Phát Triển Làng Nghề Tại Bắc Ninh
Có thể bạn quan tâm
Làng nghề gốm Phù Lãng (Ảnh: Internet)
Là địa phương có diện tích nhỏ nhất, nhưng Bắc Ninh lại là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề nhất cả nước. Những năm qua, nhờ có những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng với sự cố gắng của các doanh nghiệp và người dân tỉnh nhà, nhìn chung các làng nghề tại Bắc Ninh đều có bước phát triển, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề thủ công truyền thống, nổi bật như: làng nghề Gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, chạm khắc gỗ Phù Khê… Toàn tỉnh cũng có 12 nghề truyền thống, sản phẩm mang tính đặc sắc, đang phát triển tốt như: nghề làm bánh phu thê ở Đình Bảng, bánh tẻ làng Chờ, bánh khúc làng Diềm, bánh khoai Thị Cầu…
Các làng nghề có khoảng 28.342 hộ tham gia, chiếm 62,74% số hộ trong làng nghề và gần 74 nghìn lao động làm nghề, tạo ra sản phẩm hàng hóa đạt khoảng 12,2 nghìn tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân người dân ở nhiều làng nghề khoảng hơn 8 triệu đồng/người/tháng. Hoạt động làng nghề góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn và đóng góp đáng kể trong tổng sản phẩm của tỉnh.
Làng nghề Bắc Ninh phong phú và đa dạng, từ chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất các vật dụng gia đình đến các mặt hàng mỹ nghệ, các sản phẩm nghệ thuật giàu sáng tạo, thể hiện sự khéo léo, tài tình của người thợ, nghệ nhân làng nghề.Điều ý nghĩa quan trọng là cho đến nay hầu hết các làng nghề vẫn lưu giữ được bản sắc đậm đà vùng Kinh Bắc xưa, đó là các làng nghề đều gắn liền với những di tích lịch sử – văn hóa, khu vực có những lễ hội cổ truyền như Đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đồi Lim… tạo sức hút du khách, trở thành điểm đến hấp dẫn cho các tour du lịch văn hóa, lịch sử.
Trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai xây dựng, quản lý, quảng bá thương hiệu cho 08 làng nghề/sản phẩm nông nghiệp gắn với địa danh, bao gồm: Gà Hồ Thuận Thành, Khoai tây Quế Võ, Gạo tẻ thơm Quế Võ; Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Đồng Đại Bái, Gốm Phù Lãng, Tre trúc Xuân Lai, Mây tre đan Xuân Hội… Các sản phẩm của tỉnh Bắc Ninh sau khi được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đã có những thay đổi tích cực về thương hiệu và giá trị, nâng cao uy tín, danh tiếng sản phẩm. Khi lưu thông trên thị trường các sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ phải tuân thủ theo quy trình gắn nhãn mác, bao bì chặt chẽ, bảo đảm việc truy xuất nguồn gốc; đồng thời phải đáp ứng những tiêu chí nhất định trong quy trình sản xuất, từ đó luôn bảo đảm chất lượng và gia tăng số lượng hàng tiêu thụ, đem lại lợi nhuận cao hơn cho các làng nghề.
Nhiều tiến bộ kỹ thuật được các làng nghề áp dụng nhằm nâng cao năng suất lao động như: làng gốm Phù Lãng chuyển từ lò đốt củi sang lò đốt bằng gas tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao hơn; làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ đầu tư hệ thống dàn máy đục có điều khiển bằng lập trình máy vi tính đưa năng suất tăng hàng chục lần lao động thủ công... Các cơ sở sản xuất năng động thay đổi mẫu mã và cải tiến sản phẩm theo kịp yêu cầu của thị trường, nhiều hộ ở làng gốm Phù Lãng làm tranh gốm trang trí trên tường, cảnh vật bằng gốm nung có giá trị kinh tế cao hơn làm chum vại, tiểu sành; Làng tre, trúc Xuân Lai sản xuất ra nhiều tác phẩm và vật dụng từ tre, trúc phù hợp thị hiếu người tiêu dùng; Làng bún Khắc Niệm sản xuất sản phẩm bún khô vừa dễ vận chuyển và kéo dài thời gian sử dụng...
Để giữ gìn và phát huy nghề truyền thống các làng nghề trên địa bàn tỉnh và nâng cao thu nhập cho người lao động tại các làng nghề, trong những năm tới tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách của Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề. Đặc biệt là công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phong trào chống rác thải nhựa và sử dụng sản phẩm truyền thống, thân thiện với môi trường.
Đặc biệt, thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh đã chỉ đạo các sở ngành, địa phương hướng dẫn cơ sở làng nghề, làng nghề truyền thống tham gia Chương trình OCOP để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường. Tính đến tháng 3/2021, Bắc Ninh có 81 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, trong đó: Huyện Quế Võ có dưa gang muối, khoai tây tươi, củ sen tươi,…; huyện Lương Tài có măng tây xanh, tỏi An Thịnh, măng tây sấy lạnh,…; huyện Gia Bình có dầu gội bồ kết, bưởi da xanh, nước cất lá trầu không,…
Từ khóa » Dưa Gang Muối Bắc Ninh
-
Vẻ Đẹp Bắc Ninh - Bạn đã Từng ăn Món Này | Facebook
-
Dưa Gang Muối Số Lượng Lớn Tại Bắc Ninh
-
Dưa Gang Làm được Nhiều Món Ngon, Thanh Mát, Lạ Miệng
-
Dưa Gang Muối, Món Quê Mặn Mà… - Văn Nghệ Thái Nguyên
-
Dưa Gang Muối Bắc Ninh | Tin Tức Thời Sự Mới, điểm Nóng Trong Ngày
-
Dưa Gang Giá Rất 'hạt Dẻ', Làm được Nhiều Món Ngon, Thanh Mát, Lạ ...
-
Dưa Gang Muối Trường An | Nông Sản Việt
-
Dưa Gang Muối Bắc Ninh - Trang Thông Tin Giải Pháp Trang Trí Và Nội ...
-
2 Cách Làm Dưa Gang Muối Chua Vàng Giòn Thơm Món ăn Miền ...
-
Cách Làm Dưa Gang Muối Chua Vàng Giòn Thơm Ngon Không Bị đắng
-
Quế Võ Với Mục Tiêu ứng Dụng Công Nghệ Cao Trong Sản Xuất, Bảo ...
-
Những Đặc Sản Ở Bắc Ninh Nhắc Đến Là Thèm Nếu Đã Từng Ăn