Phương Pháp Dạy Học Giải Quyết Vấn Đề Là Gì? Áp Dụng Như Nào?
Có thể bạn quan tâm
Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đềsẽ giúp phát triển một số kỹ năng nghiên cứu khoa học hay các kỹ năng cơ bản của sinh viên, học sinh. Vậy phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là gì? áp dụng nó như thế nào sẽ là nội dung Gia sư Đăng Minh chia sẻ trong bài viết này.
Nội dung bài viết
- I. Phương Pháp Dạy Học Giải Quyết Vấn Đề Là Gì?
- II. Ưu Điểm Của Phương Pháp Dạy Học Giải Quyết Vấn Đề
- III. Những Hạn Chế Của Phương Pháp Dạy Học Giải Quyết Vấn Đề
- IV. Quy Trình Thực Hiện
- 1.Bước 1: Thâm nhập và phát hiện vấn đề
- 2. Bước 2; Tìm cách giải quyết vấn đề
- 3 Bước 3. Trình bày giải pháp
- 4. Bước 4: Nghiên cứu sâu thêm giải pháp
- V. Một Số Lưu Ý Khi Thực Hiện
- Bình Luận Facebook
I. Phương Pháp Dạy Học Giải Quyết Vấn Đề Là Gì?
Việc vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đềchính là giáo viên tạo ra các tình huống có vấn đềnhằm điều khiển các học sính giúp các em phát hiện vấn đề cũng như tự giác, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề đó một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Qua đó giúp các em lĩnh hội tri thức và tự mình rèn luyện các kỹ năng cơ bản để đạt được các mục tiêu học tập tốt nhất. Dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề chính là việc giải quyết vấn đề được nêu ra, các tình huống, tư duy chỉ bắt đầu khi có vấn đề phát sinh mà thôi.
Trong phương pháp này bắt buộc có các vấn đề, tình huống vấn đề, nó chính là một tình huống mà giáo viên đưa tới cho học sinh. Trong đó sẽ có những khó khăn mà các em học sinh không dễ dàng vượt qua, các em phải có quá trình tìm hiểu, phân tích, suy luận mới giải đáp được.
II. Ưu Điểm Của Phương Pháp Dạy Học Giải Quyết Vấn Đề
Có thể nói phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong toán tiểu học hay các bậc học khác mang những ưu điểm nổi trội. Đặc biệt, ngày càng nhiều trường học áp dụng phương pháp này trong giảng dạy.
- Học sinh, thông qua giải quyết các vấn đề mà giáo viên đưa ra sẽ rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích, đánh giá. Nhờ đó học sinh lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn. Không chỉ nằm ở việc tìm ra phương pháp giải quyết mà nó trở thành mục đích dạy và học, mục đích này được cụ thể hóa thành mục tiêu để các em có năng lực trong giải quyết vấn đề. Đây chính là năng lực các em học sinh phải có và hoàn thành tốt để thích ứng với sự phát triển của xã hội.
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề càn giúp rèn luyện tư duy sáng tạo, tư duy phê phán cho mỗi học sinh. Các em trên cơ sở vốn kiến thức và kinh nghiệm sẽ xem xét và đánh giá được các vấn đề cần giải quyết.
- Nhờ vào việc giải quyết các vấn đề mà các học sinh phát triển được khả năng xem xét, tìm tòi dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, các học sinh còn có khả năng làm việc cá nhân, hợp tác làm việc nhóm, tìm tòi và trao đổi hay bàn luận với các bạn cùng nhóm để tìm ra cách thức giải quyết vấn đề nhanh nhất, hiệu quả nhất.
III. Những Hạn Chế Của Phương Pháp Dạy Học Giải Quyết Vấn Đề
Tuy có nhiều ưu điểm cũng như đang được ứng dụng rộng tại nhiều trường học trên cả nước. Thế nhưng, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề lại có những hạn chế:
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề đòi hỏi các giáo viên phải dành nhiều thời gian tìm hiểu về phương pháp cũng như đòi hỏi năng lực sư phạm tốt, có tư duy, sáng tạo để tạo ra các vấn đề hay các tình huống tốt, tình huống có vấn đề.
- Một tiết học có thể thực hiện bằng phương pháp học giải quyết vấn đề đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, mất nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó, nó cần có sự định hướng tốt thì mới đảm bảo hiệu quả.
IV. Quy Trình Thực Hiện
Quy tình thực hiện các phương pháp giải quyết vấn đề được chia thành các bước, mỗi bước có nội dung, yêu cầu cụ thể.
1.Bước 1: Thâm nhập và phát hiện vấn đề
Đây là bước đầu tiên để có vấn đề, yêu cầu của bước này là phát hiện vấn đề từ các tình huống gợi vấn đề được đặt ra. Tiếp theo đó là chính xác hóa tình huống, giải thích tình huống để hiểu đúng nhất vấn đề đặt ra. Sau cùng là phát biểu về vấn đề cũng như đặt mục tiêu để giải quyết vấn đề.
2. Bước 2; Tìm cách giải quyết vấn đề
Bước giải quyết vấn đề được cha ra làm các phần chính, mỗi phần có nhiệm vụ, mục tiêu riêng:
- Phân tích vấn đề: Trong khâu phân tích vấn đề cần phân tích kỹ lưỡng để tìm ra mối liên hệ giữa các cần tìm và những cái đã biết. Để làm được điều này, cần dựa vào tri thức đã học hoặc liên tưởng tới kiến thức thích hợp.
