Phương Pháp Giải Bài Tập Bảo Toàn động Lượng | Blog Vật Lý Phổ Thông

Blog Vật lý Phổ thông – THTH

Thảo luận các vấn đề về Vật lý – THPT

Search:
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Bài học
  • Bài tập
    • Phương pháp giải bài tập bảo toàn động lượng
    • Phương pháp xác định lực tác dụng dựa vào dạng khác định luật II Niu tơn
    • Phương pháp giải bài toán bằng các định luật bảo toàn
    • Phương pháp giải bài tập chất khí
  • Thảo luận
  • Tài liệu tham khảo
  • Đề thi
  • Phần mềm Vật lý
  • Lớp chủ nhiệm
    • Hồ sơ chủ nhiệm
  • Liên hệ
Bài viết Bình luận
  • Bài viết
    • Khoa học
    • Nguyên tắc sáng tạo
    • Giáo dục
    • Bài viết về ICT
    • Thư giãn Vật lý
  • Bí mật cuộc sống
  • Bí quyết học tập
  • Lớp 10 – Nâng cao
  • Lớp 12 – Nâng cao
Phương pháp giải bài tập bảo toàn động lượng

1. Định luật bảo toàn động lượng:

– Điều kiện áp dụng: HỆ KÍN

– Xác định động lương của hệ trước và sau tương tác.

\vec{p} = \vec{p'} Hay: \vec{p_1}+ \vec{p_2} + \ldots = \vec{p'_1} + \vec{p'_2} + \ldots

– Vẽ hình các \vec{p} . Các em cần chú ý: \left\{\begin{array}{c} \vec{v} {\nearrow}{\nearrow} \vec{p} \\ p = mv \\ \end{array} \right.

– Chuyển về biểu thức đại số:

Cách 1: Chọn hệ trục Ox, Oy thích hợp và dùng phương pháp hình chiếu.

Cách 2: sử dụng quy tắc hình bình hành. Thường cách này được sử dụng khi các vectơ \vec{p} tạo thành các tam giác vuông, tam giác đều, tam giác cân.

2. Ví dụ minh họa:

Một viên đạn khối lượng 2 kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250 m/s thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Biết mảnh 1 bay với vận tốc 250 m/s theo phương ngang. Hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào với vận tốc bằng bao nhiêu?

Giải:

– Trước tiên, các em sẽ nhận thấy hệ này là hệ kín vì:

\vec{F_{noi luc}} (làm cho viên đạn nổ) >> \vec{P} (ngoại lực)

– Trước khi nổ, ta có: \vec{p} = \vec{p_{dan}} = m.{\vec{v}}

– Sau khi nổ, viên đạn tách ra thành 2 mảnh nên: \vec{p'} = \vec{p_1} + \vec{p_2} với \vec{p_1} , \vec{p_2} lần lượt là động lượng của mảnh 1 và 2.

– Theo định luật bảo toàn động lượng, các em sẽ có: \vec{p} = \vec{p_1} + \vec{p_2} (*)

Sau khi phân tích các yếu tố xong,theo yêu cầu của đề bài, các em phải xác định phương và vận tốc của mảnh 2. Nghĩa là: cần phải xác định được \vec{p_2} .

– Muốn vậy, ta tiến hành vẽ hình bình hành để xác định \vec{p_2}

– Đầu tiên, vẽ vectơ \vec{p}, \vec{p_1} đã biết hướng.

  • dongluong2\vec{p} : \uparrow ;
  • |p| = mv = 2. 250 = 500 (kg.m/s)
  • \vec{p} : \rightarrow
  • |p_1| = m_1.v_1 = 1.250 = 250 (kg.m/s)

– Dùng quy tắc hình bình hành vẽ vectơ \vec{p_2}

– Chuyển về biểu thức đại số:

Cách 1: Chọn trục Oxy như hình vẽdongluong1.

Chiếu (*) xuống 2 trục Ox, Oy. Ta có:

\left\{\begin{array}{l} Ox: 0 = p_1 - p_{2x} \\ Oy: p = p_{2y} \\ \end{array} \right.

\Rightarrow \left\{\begin{array}{l} p_1 = p_{2x}= p_2sin{\alpha} (1)\\ p = p_{2y}= p_2cos{\alpha} (2) \\ \end{array} \right.

Lấy (1) chia cho (2) ta có: \tan{\alpha} = { \dfrac{p_1}{p}} = { \dfrac{1}{2}} \Rightarrow \alpha = 26^o33'

Suy ra: p_2 = { \dfrac{p_1}{\sin{\alpha}}} = 559 (kg.m/s)

Do đó: v_2 = { \dfrac{p_2}{m_2}} = 559 (m/s )

Cách 2:

dongluong3\vec{p} \perp \vec{p_1} nên  xét tam giác vuông OAB.

Theo định lý Pitago ta có:

p_2 = \sqrt{p^2+p_1^2} = 559 (kg.m/s)

Suy ra: v_2 = { \dfrac{p_2}{m_2}} = 559 (m/s )

Ta lại có, Trong tam giác vuông OAB:

\tan{\alpha} = { \dfrac{p_1}{p}} = { \dfrac{1}{2}} \Rightarrow \alpha = 26^o33'

Vậy sau khi nổ, mảnh 2 bay theo hướng chếch lên, hợp với phương thẳng đứng 1 góc 26^o33' , với vận tốc 559 m/s

Nhận xét:

– Với bài toán này, thì ta sử dụng cách 2 sẽ cho kết quả nhanh hơn.

3. Bài tập áp dụng:

Bài 1: Giải lại ví dụ trên nếu mảnh 1 bay theo phương lệch 1 góc 60 so với đường thẳng đứng.

