PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở BÌNH THUẬN
Có thể bạn quan tâm
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở BÌNH THUẬN
Qua 4 năm (2001 – 2004)
Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngày càng có vai trò quan trọng trên nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Từng bước đi lên Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã trở thành quy luật phát triển phổ biến trên thế giới, nhất là đối với những nước có điểm xuất phát chủ yếu từ nông nghiệp, trong đó có nước ta. Thế nhưng nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn đang ở mức xuất phát thấp, vai trò của nó bị hạn chế rất lớn. Cho nên, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn nước ta thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Bình Thuận là một tỉnh có kinh tế nông nghiệp chiếm 37,13% GDP toàn tỉnh và lao động nông nghiệp chiếm 66,1%, do đó cần phải đưa ngành nông nghiệp ở Bình Thuận phát triển lên một tầm cao mới đó là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một điều tất yếu khách quan. Quá trình này đã và đang diễn ra, đem lại nhiều thành tựu đáng kể, đồng thời cũng nảy sinh hàng loạt các vấn đề bức xúc cần phải được giải quyết nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
- Mặc dù khí hậu, đất đai Bình Thuận có sự khắc nghiệt, nhưng lại phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, như: cao su, tiêu, điều, cà phê, bông vải, thanh long, lúa nước, bạch đàn và nhiều loại cây hoa màu khác, thích hợp với chăn nuôi dê, trâu, bò, cừu và các loại gia cầm gà, vịt...
- Có nhiều sông, hồ là nơi tích trữ nguồn nước quan trọng trong việc chủ động tưới tiêu và dùng trong sinh hoạt.
- Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng về đất đai, rừng, biển... là điều kiện để phát triển nông nghiệp toàn diện. Nhất là lợi thế về vùng biển dài và rộng, thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng hải sản, cũng như khai thác các thế mạnh kinh tế khác của biển.
- Lực lượng lao động khá đông đảo, nhất là ở nông thôn, cộng với bản chất cách mạng kiên cường, cần cù, sáng tạo.
Từ thực tế đó, trong những năm qua, thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại kể từ khi có Nghị quyết 03/CP của Chính phủ về Phát triển kinh tế trang trại. Đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn nông nghiệp của Bình Thuận.
Có thể nói kinh tế trang trại là loại hình kinh tế mới ra đời nhưng nó đã và đang khẳng định được vai trò và vị trí trong nền kinh tế thị trường nhất là trong ngành nông nghiệp, góp phần làm thay đổi diện mạo bộ mặt kinh tế ở nông thôn, góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân ở nông thôn. Góp phần vào việc duyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước hình thành các vùng tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá, một bước lên công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn nông nghiệp.
Phát triển kinh tế trang trại có sức hút lớn đối với sự phát triển kinh tế của các địa phương trong tỉnh và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đã khuyến khích được những hộ nông dân có tiềm lực về vốn mạnh dạn đầu tư vào để xây dựng các trang trại có qui mô lớn với nhiều loại hình, nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hoá so với kinh tế hộ.
Với nổ lực không ngừng và các chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích kinh tế hộ và các mô hình hợp tác mới ở nông thôn phát triển thật sự trở thành động lực mạnh mẽ cho nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tư bỏ vốn ra để làm trang trại, nhằm khai thác hiệu quả về tiềm năng đất đai và lợi thế kinh tế của từng địa phương. Mô hình kinh tế trang trại đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Bình Thuận.
Thực hiện Nghị quyết 03/CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về Kinh tế trang trại, UBND tỉnh Bình Thuận đã đề ra Chương trình hành động để phát triển kinh tế trang trại và một số chính sách ưu đãi thuế của tỉnh đối với hoạt động kinh tế trang trại được cụ thể hoá từ Thông tư 82/2000/TT-BTC.
