Phụ Cấp Lương Là Gì? - Chữ Ký Số TPHCM

Phụ cấp lương là gì? Phụ cấp lương gồm những khoản tiền nào? Phụ cấp nào phải tính đóng bảo hiểm xã hội? Quy định về tiền lương, mức lương tối thiểu theo BLLĐ.

Phụ cấp lương là khoản tiền trả cho người lao động ngoài tiền lương cơ bản nhằm trả đủ những hao phí lao động tăng thêm do công việc cụ thể đòi hỏi hoặc do những yếu tố bất lợi trong điều kiện lao động và sinh hoạt mà khi xác định tiền lương chưa tính đến.

Căn cứ pháp lý:

– Điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015;

– Khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015;

– Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015.

Phụ cấp lương là gì?

Phụ cấp lương được hiểu là người sử dụng lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền muốn bù đắp về kinh tế cho người đang làm việc cho mình khi họ làm công việc ở tại vùng đặc biệt khó khăn hoặc làm việc mang tính chất phức tạp hoặc điều kinh sinh hoạt hoặc điều kiện lao động khó khăn.

Các khoản tiền phụ cấp này sẽ được gắn liền với quá trình làm việc và kết quả của quá trình làm việc đó như thế nào. 

Phụ cấp lương là gì?

Sở dĩ có khoản tiền phụ cấp lương này là nhờ doanh nghiệp muốn bù đắp thêm cho nhân viên của mình về các yếu tố như là điều kiện lao động phức tạp, tính chất lao động, điều kiện sinh hoạt,..

Mức tiền phụ cấp lương hầu hết là tùy vào chính sách riêng của mỗi công ty chứ ở trong hợp đồng lao động chỉ được đề cập đến mức lương cơ bản thôi còn khoản phụ cấp thì chưa được tính đến hoặc chưa được tính đầy đủ.

  • Phụ cấp tiếng Anh là: Allowances

Phụ cấp lương gồm những khoản tiền nào?

Những loại phụ cấp lương trong doanh nghiệp được quy định cự thể như sau:

Phụ cấp chế độ phụ cấp nặng nhọc độc hại, nguy hiểm Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Thông tư 36/2012/TT – BLĐTBXH

+ Trong quan hệ lao động, người lao động làm việc cho người sử dụng lao động được hưởng phụ cấp nặng nhọc độc hại, nguy hiểm khi đang làm việc trong môi tường ngành nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc ngành nghề độc hại, ngành nghề nguy hiểm hoặc ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm

+ Công ty trách nhiệm kiểm tra, rà soát về điều kiện lao động, ngành nghề làm việc.

+ Tiến hành so sánh các ngành nghề hoặc có mức độ tương đương trong điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp tương xứng. Công ty xác định mức phụ cấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người lao động: Đối với ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng với mức phụ cấp từ 5% đến 10%; Đối với ngành nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mức phụ cấp từ 7% đến 15%.

+ Được tính trả phụ cấp cùng kỳ trả lương hàng tháng của người lao động theo quy định của luật Lao động 2012. Người lao động chỉ được hưởng 1/2 ngày khi đi làm việc dưới 4 giờ trong ngày, tính cả ngày làm việc khi làm việc từ 4 giờ trở lên.

Phụ cấp trách nhiệm.

+ Người lao động được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi đang làm các công việc thuộc chức danh quản lý hoặc công việc phải chịu trách nhiệm cao. Công việc thuộc chức danh quản lý bảo gồm: Đốc công, trưởng ca, trưởng phòng, tổ trưởng, đội trưởng, đội phó, phó trưởng ca các chức danh tương tự. Công việc thuộc trách nhiệm cao bao gồm: thủ quỹ, kiểm ngân và các chức danh tương tự khác.

+ Công ty trách nhiệm kiểm tra, rà soát và đánh giá về điều kiện lao động, ngành nghề làm việc, công việc.

+ Mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất hiện nay không quá 10% mức lương của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương.

+ Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng.

+ Người lao động không được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi không làm công việc từ 1 tháng trở lên.

Phụ cấp thu hút:

+ Người lao động được hưởng phụ cấp thu hút khi làm việc tại các vùng có khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn về kinh tế, điều kiện chỗ ở được quy định theo quy định của pháp luật.

+ Công ty tiến hành kiểm tra, rà soát vùng hoặc địa bàn nơi thực hiện công việc.

+ Mức độ thu hút đối với người lao động <35% mức lương của công việc hoặc chức danh theo quy định tại thang bảng lương.

+ Công ty có nghĩa vụ tra phụ cấp vào cùng kỳ trả lương hàng tháng.

Phụ cấp lưu động:

+ Người lao động được hưởng phụ cấp này khi đang làm công việc mang tính chất thường xuyên bị thay đổi về địa điểm làm việc và nơi ở ví dụ: nghề tu sửa đường bộ, đường sắt.

+ Phụ cấp lưu động được áp dụng đối với người lao động đang làm việc là nghề, công việc thường xuyên thay đổi địa điểm nơi làm việc và nơi ở ví dụ như khảo sát xây dựng chuyên ngành, duy tu đường bộ, đường sắt.

+ Tính chất lưu động công việc được Công ty rà soát, đánh giá.

+ Mức hưởng phụ cấp lưu động < 10% mức lương của công việc hoặc chức danh được quy định theo tháng lương, bảng lương.

+ Người lao động được hưởng phụ cấp lưu động sẽ được tính theo ngày làm việc.

