Phụ Cấp Lương Là Gì? Các Loại Phụ Cấp Lương Và Quy định Liên Quan
Có thể bạn quan tâm
Ngoài mức lương cơ bản hàng tháng, vấn đề được nhiều người lao động và doanh nghiệp quan tâm là phụ cấp lương. Vậy phụ cấp lương là gì? Phụ cấp lương gồm những loại nào? Các quy định về hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp tiền lương hiện nay như thế nào? Mời các bạn theo dõi nhé!
1. Phụ cấp lương là gì?
a. Tiền lương là gì?
Tiền lương là số tiền người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả cho người lao động khi họ cung ứng sức lao động, theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận hợp pháp của các bên trong hợp đồng lao động.
Tiền lương được trả theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Trên thực tế, khái niệm “tiền lương” còn có thể hiểu theo nghĩa rộng, như khái niệm thu nhập của người lao động, bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản tiền phụ cấp lương và tiền thưởng. Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương là giá cả sức lao động, chịu sự chi phối của tuơng quan cung-cầu lao động trên thị trường.
Tiền lương của người lao động làm công do các bên thỏa thuận, căn cứ vào công việc, điều kiện của các bên và kết quả lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
b. Phụ cấp lương là gì?
Phụ cấp lương (sau đây gọi là PCL) là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, bao gồm:
– Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.
– Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.
– Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.
c. Các khoản phụ cấp tiền lương bao gồm những khoản nào?
Các khoản phụ cấp lương bao gồm:
– Phụ cấp chức vụ, chức danh;
– Phụ cấp trách nhiệm;
– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– Phụ cấp thâm niên;
– Phụ cấp khu vực;
– Phụ cấp lưu động;
– Phụ cấp thu hút;
– Các phụ cấp khác có tính chất tương tự (khoản phụ cấp để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ).
>>> Xem thêm:
Hướng dẫn hạch toán tiền lương và bảo hiểm theo thông tư 133 và thông tư 200
Người lao động có được ủy quyền Bảo hiểm thất nghiệp không?
2. Các quy định về phụ cấp lương hiện nay
a. Về việc tính thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC thì các khoản PCL không phải tính thuế TNCN bao gồm:
“b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
…
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
b.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề”.
Như vậy, căn cứ vào quy định ở trên, các khoản PCL phải tính thuế TNCN bao gồm:
– Phụ cấp trách nhiệm
– Phụ cấp thâm niên
– Phụ cấp chức vụ, chức danh (trừ phụ cấp phụ vụ đối với lãnh đạo cấp cao)
b. Các khoản phụ cấp lương tính đóng BHXH
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điểm a, Khoản 2, Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định rất rõ các khoản phụ cấp bắt buộc phải được cộng vào lương để tính đóng bảo hiểm xã hội.
Những khoản phụ cấp này gắn liền với tính chất công việc của từng NLĐ, do đó, không phải NLĐ nào cũng có phụ cấp lương. Cụ thể là:
– Phụ cấp chức vụ, chức danh
– Phụ cấp thâm niên
– Phụ cấp khu vực
– Phụ cấp lưu động
– Phụ cấp trách nhiệm
– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
– Phụ cấp thu hút
– Các khoản phụ cấp mang tính chất tương tự khác
c. Các khoản phụ cấp không tính đóng BHXH
Căn cứ theo Khoản 2.3, Điều 6 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, tiền lương tháng đóng BHXH không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi. Vì vậy, có thể xác định các khoản phụ cấp lương không đóng bảo hiểm như sau:
– Tiền thưởng theo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động, tiền thưởng sáng kiến.
– Tiền hỗ trợ ăn giữa ca, hỗ trợ các khoản như: xăng xe, điện thoại, đi lại, nhà ở, giữ trẻ, nuôi con nhỏ.
Tiền hỗ trợ khi người lao động có người thân qua đời, người thân kết hôn, hỗ trợ sinh nhật của lao động.
– Trợ cấp cho người lao động có điều kiện hoàn cảnh khó khăn khi không may gặp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Các khoản hỗ trợ khác ghi thành mục riêng trong bản hợp đồng lao động.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng các khoản phụ cấp lương này để khuyến khích, tạo động lực làm việc cho Người lao động. Do đó các bạn kế toán cần chú ý để tránh nhầm lẫn
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc các thông tin cần thiết nhất về Phụ cấp là gì? và các quy định về phụ cấp tiền lương. Đây là các yếu tố quan trọng giúp người lao động có thể tính được khoản thu nhập và mức đóng BHXH hàng tháng.
Để việc quản lý tiền lương nhân sự, tính toán chi phí nộp bảo hiểm một cách chính xác, tự động và nhanh chóng, các bạn kế toán có thể ứng dụng giải pháp phần mềm tiền lương nhân sự ACMan HMR cũng như phần mềm kế toán ACMan của chúng tôi vào doanh nghiệp của mình. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:
Website: acman.vn
Điện thoại: 1900 63 66 85
Hotline: 0966 04 34 34
Email: sales@acman.vn
Từ khóa » Những Phụ Cấp Là Gì
-
PHÂN BIỆT PHỤ CẤP VÀ TRỢ CẤP - HTC Law
-
Phụ Cấp Lương Là Gì ? Cách Khoản Phụ Cấp Tiền Lương Hiện Nay
-
Phụ Cấp Lương Là Gì? Quy định Về Các Khoản Phụ Cấp Lương?
-
Phụ Cấp Lương Là Gì? Phụ Cấp Lương Bao Gồm Những Khoản Tiền Nào?
-
Phụ Cấp Là Gì? 6 Chế độ Phụ Cấp Quan Trọng Nhất Trong Doanh Nghiệp
-
Phụ Cấp Là Gì? Cẩm Nang TOÀN TẬP Các Quy định MỚI NHẤT
-
Phụ Cấp Và Trợ Cấp Khác Nhau Như Thế Nào? - Gonnapass
-
Phụ Cấp Lương Là Gì? Những Quy định Phụ Cấp Tiền Lương Mới Nhất
-
Phụ Cấp Lương Là Gì? Cách Tính Phụ Cấp Lương - Luật Hoàng Phi
-
Phụ Cấp Lương Là Gì? Những Khoản Nào được Coi Là Phụ Cấp Lương?
-
Phụ Cấp Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Phụ Cấp Lương Là Gì? - Chữ Ký Số TPHCM
-
Quy định Về Phụ Cấp Lương Mới Nhất - LuatVietnam
-
Phụ Cấp Lương Là Gì? Phụ Cấp Lương Gồm Những Khoản Nào?