Từ Chương trình hành động và Chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh tế trang trại tích cực này, được áp dụng và thực tiễn ở Bình Thuận như sau:
Kinh tế trang trại ở Bình Thuận phát triển khá nhanh về số lượng, mở rộng về qui mô sản xuất, đa dạng về hình thức tổ chức sản xuất, phát huy được lợi thế của từng vùng. Từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế trang trại, nhằm làm đòn bẩy cho kinh tế hộ phát triển. Nếu như theo số liệu TĐT NTNN & TS năm 2001 toàn tỉnh có 1.168 trang trại thì sau 4 năm, năm 2004 tính đến cuộc điều tra HTX và Trang trại ngày 1/07/2004 toàn tỉnh hiện có 1.883 trang trại tăng 61,22% so năm 2001. Với hơn 9.395 lao động bình quân 1 trang trại có 5 lao động; tổng số vốn sản xuất của các trang trại đạt 391.326,88 triệu đồng bình quân 1 trang trại có 207,82 triệu đồng; giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ của các trang trại là 250.256,32 triệu đồng bình quân 1 trang trại có 132,90 triệu đồng; thu nhập của các trang trại là 80.208,3 triệu đồng bình quân 1 trang trại 42,60 triệu đồng.
I/ Đặc trưng chủ yếu của trang trại
Kinh tế trang trại đã góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều vùng sản xuất tập trung, tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến nông sản phát triển.
Phát triển kinh tế trang trại góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, khai thác và tận dụng được diện tích đất hoang hoá, cải thiện môi trường sinh thái, đồng thời huy động được lượng vốn đầu tư trong nhân dân để đầu tư cho phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Kinh tế trang trại ở Bình Thuận phát triển ở những nơi có điều kiện quỹ đất dồi dào, diện tích mặt nước thuận lợi là những nơi có điều kiện để mở rộng qui mô trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản. Có thể thấy trang trại ở Bình Thuận phát triển chủ yếu ở: vùng Miền núi có 1.315 trang trại chiếm 69,83% số lượng trang trại hiện có toàn tỉnh. Còn lại vùng trung du có 344 trang trại chiếm 18,26%; đồng bằng và vùng cao, hải đảo có 224 trang trại chiếm 11,89%. Có nhiều thành phần kinh tế tham gia mô hình kinh tế trang trại nhưng chủ yếu vẫn là hộ nông dân chiếm đa số.
II/ Số lượng và loại hình trang trại
Hiện nay trang trại được chia theo 06 loại hình kinh tế trang trại chủ yếu:
- Trang trại trồng cây hàng năm
- Trang trại trồng cây lâu năm
- Trang trại chăn nuôi
- Trang trại lâm nghiệp
- Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
- Trang trại kinh doanh tổng hợp
Theo kết quả điều tra ngày 1/07/2004 toàn tỉnh hiện có 1.883 trang trại các loại tăng 61,22% so năm 2001, tốc độ tăng bình quân từng năm tăng 19,81%.
| Năm 2001 | Năm 2004 | % so Sánh 2004/2001 | Tốc độ phát triển b/q qua 4 năm |
A | 1 | 2 | 3 | 4 |
TỔNG SỐ | 1.168 | 1.883 | 61,22 | 19,81 |
1. Trang trại trồng cây hàng năm | 236 | 266 | 12,71 | 15,40 |
2. Trang trại trồng cây lâu năm | 533 | 534 | 0,19 | 8,10 |
3. Trang trại chăn nuôi | 110 | 461 | 319,09 | 111,59 |
4. Trang trại lâm nghiệp | 13 | 29 | 123,08 | 76,33 |
5. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản | 148 | 354 | 139,19 | 18,75 |
6. Trang trại kinh doanh tổng hợp | 128 | 239 | 86,72 | 9,05 |
Cơ cấu số lượng trang trại phân theo các địa phương như sau:
| Năm 2001 | Năm 2004 | ||
Số lượng trang trại | % cơ cấu trong tổng số | Số lượng trang trại | % cơ cấu trong tổng số | |
A | 1 | 2 | 3 | 4 |
Tổng số | 1.198 | 100,00 | 1.883 | 100,00 |
TP Phan Thiết | 56 | 4,67 | 31 | 1,65 |
Huyện Tuy Phong | 54 | 4,51 | 482 | 25,60 |
Huyện Bắc Bình | 250 | 20,87 | 275 | 14,60 |
Huyện Hàm T.Bắc | 97 | 8,10 | 178 | 9,45 |
Huyện Hàm T.Nam | 91 | 7,60 | 166 | 8,82 |
Huyện Tánh Linh | 168 | 14,02 | 180 | 9,56 |
Huyện Hàm Tân | 145 | 12,10 | 213 | 11,31 |
Huyện Đức Linh | 319 | 26,63 | 331 | 17,58 |
Huyện Phú Quý | 18 | 1,50 | 27 | 1,43 |
1/ Trang trại trồng trọt:
a) Trang trại trồng cây hàng năm: có 266 trang trại chiếm 14,13% trang trại toàn tỉnh so năm 2001 tăng 12,71% (tăng 36 trang trại), tập trung chủ yếu ở các huyện Tuy phong, Bắc Bình, Hàm Thuận bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh.
