mùa hè 40,3oC, nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông 6,8oC. Độ ẩm trung bình 84%. Một số mô hình sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học. Lượng mưa trung bình năm 1700 – 1800 m; số ngày mưa trong năm là 133 ngày. Thủy văn Khu vực bãi triều huyện Giao thủy được cung cấp nước từ sông Hồng, có 2 sông chính trong khu vực bãi triều là sông Vọp và sông Trà, ngoài ra còn một số lạch nhỏ cấp thoát nước tự nhiên. Thủy triều ở khu vực thuộc chế độ “Nhật triều” với chu kì khoảng 25 giờ. Ngoài ra lớn nhất đạt đến 3,9 m; nhỏ nhất 0,1 m. I.2.2. Kinh tế - Xã hội Vùng đệm của VQG Xuân Thủy bao gồm phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn, toàn bộ Bãi Trong và diện tích tự nhiên của 6 xã (Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải và Giao Long). Phần diện tích của 6 xã hiện tại là nơi sinh sống của cộng đồng địa phương và là nơi canh tác lúa nước truyền thống. Khu vực bãi bồi thuộc vùng đệm, một phần đã được chuyển hóa thành khu nuôi trồng thủy sản quảng canh cải tiến, một phần diện tích phục hồi lại RNM. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Trên cơ sở các tài liệu thu thập được tác giả tiến hành lựa chọn và xử lý (phân tích, tổng hợp, so sánh) nhằm chắt lọc ra thông tin cần thiết cho nội dung đề tài. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU III.1. Tiềm năng du lịch sinh thái III.1.1. Tài nguyên thiên nhiên III.1.1.1. Đa dạng cảnh quan Vuờn Quốc gia Xuân Thủy là vùng đất ngập nuớc cửa sông ven biển tiêu biểu với địa hình tự nhiên đuợc kiến tạo theo quy luật bồi tụ và xói lở của vùng cửa sông châu thổ Bắc Bộ. Các bãi bồi lớn xen kẽ với các dòng sông đuợc thành tạo trong quá trình phát triển tự nhiên vùng cửa Ba Lạt tạo nên những cảnh quan đặc sắc của khu vực. Các bãi triều lầy vùng cửa sông là nơi sinh truởng của rừng ngập mặn (RNM), nó cũng là bãi đậu, kiếm ăn của các loài chim di trú, các cồn cát cao ở mép ngoài Cồn Lu là dải rừng phi lao chắn sóng, đồng thời là nơi cư trú của nhiều loài chim bản địa [4]. Do nằm trong vùng cửa Ba Lạt – cửa sông châu thổ rộng lớn nhất Bắc Bộ, VQG Xuân Thủy có nhiều kiểu hệ sinh thái (HST), cảnh quan với các đặc trưng khác nhau về điều kiện tự nhiên, nơi cư trú và quần xã sinh vật: Bãi triều lầy có rừng ngập mặn, bãi triều không có rừng ngập mặn, các cồn cát chắn ngoài cửa sông, đầm nuôi tôm, sông nhánh, lạch triều, dải cát mép ngoài Cồn Lu, vùng nuớc ven bờ Cồn Lu, vùng nuớc cửa sông Ba Lạt, hệ sinh thái nông nghiệp. Trong các kiểu HST này, bãi triều có rừng ngập mặn, bãi triều không có rừng ngập mặn, đầm nuôi tôm và cồn cát vùng cửa sông là những sinh cảnh thuờng có những biến động lớn bởi các quá trình phát triển tự nhiên và do hoạt dộng của con nguời [4]. III.1.1.2. Hệ thực vật Thực vật trên cạn Số luợng loài thực vật ghi nhận ở khu vực VQG Xuân Thủy theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2007) 192 loài thuộc 145 chi của 60 họ thực vật có mạch bởi không bao gồm các loài cây thuộc hệ sinh thái nông nghiệp hoặc khu dân cư trong 5 xã vùng đệm - ở trong đê quốc gia[4]. Trong đó có gần 20 loài thích nghi với điều kiện sống ngập nước hình thành nên hệ thống rừng ngập mặn rộng trên 3000ha và gần 100 ha rừng phi lao chạy dọc trên các giồng cát đảo Cồn Lu. Có nhiều loại thực vật chính tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ngập mặn như cây trang (Kendelia candel), sú (Aegicenia lannata), bần (Sonneratia caseolairis), mắm (Avicennia lanata), cóc kèn (Derris trifoliata),…[8] Thực vật nổi Theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2007), tại cửa Bà Lạt và ven biển Giao Thủy đã thống kê đuợc 112 loài thuộc 43 chi, 20 họ của 5 ngành tảo: Tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Lục (Chlorophyta), tảo Giáp (Pyrrophyta), vi khuẩn Lam (Cyanobacteria) và tảo Silic (Bacillariophyta), trong dó tảo Silic bao luôn chiếm uu thế cả về số luợng họ, chi và loài[4]. III.1.1.3. Hệ động vật Động vật nổi Theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2007), đã xác dịnh duợc 55 loài thuộc 40 giống: Giáp xác (Copepoda, Cladocera và Amphipoda) 45 loài, chiếm 81,8% tổng số loài; Crystoflagellata 1 loài, Polychaeta 1 loài, Mollusca 5 loài (chiếm 9,1%) và các dại diện khác (2 loài, chiếm 3,64%)[4]. Động vật đáy Tổng hợp các công trình nghiên cứu từ truớc dến nay và kết quả của chuyến khảo sát vừa qua (tháng 12 nam 2012), đã thống kê duợc 350 loài dộng vật dáy thuộc 6 ngành (Annelida, Arthropoda, Brachiopoda, Cnidaria, Mollusca, Sipuncula), 11 lớp, 38 bộ, 106 họ, 206 giống[4]. Cá Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các dẫn liệu dã có từ truớc tới nay, dã ghi nhận tổng số 122 loài cá thuộc 13 bộ, 46 họ dã thấy ở vùng nuớc thuộc khu vực VQG Xuân Thủy[4]. Bò sát - ếch nhái Lê Nguyên Ngật và Trần Giang Hoàn (2004) dã diều tra ở khu vực VQG Xuân Thủy và các xã vùng dệm, dã ghi nhận duợc 37 loài, gồm 13 loài ếch nhái (chiếm 15,85% số loài ở Việt Nam), thuộc 8 giống, 4 họ, 1 bộ và 24 loài bò sát (9,3% số loài ở Việt Nam) trong đó, có một số loài quý, hiếm [4]. Trong dó, có 6 loài quý, hiếm và có giá trị bảo tồn (chiếm 23% tổng số loài): 4 loài duợc ghi trong Sách Ðỏ Việt Nam (2007) và Nghị dịnh số 32/2006/NÐ-CP (2006), 1 loài đuợc ghi trong Danh lục Ðỏ IUCN (2012) ở bậc nguy cấp (EN) là loài Vích[4]. Chim Vuờn Quốc gia Xuân Thủy là nơi dừng chân và trú đông quan trọng của các loài chim nuớc di cư. Qua diều tra khảo sát thực dịa và kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu về chim ở VQG Xuân Thuỷ, đã thống kê duợc 220 loài chim thuộc 41 họ của 11 bộ. [4]. Có thời diểm loài Cò thìa tại đây đã chiếm tới 20% số cá thể còn lại của thế giới. Trong số 220 loài chim, có tới 150 loài di cư và gần 50 loài chim nuớc. Trong số đó có tới 9 loài nằm trong sách đỏ quốc tế, đó là: Cỏ thìa (Platalea minor), rẽ mỏ thìa (Eurynorynchus pygmeus), Choắt chân màng lớn (Limodromus semipanmatus), Choắt đầu đốm (Tringastagnatinis), cò trắng Trung Quốc (Egretta eulohotes), Te vàng (Vavielluscinereus), Choắt mỏ vàng (Tringa guttifer), mòng bể mỏ ngắn (Larussaundersi), bồ nông (Penecanus Phillipensis),…[8]. Những loài chim nuớc và chim di cư có số luợng cá thể đông nhất-vào mùa di trú có thể gặp 30 dến 40 nghìn cá thể [4]. Ở Việt Nam có thể dễ dàng bắt gặp Cò thìa, Rẽ mỏ thìa ở VQG Xuân Thủy (có thời điểm số lượng cá thể Cò thìa ở đây chiếm tới 26% số lượng hiện còn của thế giới). Hằng năm cứ vào dịp đông từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 3, 4 năm sau, vào mùa chim di cư, hàng chục ngàn con chim nước đã dừng chân nghỉ ngơi, trú đông, kiếm mồi tích lũy năng lượng cho cuộc hành trình dài từ Xiberi, Trung Quốc, Triều Tiên xuống Australia và theo hướng ngược lại. Những đàn chim rợp trời kết hợp với sinh cảnh