PHÒNG TRỪ SÂU RÓM ĐỎ GÂY HẠI TRÊN CÂY ĐIỀU

1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI SÂU RÓM ĐỎ

Sâu róm đỏ có 4 giai đoạn: Trứng, Sâu non, Nhộng, Bướm.

Vòng đời của sâu non thường từ 12 đến 15 ngày. Nhộng thường có màu đen hoặc màu đỏ, nhộng có chiều dài từ 20 đến 30 mm, giai đoạn của nhộng thường từ 10 đến 14 ngày.

- Trứng:

Thường ở mặt dưới lá. Trứng hình tròn hoặc bầu dục, màu trắng ngà, vàng, kích thước khoảng 0,9 -1 mm.

- Sâu non:

Sâu có 5 tuổi, có nhiều màu, chủ yếu màu vàng nhạt, đỏ, màu đen, màu nâu. Kích thước sâu tuổi lớn có chiều dài từ 20-60 mm, thân có nhiều gai, có 10 đốt nối đầu và đuôi, phần đuôi phình to, có 7 đôi chân, 4 đôi ở bụng ngắn và to, 1 đôi gần đầu ngắn 2-3 mm, 2 đôi kế tiếp mảnh và dài 10 mm để di chuyển, ở đuôi có 1 đôi râu dài 5-7 mm, trên lưng có đường màu trắng chạy dọc từ đầu đến đuôi.

- Nhộng:

Có màu đen, đỏ, chiều dài 20-30 mm, Nhộng cái to hơn Nhộng đực, giai đoạn Nhộng đến Bướm khoảng 10 -14 ngày

- Trưởng thành (bướm):

Có chiều dài từ đầu đến chóp đuôi 30-40 mm, Bướm cái to hơn Bướm đực, màu sắc ban đầu mới vũ hoá có màu trắng ngà vài ngày sau có màu vàng, trên lưng có các chấm đen dọc lưng, bướm cái màu sắc rực rỡ hơn bướm đực. Giai đoạn bướm khoảng 5-7 ngày. Mỗi Bướm cái đẻ khoảng 130-150 trứng.

2. TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI SÂU RÓM ĐỎ TRÊN CÂY ĐIỀU

- Sâu róm đỏ ăn lá và chồi non của cây, nhất là lá non và lá bánh tẻ, sâu ăn lá chỉ chừa lại gân lá. Do có hoạt động ăn khoẻ và sinh sản mạnh, nên mật số tăng lên rất nhanh.

- Trong một thời gian ngắn sâu róm đỏ có thể ăn trụi hết lá trên cây điều. Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn.

- Có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn núp dưới mặt lá và ít di chuyển. Đêm đến bò ra phá hại sang các cành lá khác.

3. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU RÓM ĐỎ HẠI CÂY ĐIỀU

- Hàng năm sau khi thu hoạch xong cần tạo tán, tỉa cành thông thoáng để hạn chế bướm đẻ trứng.

- Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra và phát hiện sâu kịp thời.

- Vệ sinh vườn sạch sẽ, nếu có điều kiện thả kiến vống vàng, ong mắt đỏ cùng các loại thiên địch ăn sâu.

- Dùng các biện pháp xông khói, dùng lửa đốt lông sâu róm, sâu rụng xuống đất sau đó thu gom và đốt.

- Thu gom các cành lá có ổ trứng và sâu non mới nở đem tiêu hủy.

- Đối với kén dùng phương pháp thu gom đem đốt tiêu diệt.

- Dùng bẫy đèn thu hút sâu trưởng thành ở giai đoạn vũ hoá rộ vào bẫy để tiêu diệt.

- Khi phát hiện sâu gây hại có thể phun các loại thuốc như sau để phòng trừ như: BM 247, Sâu 5.0, BM 600, BM Plus,…

4. THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU RÓM ĐỎ CHO CÂY ĐIỀU

LINK SẢN PHẨM: BM 247, Sâu 5.0, BM 600, BM Plus

  • Thuốc BM 247 BMFE là hỗn hợp hai hoạt chất đặc hiệu nhất hiện nay với cơ chế đa tác động: vị độc, xông hơi, thấm sâu nên hiệu quả diệt sâu rất cao, hiệu lực trừ sâu kéo dài . Thuốc đặc trị Rầy nâu, Rệp sáp và Bọ cánh cứng.
  • Sâu 5.0 BMFE Đặc trị sâu rầy trên đọt lá, thân bông và trái non. Cây trồng: Cà phê, điều, xoài lúa.
  • BMFE BM 600 có thể tiêu diệt sâu tơ, sâu xanh, sâu cuốn lá, bọ trĩ, sâu vẽ bùa trong nông nghiệp.
  • BM PLUS BMFE đặc trị sâu tơ, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu keo mùa thu

Từ khóa » đặc điểm Của Sâu Róm