Phỏng Vấn: Hãy Mô Tả Người Sếp Lý Tưởng Của Bạn

Như là một phần không thể thiếu trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ thường yêu cầu các em mô tả người sếp lý tưởng của mình. Họ muốn hiểu thêm về cách làm việc của các em, muốn biết xem liệu các em có hợp với sếp ở công ty của họ hay không hoặc các em có gì bất mãn với sếp ở công ty cũ không. Vậy nên dựa vào các tiêu chí nào để mô tả người sếp lý tưởng?

>> 4 yếu tố cực kỳ quan trọng giúp nhân viên được sếp trọng dụng

1. Sếp lý tưởng cần giỏi chuyên môn

Bất kỳ ai cũng muốn làm việc với sếp giỏi chuyên môn, vì mình sẽ học hỏi được rất nhiều điều, sẽ có cơ hội để trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quý giá cho bản thân. Đồng thời, làm việc với sếp giỏi cũng là động lực để mình làm việc năng suất hơn, chăm chỉ hơn. Đồng thời, sếp cũng nên là người giỏi trong việc lên chiến lược, hoạch định quy trình làm việc, follow tổng thể công việc, chứ sếp không nên dành quá nhiều thời gian để làm các công việc thực thi mà vốn dĩ nhân viên cấp dưới có thể làm được.

2. Sếp tâm lý, thấu hiểu nhân viên

Còn gì tuyệt vời hơn việc được làm chung với một người sếp tâm lý, luôn thấu hiểu nhân viên và sẵn sàng góp ý, feedback, huớng dẫn nhân viên hoàn thành tốt công việc. Như thế thì đúng kiểu mỗi ngày đi làm là một ngày vui luôn ấy, không khí làm việc sẽ thoải mái và không bị nặng nề, áp lực. Song song đó, nếu gặp bất kỳ khó khăn hoặc vấn đề nào trong công việc thì các em cũng sẽ thoải mái trao đổi với sếp hơn, vì cả hai hiểu ý nhau mà. Ngoài ra, người sếp tâm lý cũng luôn sẵn sàng động viên, tạo động lực làm việc cho nhân viên.

>> Câu hỏi phỏng vấn: Điều gì tạo động lực làm việc cho bạn?

3. Sếp biết giúp nhân viên phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu

Sếp lý tưởng không phải là người sẵn sàng làm giùm nhân viên, đích thân khắc phục lỗi sai của nhân viên. Vì nếu sếp mà làm vậy thì đến khi nào nhân viên mới tiến bộ? Sếp lý tưởng là người biết nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên trong team, biết cách phân chia công việc, chia nhóm làm việc sao cho các nhân viên sẽ phát huy được tối đa các điểm mạnh, và nhanh chóng khắc phục các điểm yếu của bản thân. Từ đó, càng làm việc thì mình sẽ càng tiến bộ và phát triển bản thân tốt hơn.

4. Sếp biết tạo sự gắn kết các thành viên trong team

Sếp lý tưởng là người biết xây dựng một đội nhóm mạnh, mọi người trong team đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau và phối hợp ăn ý trong công việc. Chính vì thế, nhiều người thường nói rằng một team giỏi chính là kết quả của người sếp giỏi. Còn nếu sếp có giỏi chuyên môn đến đâu, tâm lý đến thế nào, nhưng team thiếu đoàn kết, không phối hợp ăn ý với nhau thì người sếp đó nên nhìn lại năng lực của mình.

>> Cách làm việc nhóm hiệu quả – Kỹ năng cực kỳ quan trọng khi đi làm

5. Có thể linh hoạt làm việc với nhiều phong cách quản lý khác nhau

Sau khi đưa ra các tiêu chí của riêng mình, các em nên chốt lại rằng nếu sếp phù hợp với các tiêu chí của mình thì quá tuyệt vời. Nhưng nếu sếp không được hoàn hảo như thế, hoặc là sếp khó tính quá, quản lý khắt khe quá thì các em vẫn có thể thích nghi và linh hoạt làm việc với nhiều phong cách quản lý khác nhau. Đó chính là điều giúp các em ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vốn dĩ khó lòng có người sếp nào vừa vặn với mô tả của các em lắm. Chính vì thế, người có khả năng thích nghi cao sẽ là ứng viên được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

6. Không chỉ trích, nói xấu sếp cũ

Nhiều ứng viên quá vô tư đến nỗi thoải mái kể ra những điểm không hài lòng ở sếp cũ và mong muốn rằng sếp mới sẽ không có những điểm mà mình không hài lòng đó. Vô tình điều này sẽ gây ấn tượng xấu về các em trong mắt nhà tuyển dụng, vì chẳng ai muốn tuyển một người mà lỡ mình có điểm gì không hài lòng thì họ sẽ đi kể với người khác ở công ty sau này cả.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các em hình dung được một số tiêu chí và cách trả lời phù hợp khi được yêu cầu mô tả về một người sếp lý tưởng. Chúc các em thành công trong buổi phỏng vấn sắp tới.

>> Làm thêm giờ dù không được trả lương – Tự nguyện hay phải ghi điểm với sếp?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe 

?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời. ? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,… ? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh ? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Post Views: 1,748 Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp Kèm Gợi Ý Trả LờiSepslider

Từ khóa » Bài Văn Tả Sếp