rừng ngập mặn bao la giao hòa với biển đã và đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà điều học cũng như du khách trong nước và quốc tế[8]. Thú Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản (1993) liệt kê duợc 17 loài thú ở Vuờn Quốc gia Xuân Thuỷ. Một số thú ăn thịt cỡ nhỏ tồn tại nhưng không phát triển, ví dụ: Các loài thuộc họ Chồn (Mustelidae) (Rái cá thuờng (Lutra lutra) và Rái cá vuốt bé (Aonyx cinera), họ Cầy (Viverridae), họ Mèo (Felidae). Một loài thuộc họ Cá voi (Cetaceae) thu đuợc mẫu vào mùa thu năm 1995 nhưng chưa xác định đuợc tên[4].  Các tuyến du lịch tham quan dựa trên tài nguyên thiên nhiên Tuyến du thuyền cửa sông Tuyến này dành cho du khách muốn tìm hiểu khái quát về VQG Xuân Thủy. Xuất phát từ trụ sở VQG Xuân Thủy đi dọc sông Vọp ra cửa Ba Lạt (cửa sông Hồng). Du khách có thể ghé thăm ngọn Hải Đăng (Tiền Hải-Thái Bình), đài quan sát Còn Ngạn và thăm Cồn Xanh – một đảo cát pha mới bồi. Sau đó du khách nghỉ trưa, thăm thú đảo Cồn Lu và quay về thăm các cánh rừng ngập mặn ở cửa sông. Nếu may mắn du khách có thể được ngắm nhìn những đàn chim đang bình thản kiếm mồi ở đầu sông Trà. Tuyến xem chim Tuyến này cho du khách có nhu cầu khám phá thiên nhiên, quan sát chim muông và chiêm ngưỡng những cảnh quan độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển. Xuất phát từ Văn phòng VQG du khách đi thuyền hoặc ca nô theo sông Vọp đến Cồn Ngạn, cuối Cồn Lu. Đây là vùng chim quan trọng của VQG – là nơi trú ngụ của các loài chim nước quý hiếm. Đây cũng là khu vực người dân địa phương nuôi vây ngao quảng canh khá hùng vĩ. Du khách có thể tiếp tục đi dọc theo các giống cát má ở ngoài Cồn Lu để quan sát rừng phi lao, xem các loài chim rừng và chim ven biển sau đó quay về trụ sở VQG. III.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Bên cạnh các hoạt động kể trên, du khách có thể thăm quan, đi sâu tìm hiểu về cộng đồng nơi đây thông qua các hình thức du lịch địa phương, hòa mình vào văn hóa bản địa. III.1.2.1. Bảo tàng tổng hợp VQG Xuân Thủy Được xây dựng từ Dự án đầu tư phát triển Vườn quốc gia Xuân Thủy, Bảo tàng tổng hợp VQG Xuân Thủy bao gồm cả phần Bảo tàng thiên nhiên và Bảo tàng về nhân văn của địa phương. Chức năng của bảo tàng là trưng bày mô phỏng và lưu giữ các tài nguyên là văn hóa vật thể cùng phi vất thể ở khu vực VQG Xuân Thủy nhằm bảo tồn các giá trị quý giá từ tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn ở vùng cửa sông ven biển đồng thời góp phần hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển du lich sinh thái cho đối tượng du khách.[2] III.1.2.2. Các hoạt động thăm quan điền dã khác Du khách có thể ghé thăm các đầm tôm, xem tập quán cach tác theo phương thức quảng canh cải tiến cũng như các mô hình sinh kế- sinh thái khác của người dân địa phương, đồng thời quan sát các loài chim hoang dã kiếm mồi và nghỉ ngơi tại khu vực. (1) Hình thức nuôi ngao quảng canh Theo số liệu thống kê của Phòng NN&PTNT Giao Thủy, năm 2013 ước tính sản lượng nuôi ngao vùng Cồn Lu từ 10.000-12.000 tấn, năng suất nuôi bình quân khoảng 13-14 tấn/ha. Số liệu đo đạc năm 2014 cho thấy, chỉ tính riêng tại Phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu đã có 347 vây (lô, đầm) nuôi ngao quảng canh với tổng diện tích hơn 1,1 nghìn ha. Các nghiên cứu về lượng giá kinh tế cho thấy hàng năm, thu nhập nuôi ngao của các hộ dân đạt từ 