b) Trang trại trồng cây lâu năm: có 534 trang trại chiếm 28,36% trang trại toàn tỉnh so năm 2001 tăng 0,19% (tăng 1 trang trại), tập trung chủ yếu ở các huyện Hàm Thuận Bắc (58), Tánh Linh (151), Hàm Tân (57), Đức Linh (231).
2/ Trang trại chăn nuôi: Chăn nuôi cũng từng bước điều chỉnh lại, theo hướng ngành sản xuất hàng hóa. Con lợn theo hướng nạc hóa. Con bò theo hướng sind hóa lấy sữa và thịt. Nhờ tăng về đầu con chất lượng, nhất là năng suất chăn nuôi. Trang trại chăn nuôi là loại hình được phát triển mạnh nhất ở Bình Thuận trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Toàn tỉnh có 461 trang trại chiếm 24,48% trang trại toàn tỉnh so năm 2001 tăng khá cao 319,09% (tăng 351 trang trại), tập trung chủ yếu ở các huyện Tuy Phong (264), Bắc Bình (107), Hàm Thuận Bắc (22), Hàm Thuận Nam (15) và Đức Linh (15).
3/ Trang trại lâm nghiệp: có 29 trang trại chiếm 1,54% trang trại toàn tỉnh so năm 2001 tăng 123,08% (tăng 16 trang trại). Trang trại lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và các huyện miền núi như: Hàm Tân 26 trang trại, Hàm Thuận Bắc 1 trang trại, Hàm Thuận Nam 2 trang trại.
4/ Trang trại nuôi trồng thuỷ sản: Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn sau cây lúa. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhiều địa phương trong tỉnh đã chuyển những diện tích đất bạc màu kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản cụ thể ở huyện Tuy Phong. Toàn tỉnh có 354 trang trại chiếm 18,80% trang trại toàn tỉnh so năm 2001 tăng 139,19% (tăng 206 trang trại). Trang tại nuôi trồng thuỷ sản, trong đó nuôi tôm sú là chủ yếu tập trung ở các huyện: Tuy Phong 208 trang trại chiếm 59,71% trang trại nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh, Hàm Tân 22 trang trại, Phan Thiết 21 trang trại. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tập trung chủ yếu ở hai huyện Đức Linh và Tánh Linh 37 trang trại.
5/ Trang trại kinh doanh tổng hợp: có 239 trang trại chiếm 12,69% trang trại toàn tỉnh so năm 2001 tăng 86,72% (tăng 111 trang trại). Tập trung chủ yếu ở các huyện như: Hàm Thuận Nam 92 trang trại, Bắc Bình 55 trang trại, Đức Linh 33 trang trại, Hàm Thuận Bắc 22.
III/ Qui mô sản xuất của trang trại:
Qui mô diện tích đất đai và mặt nước nuôi trồng hải sản: những nơi có điều kiện đất đai dồi dào, mặt nước thuận lợi là những nơi có điều kiện để phát triển mở rộng qui mô về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng hải sản. Qui mô của trang trại lớn hay nhỏ đều phụ thuộc vào loại hình sản xuất của trang trại. Có thể thấy trang trại trồng cây hàng năm, trang trại cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp và trang trại kinh doanh tổng hợp có qui mô diện tích bình quân hơn hẳn trang trại chăn nuôi và nuôi thuỷ sản đặc biệt là trang trại lâm nghiệp và trang trại kinh doanh tổng hợp.