- Hướng dẫn học sinh tìm kiếm cách giải quyết: Nhờ việc đề xuất và thực hiện các hướng giải quyết vấn đề, người làm cần thu thập các thông tin, tài liệu, tổ chức các dữ liệu, tri thức hay sử dụng các phương pháp, tính toán suy luận như: đặc biệt hóa, quy lại về quen, tương tự hóa, chuyển qua những trường hợp suy biến, xem xét các mối liên hệ phục thuộc vào nhau, suy ngược lùi, suy ngược tiến, suy xuôi …..
- Kiểm tra sự đúng đắn của các giải pháp: Giải pháp giải quyết vấn đề có thể đúng, thể sai, nếu không đúng ta lặp lại khâu phân tích, nếu đúng thì kết thúc vấn đề. Giải pháp khi được tìm ra sẽ có thể tìm kiếm các giải pháp khác và sau đó so sánh để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
3 Bước 3. Trình bày giải pháp
Ở bước trình bày giải pháp này, các học sinh phải trình bày, thuyết trình lại toàn bộ vấn đề rồi tới giải pháp. Nếu trong vấn đề là một đề bài có sẵn thì các em không cần trình bày lại nữa.
4. Bước 4: Nghiên cứu sâu thêm giải pháp
Các học sinh tìm hiểu khả năng ứng dụng các kết quả, đề xuất các vấn đề liên quan, khái quát hóa và lật lại vấn đề.
V. Một Số Lưu Ý Khi Thực Hiện
- Các giáo viên bộ môn nên cho học sinh giải quyết cũng như phát hiện vấn đề ở một bộ phận trong nội dung học. Sự trợ giúp của giáo viên là cần thiết nhưng nhiều hay ít lại tùy thuộc độ khó của vấn đề. Điều này giúp học sinh có ý thức trong việc học tập.
- Các học sinh phải cấu trúc lại cách nhìn với bộ phận tri thức còn lại nó không bằng con đường phát hiện và giải quyết vấn đề. Tùy vào môn học mà tỉ lệ vấn đề học sinh phát hiện cũng như giải quyết so với chương trình học và phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
- Trong phương pháp dạy học giải quyết vấn đề có các tình huống mà phải thỏa mãn các yêu cầu như: Phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với cuộc sống cũng như gần gũi để các em nhanh chóng tìm giai cách giải quyết. Phải có độ dài vừa phải, phải chứa đựng mâu thuẫn cũng như gợi cho học sinh hướng suy nghĩ. Vấn đề hay tình huống đó phải được diễn tả bằng chữ hoặc hình ảnh.
- Giáo viên cần tổ chức cho học sinh các tình huống, giải quyết cũng như xử lý vấn đề. Các học sinh có thể cùng giải quyết 1 vấn đề, cần có cách giải quyết tối ưu với mỗi học sinh, sử dụng phương pháp động não để học sinh liệt kê các cách giải quyết.
- Giáo viên đóng vai trò tìm hiểu cách tạo ra các tình huống, gợi vấn đề và tận dụng các cơ hội để tạo ra tình huống đó, cũng đồng thời tạo ra điều kiện để học sinh tự lực giải quyết vấn đề: Lật ngược vấn đề, khái quát hóa, xeys tương tự, giải bài tập mà chưa biết thuật giải trực tiếp, sữa chữa và phát hiện sai lầm, tìm lỗi sai trong lời giải …
- Phát hiện và giải quyết các vấn đề bằng việc áp dụng các giai đoạn của các quá trình dạy học: Củng cố kiến thức, vận dụng các kiến thức cũng như kỹ năng. Đây là phương pháp áp dụng với mọi học sinh chứ không chỉ học sinh khá giỏi. Đối với các học sinh kém giáo viên cần kèm cặp và hướng dẫn nhiều hơn.
Gợi ý – Tìm Hiểu Thêm
>> TOP 10 Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Thành Công Nhất
>> TOP 10 Phương Pháp Dạy Con Không Đòn Roi Bố Mẹ Cần Biết
>> Phương Pháp Dạy Học Theo Dự Án Là Gì? Áp Dụng Như Nào?
>> Phương Pháp Dạy Học Stem Là Gì? Hiểu Đúng Về Giáo Dục STEM
>> Phương Pháp Dạy Học Trực Quan Là Gì? Áp Dụng Như Nào?
>> Phương Pháp Dạy Học Giải Quyết Vấn Đề Là Gì? Áp Dụng Như Nào?
Bình Luận Facebook
bình luận
Rate this postTư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
.Từ khóa » Khái Niệm Dạy Học Nêu Và Giải Quyết Vấn đề
-
Phương Pháp Dạy Học Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn đề
-
Phương Pháp Dạy Học “nêu Giải Quyết Vấn đề” - Luận Văn
-
Phương Pháp Dạy Học Nêu Và Giải Quyết Vấn đề - Tài Liệu Text - 123doc
-
DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Phương Pháp Dạy Học Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn đề - VLOS
-
Đặc điểm Của Dạy Học Nêu Và Giải Quyết Vấn De - Thả Rông
-
QUY Trình Tổ Chức Phương Pháp Dạy Học Giải Quyết Vấn De - Học Tốt
-
[PDF] Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Nêu Vấn đề ... - TẠP CHÍ GIÁO DỤC
-
Phương Pháp Dạy Học Nêu Vấn Đề Và Giải Quyết Vấn Đề, Ppdh ...
-
Thế Nào Là Phương Pháp Dạy Học Nêu Vấn đề Trong Môn Ngữ Văn?
-
Quan điểm Dạy Học Giải Quyết Vấn đề - Hoahoc.OrG
-
Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Giải Quyết Vấn đề Vào Dạy Học Môn ...
-
[PDF] Chƣơng 2. Một Số Phƣơng Pháp Và Hình Thức Tổ Chức Dạy
-
Dạy Học Phát Hiện Và Giải Quyết Vấn De