0,5-1 tỷ đồng/ha. [2] Thông qua hình thức du lich địa phương, trên các địa điểm 4 xã vùng đệm hoặc các cồn cát, du khách có thể tìm hiểu và tự bản thân trải nghiệm cuộc sống ở nơi bãi bồi ven biển, được hướng dẫn cách thu hoạch ngao và có thể thưởng thức hải sản tại ngay các đầm các vịnh nuôi. (2) Hình thức nuôi ong trong các rừng sú, vẹt Hình thức nuôi ong lấy mật từ hoa sú, vẹt có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển bền vững bởi sinh kế này làm giảm áp lực khai thác tài nguyên VQG, kết hợp hài hòa mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế, mở ra cơ hội để người dân có thể hưởng lợi từ nguồn tài nguyên trù phú của rừng ngập mặn. Đàn ong một phần là mắt xích trong chuỗi tái tạo lại giống cho rừng ngập mặn. Bên cạnh đó, Ban quản lý VQG còn triển khai thêm các dự án như: "Hội nuôi trồng nhuyễn thể", "Hợp tác xã trồng nấm"… Những hoạt động này đã và đang góp phần vào việc bảo tồn khu thiên nhiên nơi đây, biến nó thực sự là vùng đất lành chim đậu[2]. Mật ong sú vẹt được biết đến như là loại mật ong đặc biệt được ví von như là "món quà của biển" hay "vị ngọt của biển". Đây cũng là loài mật duy nhất được khai thác từ loài cây mọc ngoài biển và hoàn toàn không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, xứng đáng với tên gọi hoàn toàn từ thiên nhiên. Du khách có thể thăm quan vườn nuôi ong và cách thức người dân nuôi bầy ong trong mùa hoa, khi đưa ong ra khu ven biển trong điều kiện không có sẵn nguồn nước ngọt. (3) Những sinh hoạt văn hóa khác Mang đậm dấu ấn của nền văn hóa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, những sinh hoạt văn hóa khác như hát chèo, hát chầu văn, bơi chải, chọi gà, đấu vật trong các dịp lễ hội cũng như trong sinh hoạt thường nhật của cộng đồng đã gắn kết mọi người với nhau trong mối quan hệ "tình làng, nghĩa xóm" bền chặt. Những điệu dẫn, lời hát đó còn đi sâu vào lòng du khách cùng với tình người chân chất, mộc mạc, hồn hậu cũng không kém phần phóng khoáng và lãng mạn qua các hình thức du lịch cộng đồng[3] Bên cạnh đó, các công trình kiến trúc hay nhà ở cũng mang đặc thù về lịch sử, về điều kiện tự nhiên nơi đây. Các công trình kiến trúc nhà thờ, đền chùa ở trong các xã vùng đệm theo lich sử phát triển tôn giáo hay kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà Bổi đặc trưng cho vùng ven biển đồng bằng sông Hồng với đặc điểm mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Và phía bên ngoài các bãi bồi còn là các chòi trông ngao với những đặc điểm riêng biệt rõ nét. Hình 1: Sinh hoạt văn hóa cộng đồng Hình 2: Kiến trúc tôn giáo đền chùa Hình 3: sở Nhà III.1.3. Điều kiện, dịch vụ và cơ vậtmái chất kỹ thuật Cơ sở lưu trú Hiện nay VQG Xuân Thủy đã có cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch đến tham quan. Với 4 phòng đôi và 2 phòng ba khép kín được trang bị khá đầy đủ. Ngoài những trang thiết bị cơ bản như: Giường ngủ, chăn ga, gối đệm, tủ, bàn làm việc,…còn có tivi, điều hòa, nước nogns. Hệ thống phòng nghỉ tại VQG Xuân Thủy có thể phục vụ được khoảng 20-30 khách/đêm. Khách du lịch cũng có thể nghỉ chân tại nhà dân nếu muốn tận hưởng không khí trong lành, yên ả của một làng quê. Tại xã Giao Xuân có 7-12 phòng nghỉ với trang thiết bị khá đầy đủ, đảm bảo có thể phục vụ cùng một lúc tối thiểu là 16 khách, và cao nhất là 30 khách. Những người dân tham gia phục vụ khách du lịch đã được