Số liệu so sánh như sau:
Diện tích đất bình quân 1 trang trại qua 2 năm như sau:
| Năm 2001 | Năm 2004 | % so sánh |
Trang trại trồng cây hàng năm | 6,34 | 5,76 | 90,85 |
Trang trại trồng cây lâu năm | 5,94 | 5,45 | 91,75 |
Trang trại chăn nuôi | 1,8 | 0,71 | 39,44 |
Trang trại Lâm nghiệp | 44,54 | 19,96 | 44,81 |
Trang trại Thuỷ sản | 0,59 | 1,65 | 279,66 |
Trang trại KDTH | 9,64 | 8,14 | 84,44 |
Qua bảng số liệu trên ta thấy qui mô về diện tích của các trang trại so năm 2001 có giảm, điều này cho thấy việc các chủ trang trại đã chú trọng vào chất lượng sản phẩm làm ra được quan tâm nhiều hơn là mở rộng về qui mô diện tích một cách tràn lan không đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, qui mô về diện tích của một trang trại là bao nhiêu ha là phù hợp với từng trang trại. Vấn đề, này thời gian qua các trang trại phát triển một cách thiếu định hướng. Diện tích lớn, nhỏ của một trang trại hầu như phụ thuộc vào khả năng khai khẩn đất hoang của mổi chủ trang trại và điều kiện quỹ đất ở mỗi địa phương. Bởi vậy, không ít trang trại lớn về qui mô diện tích, nhưng lại kém về hiệu quả sản xuất kinh doanh so với nhiều trang trại nhỏ, ít diện tích.
1) Trang trại trồng trọt:
a) Trang trại trồng cây hàng năm: cơ cấu theo qui mô diện tích đất dưới 5 ha có 122 trang trại (so năm 2001
tăng 7 trang trại) chiếm 45,86% so với tổng số. Diện tích từ 5 đến dưới 10 ha có 125 trang trại (so năm 2001 tăng 22 trang trại) chiếm 46,99% so với tổng số. Từ 10 đến dưới 20 ha có 17 trang trại (so năm 2001 tăng 4 trang trại) chiếm 6,3% so tổng số. Từ 20 đến dưới 50 ha có 2 trang trại (so năm 2001 giảm 1 trang trại). Tỷ lệ trang trại có qui mô vừa và nhỏ (dưới 5 ha, từ đến đến dưới 10 ha) chiếm tỷ lệ lớn 92,86%.
| Dưới 5 ha | Từ 5 đến dưới 10 ha | Từ 10 đến dưới 20 ha | Từ 20 đến dưới 50 ha | Từ 50 ha trở lên |
TỔNG SỐ | 122 | 125 | 17 | 2 | - |
1. Phan Thiết | - | - | - | - | - |
2. Tuy Phong | - | - | - | - | - |
3. Bắc Bình | 49 | 52 | 9 | - | - |
4. Hàm Thuận Bắc | 36 | 27 | 3 | 1 | - |
5. Hàm Thuận Nam | - | 2 | - | - | - |
6. Tánh Linh | 9 | 9 | - | - | - |
7. Hàm Tân | 19 | 31 | 3 | 1 | - |
8. Đức Linh | 9 | 4 | 2 | - | - |
b) Trang trại trồng cây lâu năm: cơ cấu theo qui mô diện tích đất dưới 5 ha có 257 trang trại (so năm 2001 tăng 12 trang trại) chiếm 48,13% so với tổng số. Diện tích từ 5 đến dưới 10 ha có 204 trang trại (so năm 2001 giảm 22 trang trại) chiếm 32,20% so với tổng số. Từ 10 đến dưới 20 ha có 68 trang trại (so năm 2001 tăng 20 trang trại) chiếm 12,73% so tổng số. Từ 20 đến dưới 50 ha có 3 trang trại (so năm 2001 giảm 5 trang trại). Tỷ lệ trang trại có qui mô vừa và nhỏ (dưới 5 ha, từ đến đến dưới 10 ha) chiếm tỷ lệ lớn 92,86%.
| Dưới 5 ha | Từ 5 đến dưới 10 ha | Từ 10 đến dưới 20 ha | Từ 20 đến dưới 50 ha | Từ 50 ha trở lên |
TỔNG SỐ | 257 | 204 | 68 | 3 | 2 |
1. Phan Thiết | - | 8 | 2 | - | - |
2. Tuy Phong | - | - | - | - | - |
3. Bắc Bình | - | 3 | - | - | - |
4. Hàm Thuận Bắc | 23 | 31 | 3 | 1 | - |
5. Hàm Thuận Nam | 11 | 10 | 3 | - | - |
6. Tánh Linh | 76 | 50 | 25 | - | - |
7. Hàm Tân | - | 34 | 19 | 2 | 2 |
8. Đức Linh | 147 | 68 | 16 | - | - |
9. Phú Quý | - | - | - | - | - |
Trong 4 năm kể từ cuộc TĐT NTNN & TS năm 2001, thì số lượng trang trại trồng cây lâu năm hầu như chững lại không phát triển thêm về số lượng chỉ tăng 1 trang trại (năm 2001: 533, năm 2004:534).
