Phụ Cấp Lương Là Gì? Cách Tính Phụ Cấp Lương - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Phụ cấp lương là gì?
  • Mục đích của phụ cấp lương
  • Phụ cấp lương bao gồm những khoản nào?
  • Cách tính phụ cấp lương

Theo quy định, ngoài tiền lương thì hàng tháng, một số lao động còn được nhận thêm phụ cấp lương. Vậy phụ cấp lương là gì?, các khoản phụ cấp lương gồm những loại nào?,…là những câu hỏi đang được người lao động quan tâm hiện nay. Vì vậy, thông qua bài viết này, Luật Hoàng Phi mong muốn đem đến cho Quý vị những thông tin cơ bản nhất về phụ cấp lương là gì?.

Phụ cấp lương là gì?

Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH.

Mục đích của phụ cấp lương

Sau khi làm rõ khái niệm phụ cấp lương là gì? theo quy định pháp luật, chúng tôi tiếp tục cung cấp thông tin về mục đích của khoản phụ cấp lương.

Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng phụ cấp lương để:

– Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

– Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.

– Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.

– Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.

Phụ cấp lương bao gồm những khoản nào?

Căn cứ theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội và các quy định của Bộ luật Lao động thì các khoản phụ cấp phải đóng BHXH gồm:

+ Phụ cấp chức vụ, chức danh công việc

+ Phụ cấp trách nhiệm

+ Phụ cấp thâm niên

+ Phụ cấp khu vực

+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

+ Phụ cấp lưu động

+ Phụ cấp thu hút

+ Phụ cấp mang tính chất tương tự (khoản phụ cấp để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ).

Lưu ý: Các khoản phụ cấp nêu trên đều bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu các quy định pháp luật về phụ cấp, nhiều cá nhân vẫn còn nhầm lẫn giữa phụ cấp và trợ cấp. Vì vậy, chúng tôi xin đưa ra một vài yếu tố để giúp các Quý độc giả phân biệt như sau:

Phụ cấp

Trợ cấp

Khái niệm

Là khoản tiền mà đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương.

Nghĩa là gồm các khoản trong thu nhập nằm ngoài lương chính (hoặc lương cơ bản) có ý nghĩa “gần như bắt buộc” cộng thêm cho người lao động mà ngoài tiền lương từ chuyên môn ra (tính theo bậc lệ thuộc vào bằng cấp hay tay nghề) họ xứng đáng được hưởng thêm.

Là khoản tiền người lao động được cấp khi rơi vào tình trạng không hoặc tạm thời ngừng lao động, trên cơ sở số tiền mà người lao động đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm trong thời gian lao động.

Các chế độ

+ Một số chế độ phụ cấp lương

– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

– Phụ cấp trách nhiệm

– Phụ cấp lưu động

– Phụ cấp thu hút

– Phụ cấp khu vực

– Phụ cấp chức vụ

+ Chế độ phụ cấp khác:

Phụ cấp khuyến khích người lao động làm việc và phụ cấp khác phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động và yêu cầu thực tế của công ty.

– Trợ cấp ốm đau

– Trợ cấp thai sản

– Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

– Trợ cấp hưu trí

– Trợ cấp tử tuất

– Trợ cấp thôi việc

– Trợ cấp mất việc làm

-Trợ cấp xã hội hàng tháng

VD: Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Đối tượng hưởng chế độ

Tùy thuộc từng đối tượng ký HĐLĐ mà NLĐ và tính chất công việc sẽ có loại phụ cấp tương ứng.

VD:Phụ cấp thâm niên được áp dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân,…

Tùy thuộc từng đối tượng sẽ được hưởng các khoản trợ cấp khác nhau

Mức hưởng

Các mức phụ cấp lương được thiết kế theo tỷ lệ % hoặc mức tiền do công ty quyết định cho phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động và điều kiện thực tế của công ty.Mức trợ cấp tùy thuộc vào từng chế độ mà mức hưởng được quy định khác nhau và không thấp hơn quy định của pháp luật

Đặc điểm

Các khoản phụ cấp nêu trên sẽ tính đóng BHXH

Đồng thời, 14 khoản chế độ và phúc lợi không tính đóng BHXH  như tiền thưởng tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động

 BHXH sẽ tiến hành chi trả các khoản trợ cấp tùy thuộc vào mức đóng bảo hiểm với từng trường hợp

Cách tính phụ cấp lương

Theo Điều 3 Thông tư số 04/2019/TT-BNV hiện vẫn đang có hiệu lực thi hành thì:

1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 1 Thông tư này:

Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tin lương đi với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 38/2019/NĐ-CP) để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:

a) Công thức tính mức lương:

Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019

=

Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng

x

Hệ số lương hiện hưởng

b) Công thức tính mức phụ cấp:

– Đi với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019

=

Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng

x

Hệ số phụ cấp hiện hưởng

– Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019

=

Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019

+

Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (nếu có)

+

Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (nếu có)

x

Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định

– Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

c) Công thức tính mức tin của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có):

Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019

=

Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng

x

Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có)

2. Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư này:

Căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau:

Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019

=

Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng

x

Hệ số hoạt động phí theo quy định

3. Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư này:

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP.

4. Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư này:

a) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an;

b) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính quy định tại Khoản Điều 3 Thông tư này.

Hiện nay, do mức lương cơ sở chưa có sự thay đổi, công thức tính phụ cấp lương vẫn áp dụng theo quy định trên.

Trên đây là những tư vấn của Luật Hoàng Phi về phụ cấp lương là gì? và các quy định pháp luật liên quan đến nó. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 6557.

Từ khóa » Những Phụ Cấp Là Gì