tham gia những khóa tập huấn về nghiệp vụ du lịch, khả năng đón tiếp khách chu đáo. Cơ sở dịch vụ ăn uống Đến tham quan VQG Xuân Thủy, du khách có cơ hội được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị biển. Đó là những món ăn được chế biến từ những loại thủy sản do người dân địa phương khai thắc trong khu vực VQG như: tôm, cua, cá, ngao, mực,…Món ăn không chỉ ngon rẻ, đảm bảo vệ sinh mà cách trang trí cũng được trú trọng. Hệ thống giao thông Giao thông đường bộ: Giao thông từ tất cả các nơi tới VQG khá thuận lợi. Khoảng cách từ trung tâm Hà Nội tới Vườn khoảng 150km, thời gian đi mất khoảng 3h. Tuy nhiên ranh giới đê quốc gia đi ra vùng lõi của VQG thì đường rất xấu, chỉ có một đường trục Cồn Ngạn dài khoảng 4km là con đường giao thông huyết mạch của ban quản lý VQG. Con đường này đã và sẽ được cải tạo nâng cấp. Xe ô tô nhỏ 7 chỗ có thể lưu thông trên con đường này. Giao thông đường thủy: Giao thông đường thủy trong vùng cũng khá thuận tiện, từ Hà Nội du khách có thể đi tàu xuống VQG. Trong VQG có sông Vọp, sông Trà và nhiều sông kênh nhỏ, du khách có thể đi thuyền nhỏ len theo các dòng chảy để quan sát chim và thưởng ngoạn cảnh đẹp của một trong những khu vực còn rừng ngập mặn tốt nhất vùng châu thổ Sông Hồng. III.2. Hiện trạng khách du lịch Khách quốc tế Trong những năm gần đây, lượng khách quốc tế đến VQG khoảng 30-40 đoàn/năm. Số lượng khách 100-200 lượt người với gần 30 quốc tịch khác nhau, họ đến đây chủ yếu để nghiên cứu chim, rừng ngập mặn và thủy sinh[6]. Số lượng khách quốc tế đến Xuân Thủy giai đoạn 2007-2009 có xu hướng giảm, một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh và suy thoái kinh tế. Lượng khách đến đông nhất là từ Anh, chiếm 30% tổng lượng khách đến VQG Xuân Thủy trong 3 năm, tiếp đến là Mỹ, Nhật, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch,…Đặc biệt trong vài năm gần đây số lượng khách Đông Nam Á tăng lên đáng kể. Lượng khách dến xem chim chiếm tỉ lệ cao nhất (80%). Khách thường đến vào mùa chim di trú (tháng 9, 10 năm trước đến tháng 3,4 năm sau)[8]. Khách trong nước Khách trong nước hằng năm khoảng 200 đoàn/năm, sô lượng người 3000-5000 người/năm, đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên, cán bộ và con em địa phương. Đối tượng khách này không quan tâm đến việc tham quan VQG[6]. Số lượng khách nội địa chiếm tới 90% tổng số khách đến VQG trong giai đoạn 2007 – 2009 [8].Qua đó có thể thấy là số lượng khách đến VQG Xuân Thủy vẫn còn hạn chế[6]. Do vậy, việc xây dựng các chiến lược phát triển du lịch là rất cần thiết. IV. Những khó khăn thuận lợi trong phát triển du lịch ở VQG Xuân Thủy IV.1. Thuận lợi Hệ sinh vật VQG Xuân Thủy không những phong phú về số lượng mà còn đa dạng về thành phần loài. Tự nhiên đã ưu đãi nơi đây những điều kiện để là vùng đất lành chim đậu. Hơn nữa đây còn là một vùng hệ sinh thái còn khá nguyên thủy duy nhất của đồng bằng Bắc Bộ và điển hình của Việt Nam; đặc trưng cho vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, bao gồm hệ thống rừng ngập mặn với các loại cây đặc trưng và nhiều loài động vật quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam[7]. Bên cạnh đó VQG Xuân Thủy cũng chính là đối tượng mà nhiều tổ chức bảo tồn, bảo vệ môi trường hay đảm bảo sinh kế cho người dân khu vực trong nước và trên thế giới hướng đến có thể kể tên như: Birdllife, IUCN, Ramsar, WWF, MCD,… Một