2/ Trang trại chăn nuôi: Nhìn chung trang trại chăn nuôi phát triển hầu hết ở các huyện, thành phố đều có trang trại. Các hộ nông dân đã tận dụng được thế mạnh về đồng cỏ, đất lâm nghiệp và nguồn nông sản dồi dào để phát triển chăn nuôi. Chỉ trong một thời gian ngắn, tính từ Cuộc TĐT NTNN & TS năm 2001 cả tỉnh mới chỉ có 110 trang trại thì đến cuộc điều tra trang trại 1/7/2004 thì cả tỉnh đã có tới 461 trang trại chăn nuôi tăng 4,19 lần so năm 2001. Tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Phong (264) chiếm 57,27% trong tổng số, Bắc Bình (107) chiếm 23,21% trong tổng số, còn lại 90 trang trại (chiếm 19,52%) nằm ở các huyện khác: Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh, Phú Quý.
Với lợi thế về quỹ đất dồi dào, Bình Thuận hiện có diện tích rừng 390.000 ha, chiếm hơn 49% và đến năm 2010 ổn định hơn 409.000 ha, chiếm 52% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Với tổng sản lượng nông sản hàng năm sản xuất ra toàn tỉnh là từ 600 – 650 tấn (chỉ tính riêng lúa, ngô, đậu, lạc, khoai mì), có thể nói tiềm năng phát triển chăn nuôi của Bình Thuận là hết sức thuận lợi.
Tổng số gia súc, gia cầm của các trang trại ở Bình Thuận ở thời điểm 1/7/2004 là: Bò 18.530 con, heo 10.803 con, gia cầm 157.215 con, dê 13.424 con, cừu 2.705 con. Mức đầu tư cho mỗi trang trại bình quân từ 200 - 226 triệu đồng, hàng năm thu lãi khoảng 30 triệu đồng. Các chủ trang trại đã từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc chăn nuôi như đầu tư vào chuồng trại, chọn giống cho năng suất cao, thụ tinh nhân tạo, vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường khá triệt để...
Nhìn chung: Cho đến thời điểm 1/7/2004 các trang trại chăn nuôi ở Bình Thuận đang phát triển khá thuận lợi, vì nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm còn dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn lớn (chủ yếu là tiêu thụ trong tỉnh và tại TP HCM). Tuy nhiên, với đà phát triển chăn nuôi ồ ạt như hiện nay(dự báo sẽ có thêm hàng trăm trang trại chăn nuôi trong 1-2 năm tới), nếu các ngành chức năng của tỉnh và bản thân người chăn nuôi không làm tốt việc tìm kiếm thị trường mới ở ngoài tỉnh và cả ở nước ngoài, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch của ngành chăn nuôi không được làm tốt... thì rồi rất có thể lại xảy ra tình trạng rớt giá các sản phẩm chăn nuôi như đã và đang xảy ra với trái thanh long. Đây là điều mà các ngành chức năng của tỉnh cần quan tâm và có những khuyến cáo với người chăn nuôi...
3/ Trang trại lâm nghiệp: Trồng rừng trang trại ở Bình Thuận bước đầu đang ngày càng phát triển rộng khắp trên các vùng núi là nơi có điều kiện đất đai dồi dào để phát triển. Các hộ dân trồng rừng trang trại thường là những người có ý thức phát triển sản xuất, chịu khó học hỏi nâng cao kiến thức, trình độ quản lý và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới (giống mới, công nghệ mới...), họ đang là lực lượng rất quan trọng trong quá trình phát triển vốn rừng. Tuy nhiên trên thực tế các hộ trồng rừng trang trại thường không phân biệt cây bản địa hay cây nhập nội. Họ chọn loài cây nào cho trang trại của mình là tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như mục tiêu gây trồng, luân kỳ khai thác, điều kiện lập địa, khả năng huy động vốn đầu tư, kỹ thuật hiện có... Và, chủ yếu là dựa trên 6 tiêu chí đã được xác lập có cơ sở khoa học: Phù hợp với đất đai và khí hậu, phù hợp với mục đích kinh doanh, đem lại lợi nhuận cao, có thị trường tiêu thụ ổn định, chủ động về nguồn giống, có kỹ thuật trồng và chăm sóc...