+ Công ty có nghĩa vụ trả phụ cấp vào cùng kỳ trả lương hàng tháng.

Phụ cấp chức vụ, chức danh:

+Người lao động được hưởng trợ cấp chức vụ chức danh khi họ đang giữ các chức vụ quan trong cần phải đáp ứng năng lực cũng như tính chịu trách nhiệm cao như: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng.

+Công ty tiến hành thẩm tra, rà soát, đánh giá công việc của người lao động mang tính chất phức tạp.

+Mức phụ cấp<15% mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất trong bảng lương.

+ Phụ cấp chức vụ được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng.

+Người lao động không được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi không làm công việc từ 1 tháng trở lên.

Phụ cấp khu vực:

+ Người lao động được hưởng phụ cấp khi làm việc tại vùng, địa bàn được hưởng phụ cấp khu vực nằm trong Danh mục địa bàn hưởng phụ cấp khu vực được quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.

+ Mức phụ cấp do công ty quyết định hoặc do các bên thỏa thuận .

+ Phụ cấp chức vụ được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng.

+ Người lao động không được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi không làm công việc từ 1 tháng trở lên.

Các khoản phụ cấp khác: ví dụ như: tiền thưởng tháng 13, tiền thưởng năng suất làm việc, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn ; điện thoại, đi lại, tiền nhà ở,hỗ trợ xăng xe, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Hiện, Thông tư 36/2012/TT – BLĐTBXH đã hết hiệu lực và chưa có văn bản thay thế.

Quy định về tiền lương, mức lương tối thiểu theo BLLĐ 2019

Căn cứ vào điều 90 của Bộ luật lao động 2019 có quy định rõ ràng về tiền lương, mức lương tối thiểu cho người lao động như sau:

  • Quy định về tiền lương
Quy định về tiền lương theo bộ luật lao động 2019
Quy định về tiền lương theo bộ luật lao động 2019
  • Quy định về mức lương tối thiểu
Quy định về mức lương tối thiểu theo bộ luật lao động 2019
Quy định về mức lương tối thiểu theo bộ luật lao động 2019
  • Mức lương tối thiểu vùng:

Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

– Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

– Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

– Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

– Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Phụ cấp có được tính vào lương tăng ca không?

– Tại Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về tiền lương như sau:

“Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau”.

Vậy, căn cứ vào quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác:

+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật;

+ Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

+ Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Có bắt buộc phải trả phụ cấp lương cho người lao động?

Khi đã biết được phụ cấp lương là gì, chắc hẳn nhiều người lao động sẽ không khỏi thắc mắc rằng tiền phụ cấp này có phải ở công ty, doanh nghiệp nào cũng có hay không?

Nhưng thực tế thì khoản tiền phụ cấp này chỉ có ở một số doanh nghiệp mà thôi. Sẽ phụ thuộc vào những chính sách quy định về lương của từng doanh nghiệp cũng như là điều kiện công việc của mỗi người.

Có bắt buộc phải trả phụ cấp lương cho người lao động?

Bên cạnh đó, người lao động nhận được khoản tiền phụ cấp lương sẽ còn phải phụ thuộc vào các yếu tố liên quan như là tính chất công việc, điều kiện sinh hoạt, điều kiện làm việc,..

Nếu như các yếu tố đã đã được tính vào mức lương cứng thì tất nhiên rằng người lao động sẽ không còn được nhận thêm các khoản phụ cấp lương khác. Chính vì thế, doanh nghiệp không bắt buộc phải trả phụ cấp lương cho người lao động.

Phụ cấp lương có phải đóng Bảo hiểm xã hội?

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014. tiền lương tháng mức thu nhập bình quân mỗi tháng của mỗi người sẽ được làm căn cứ để xác định từng mức đóng bảo hiểm xã hội.

Mức tiền lương tháng trong đó sẽ bao gồm tiền lương cứng, các khoản thu nhập ngoài, phụ cấp lương và một số các khoản bổ sung khác. 

Phụ cấp lương vẫn bắt buộc phải trích để đóng bảo hiểm xã hội

Do đó, các khoản tiền phụ cấp lương như chúng tôi đã liệt kể ở trên phần phụ cấp lương là gì cũng sẽ được trích ra một phần để bóng bảo hiểm xã hội. Và điều này là bắt buộc. 

Phụ cấp lương có tính đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Xét theo Luật thuế thu nhập cá nhân của bộ luật hiện hành quy định là các khoản tiền lương, tiền trợ cấp, tiền phụ cấp tiền công, các khoản tiền khác có tính chất giống như tiền lương hoặc tiền công sẽ đều bắt buộc phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Nhưng tuy nhiên, đối với khoản tiền phụ cấp sẽ có một số trường hợp ngoại lệ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân được quy định rõ trong bộ luật này đó là:

  • Phụ cấp đặc thù ngành nghề
  • Phụ cấp an ninh, quốc phòng
  • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
  • Phụ cấp thu hút
  • Phụ cấp khu vực
  • Phụ cấp dành cho nhân viên y tế ở thôn, bản
  • Phụ cấp ưu đãi hàng tháng dành cho những người có công với đất nước
  • Phụ cấp trách nhiệm đối với lãnh đạo cấp cao.

Hy vọng rằng với thông tin trên có thể giúp ích được cho bạn. Nếu như bạn còn câu hỏi thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua chukysotphcm.net để được tư vấn và giải đáp miễn phí nha. 

Từ khóa » Những Phụ Cấp Là Gì