số dự án đã được triển khai như “Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam” gọi tắt là dự án PA, do Quỹ mô trường toàn cầu (GEF)tài trợ thông qua chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) trong 5 năm từ năm 2011-2015; dự án “Xây dựng và triển khai mô hình cộng đồng( đặc biệt là đối tượng phụ nữ) sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên thủy sản dưới tán rừng ngập mặn tại khu vực VQG Xuân Thủy” của VQG Xuân Thủy. Hay một số dự án đã được thực hiện như: Dự án bảo tồn vùng chim quan trọng Cồn Lu thuộc vùng lõi VQG Xuân Thủy năm 2003-2004 của VQG Xuân Thủy hợp tác với Birdlife Internation VN, Dự án của Chương trình liên minh đất ngập nước quốc tế( WAP) của Liên minh đất ngập nước quốc tế WAP và nhà tài trợ SIDA Thụy Điển, Dự án của Trung tâm bảo tồn biển và phát triển cộng đồng (MCD) Việt Nam [7]. IV.2. Khó khăn Việc tự phát mở rộng diện tích nuôi thả ngao quảng canh tại Phân khu vùng ngoài VQG thiếu quy hoạch đã hạn chế quá trình phục hồi tự nhiên của các loại thủy hải sản và rừng ven biển, đã gây nên những biến đổi bất lợi về môi trường, làm tăng nguy cơ ô nhiễm đất và nước, suy giảm năng suất và lợi nhuận trong nuôi thả ngao[1]. Việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng của các vùng đất tự nhiên để xây dựng cơ sở hạ tầng có thể làm biến đổi môi trường sẵn có, làm mất đi khu hệ cư trú của nhiều loài động vật nhạy cảm nếu không có sự quản lý và quy hoạch một cách nghiêm ngặt. Ở đây là việc san lấp mặt bằng, phá rừng ngập mặn, đất và rừng ngập nước để xây các công trình du lịch ở các vùng ven biển, vùng ngập sẽ làm mất môi trường sống của nhiều sinh vật[1]. Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các điểm du lịch tăng lên khi lượng du khách gia tăng có thể ảnh hưởng đến môi trường đất và nguồn nước trong các thủy vực, đe dọa đến nguồn thức ăn và chỗ ở của các loài động vật hay thủy hải sản[1]. Các tuyến lộ trình dành cho khách du lịch nếu không được khai thác một cách cụ thể sẽ làm chai cứng đất hoặc có thể gây ra hiện tượng du nhập sinh vật ngoại lai, hiện nay tại vườn chưa thấy tuy nhiên trên thế giới đã có các ví dụ minh chứng cho điều này, nó sẽ gây xáo trộn đến sinh lý động thực vật và ảnh hưởng đến sự phát triển cho hệ sinh thái vốn dĩ nhạy cảm nơi đây [1]. Một khi lượng khách du lịch gia tăng sẽ dẫn đến hệ lụy tiếng ồn động cơ sẽ làm kinh động đến sự di trú của chim [1]. V. Những định hướng phát triển du lịch sinh thái ở VQG Xuân Thủy V.1. Về cơ chế chính sách Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban quản lý khu du lịch và chính quyền địa phương các cấp nhằm duy trì trật tự xã hội cho khu vực. Đồng thời chính quyền địa phương cũng cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giữ gìn nét văn hóa cho vùng[6]. V.2. Về phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng- kỹ thuật phục vụ du lịch. Có những chương trình đào tạo với kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện đang công tác trong ngành hay tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ hướng dẫn viên nhằm nâng cao tay nghề, nghiệp vụ chuyên ngành du lịch[6]. Xây dựng các biển báo, thông điệp môi trường nhằm đề cao ý thức môi trường tự nhiên và xác định rõ nội quy hành vi du lịch trong khu du lịch[6]. Có bản quy hoạch cụ thể với các công trình xây dựng của cả địa phương và tư nhân, các công trình