Trang trại trồng cây lâm nghiệp (chủ yếu là trồng rừng) ở Bình Thuận phát triển không nhiều, hiện nay toàn tỉnh chỉ có 29 trang trại (năm 2001 là 13 trang trại), trang trại phát triển tập trung ở vùng miền núi, chủ yếu ở huyện Hàm Tân 26 trang trại chiếm 89,66% trang trại lâm nghiệp toàn tỉnh với qui mô tương đối lớn, từ 10 đến dưới 20 ha có 14 trang trại, từ 20 đến dưới 50 ha có 10 trang trại cá biệt có 1 trang trại đạt 50 ha ở huyện Hàm Tân.
4/ Trang trại nuôi trồng thuỷ sản: Các trang trại nuôi trồng thuỷ sản đã xác định đối tượng, chủng loại nuôi
phù hợp với điều kiện môi trường, nguồn nước, xây dựng hệ thống thuỷ lợi để tạo nguồn nước tốt cho tôm, cá phát triển và hạn chế tối đa dịch bệnh phát sinh. Ngoài ra công tác kỹ thuật và hoạt động khuyến ngư cũng được áp dụng để nâng cao năng suất nuôi, tạo sản phẩm sạch đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thế giới và tính bền vững của nghề nuôi trồng thuỷ sản.
Việc phát triển kinh tế trang trại nuôi trồng thuỷ sản ở Bình Thuận phần nào đã tạo thuận lợi cho việc đầu tư về cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và tạo ra sản lượng nông sản hàng hoá lớn có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu.
Trang trại nuôi trồng thủy hải sản ở Bình Thuận chủ yếu là nuôi tôm sú nước lợ, với những qui mô khác nhau. Hiện nay toàn tỉnh có 342 hộ gia đình trang trại nhỏ từ dưới 0,5 ha đến dưới 5 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản; 12 trang trại tiểu chủ có qui mô từ 5 ha trở lên có qui mô lớn. Các trang trại thuỷ sản được tập trung phát triển chủ yếu ở vùng ven biển như các huyện Tuy Phong chiếm phần lớn 208 trang trại, Hàm Thuận Nam 31 trang trại, Hàm Tân 37 trang trại, Đức Linh là huyện miền núi có 37 trang trại chủ yếu là nuôi thuỷ sản nước ngọt (cá nước ngọt), Phú Quý 27 trang trại nuôi cá Mú biển cho giá trị sản xuất rất cao.
5/ Trang trại kinh doanh tổng hợp:Trang trại kinh doanh tổng hợp là trang trại hoạt động nhiều loại hình sản xuất khác nhau. Tập trung phát triển chủ yếu khu vực nông thôn. Hiện tại toàn tỉnh có 239 trang trại tăng 86,72% so năm 2001, trang trại kinh doanh tổng hợp được phát triển mạnh đứng sau trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
Xem tiếp
Từ khóa » Tỉnh Bình Thuận Có Mấy Loại đất Chính
-
Tỉnh Bình Thuận - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Điều Kiện Tự Nhiên - UBND Tỉnh Bình Thuận
-
Bình Thuận – Wikipedia Tiếng Việt
-
ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG BÌNH THUẬN - Website Của Trường Tiểu Học ...
-
Giới Thiệu Khái Quát Tỉnh Bình Thuận - Địa Lý Việt Nam
-
Bình Thuận Vài Nét Tổng Quan | Xã Hội
-
Bảng Giá đất đối Với Từng Loại đất Tại địa Bàn Tỉnh Bình Thuận Giai ...
-
TỈNH BÌNH THUẦN - Trang Tin điện Tử Của Ủy Ban Dân Tộc
-
Một Số đặc điểm Của đất Vùng Khô Nóng Bình Thuận – Ninh Thuận
-
Bảng Giá đất Nhà Nước Tỉnh Bình Thuận Giai đoạn 2020 đến 2024
-
[PDF] Bảng Giá đất Bình Thuận Năm 2020 - 2024 (Quyết định 37/2019/QĐ ...
-
ĐỨC LINH XƯA VÀ NAY
-
TỔNG QUAN VỀ QUẢNG BÌNH