phải tương đối cách xa khu bảo tồn, không tác động ảnh hưởng đến đời sống các sinh vật[6]. Xây dựng hệ thống thu gom rác thải đưa về các bãi rác tập trung của huyện xử lý[6]. V.3. Về tuyên truyền và quảng bá du lịch sinh thái Tìm kiếm và tổ chức các tour du lịch hợp lý phù hợp với nhu cầu tham quan du lịch, có thể kết hợp đưa ra địa điểm với các công ty du lịch tư nhân nhằm phổ biến hình ảnh DLST tại vườn[6]. Tuyên truyền giáo dục cho người dân địa phương cũng như giữ vững mô hình du lịch cộng đồng[6]. V.4. Về thiết kế các sản phẩm du lịch đặc trưng Sử dụng kiến trúc các công trình văn hóa truyền thống và vật liệu địa phương, các thành viên trong cộng đồng phải tham gia tích cực vào quá trình xây dựng các phương tiện phục vụ du lịch sinh thái, sử dụng sáng tạo các phương tiện địa phương có tính khuyến khích du khách gần gũi với thiên nhiên và môi trường sống địa phương[6]. Phát triển và đa dạng hóa nội dung các hình thức du lịch sinh thái nhân văn tại địa phương, ghi đậm trong lòng khách du lịch những kỷ niệm[6]. Khuyến khích tổ chức và hỗ trợ đầu tư về vốn để các hộ gia đình sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ vừa để phục vụ khách tham quan vừa trao đổi hàng hóa nhằm tối đa hóa sử dụng các sản phẩm và vật liệu địa phương[6]. VI. Kết luận Du lịch sinh thái là một giải pháp phát triển hợp lý cả về về mặt xã hội và mặt môi trường tại VQG Xuân Thủy. Với một xu thế càng ngày càng phát triển và chiếm được sự quan tâm của nhiều người bởi nó là loại hình du lịch tự nhiên và có nhiệm vụ hỗ trợ những mục tiêu bảo tồn các giá trị tự nhiên cũng như giá trị nhân văn ngoài các tiềm năng tự nhiên đã được khai thác và mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn góp phần tích cực vào sự phát triển của du lịch nói chung và phát triển xã hội nói riêng. Xem xét kỹ lưỡng những vấn đề du lịch đang có sẽ giúp chúng ta nhận định một cách đúng đắn tình hình hiện tại từ đó có thể củng cố những mặt đang phát triển tốt và định hướng những mặt vấn đề cần phát triển thêm nữa trong một tương lai gần, du lịch sinh thái ở VQG Xuân Thủy sẽ thực sự đạt hiệu quả cao, và có những kế hoạch lâu dài để tạo điều kiện hơn nữa để có thể phát triển một cách toàn diện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Huy Bá, 2009. Du lịch sinh thái, NXB Khoa học và kỹ thuật 2. http://vuonquocgiaxuanthuy.org.vn/ 3. http://giaothuy.namdinh.gov.vn/ 4. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Hồ Thanh Hải, Lê Xuân Cảnh, 2013. Hội nghị khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 5: Đa dạng sinh học vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định 5. Chính phủ Việt Nam, 2005. Luật du lịch 6. Nguyễn Phương Linh, 2000. Khóa luận Nghiên cứu và phát triển du lịch sinh thái cho vườn quốc gia Xuân Thủy 7. Dự án “Xây dựng và triển khai mô hình cộng đồng( đặc biệt là đối tượng phụ nữ) sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên thủy sản dưới tán rừng ngập mặn tại khu vực VQG Xuân Thủy” của VQG Xuân Thủy https://cmsdata.iucn.org/downloads/nam_dinh___xuan_thuy_np.pdf 8. Nguyễn Văn Cẩn, 2010. Khóa luận Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Vườn quốc gia Xuân Thủy http://text.123doc.org/document/1130970-danh-gia-thuc-trang-phat-trien-du-lich-benvung-tai-vuon-quoc-gia-xuan-thuy.htm Tải về bản full

Từ khóa » Tiểu Luận Về Du Lịch Sinh Thái Vườn Quốc Gia