Đ/S: 433 m/s, hợp với phương thẳng đứng góc 3o^o

Bài 2: Viên đạn khối lượng m = 0,8 kg đang bay ngang với vận tốc v_0 = 12,5 m/s thì vỡ làm hai mảnh. Mảnh 1 có khối lượng m_1 = 0,5 kg , ngay sau khi vỡ rơi thẳng đứng xuống với vận tốc 20{\sqrt{3}} m/s . Tìm độ lớn và hướng vận tốc của mảnh 2 ngay sau khi vỡ.

Đ/s: 66,7 m/s, hợp với phương ngang 1 góc 6o^o

Bài 3: Viên đạn khối lượng m = 0,8 kg đang bay ngang với vận tốc v_0 = 12,5 m/s thì vỡ làm hai mảnh ở độ cao H = 20 m.

Mảnh 1 có khối lượng m_1 = 0,5 kg , ngay sau khi vỡ rơi thẳng đứng xuống đứng và khi sắp chạm đất có vận tốc v_1^{'}40 m/s . Tìm độ lớn và hướng vận tốc của mảnh 2 ngay sau khi vỡ. Bỏ qua lực cản không khí.

Đánh giá:

Chia sẻ với bạn bè:

  • Bấm để in ra (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để gửi một liên kết tới bạn bè (Mở trong cửa sổ mới)
  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
Thích Đang tải...

15 Responses to Phương pháp giải bài tập bảo toàn động lượng

  1. Quốc Hải says: 17/09/2011 lúc 14:53

    Các bạn giúp mình bài này nha.Một dĩa tròn A bán kính R lăn không trượt ở vành ngoài dĩa B cố định bán kính 2R. Hỏi muốn quay hết một vòng quanh dĩa B thì dĩa A phải quay quanh trục nó mấy vòng ?

    Trả lời
  2. lê anh tuấn says: 12/04/2010 lúc 11:01

    giải giúp mình bài này nha mấy bạn : Một vật khối lượng m được phóng lên theo đường dốc chính của mặt phẳng nghiêng một góc alpha so với mặt phẳng ngang.vận tốc ban đầu của vật bằng Vo,hệ sooa ma sát giữa vật và mặt phăng nghiêng là k.tính: 1.quãng đường đi được của vật đến khi dừng lại. 2.công của lực ma sát trên quãng đường ! giúp minh nha!cảm ơn nhiều.

    Trả lời
  3. huy says: 02/04/2010 lúc 11:50

    Bài 1. Một hạt nhân phóng xạ ban đầu đứng yên phân rã thành ba hạt: electron và hạt nhân con. Động lượng của electron là Pe=12.10-23kg.ms-1. Động lượng của notron vuông góc với động lượng của electron và có trị số: Pn=9.10-23Kg.ms-1 Tìm hướng và trị số của động lượng hạt nhân con.

    co oi giai ho em bai nay voi em dang rat can!! Em cam on co truoc nhe!!! Co lam xong gui qua mail cho em nhe:kiritenghi@yahoo.com

    Trả lời
  4. Le Truong says: 20/02/2010 lúc 20:19

    1 pháo thăng thiên có khối lượng 15g kể cả 5g thuốc pháo. khi đốt pháo, toàn bộ thuốc pháo phụt ra tức thời với vận tốc 100m/s và pháo bay thẳng đứng. tìm độ cao cực đại của pháo? bỏ qua sức cản của không khí, lấy g=10m/s2

    Trả lời
    • Trịnh Nữ Thùy Dung says: 27/01/2011 lúc 20:08

      Xét hệ gồm pháo và thuốc pháo Thời gian bắn là rất ngắn vì thế có thể coi đây là động lượng của của hệ bảo toàn ngay trước và sau khi bắn ADĐLBTĐL ngay và sau khi bắn: 0 = Mv + mv (có dáu vecto) chon trục Ox theo chiều thẳng đứng là chiều chuyển động của thuốc pháo 0 = MV – mv => v = (m2 x v2)/m1 = (5 x 10)/10 = 50 (m/s) Thời gian mà pháo đạt độ cao cực đại: t = v/g = 50/10 = 5 (s) độ cao mà pháo đạt cực đại s = 0.5x 10×25 = 125 (m)

      Trả lời
      • Trịnh Nữ Thùy Dung says: 27/01/2011 lúc 20:10

        CÓ THIẾU SÓT GÌ XIN QUÝ THẦY CÔ CHỈ BẢO Thùy Dung

        Trả lời
  5. Quỷ Con says: 17/02/2010 lúc 13:49

    Môt người có khối lượng 50 kg, đứng trên xe có khối lượng 240kg đang chuyển động với v =2m/s thì nhảy ra khỏi xe với v =4m/s so với xe. Tính v xe A/ Nếu ng` đó nhảy ra trc’ xe B/ Sau xe

    Trả lời
    • ngok says: 15/03/2010 lúc 21:59

      m.v=m1v1+m2v2 290.2=240.v+50.4 v=1.5

      Trả lời
      • đinh thuý hương says: 14/01/2011 lúc 17:49

        cho e hỏi nhé: P=P’ p’ ở đây là thế nào ak? cho e ví dụ với.cảm ơn nh`

        Trả lời
  6. VUNGOCBAO27 says: 26/01/2010 lúc 23:14

    Cháu có bài toán này chưa giải được, cháu đọc các dạng rồi nhưng chưa thấy cách giải hay, nhờ cô chú giải giúp. Một viên đạn có khối lượng m đang bay với vận tốc 500 m/s thì nỗ làm hai mảnh có khối lượng bằng nhau, biết phương của hai mảnh hợp với phương ban đầu của viên đạn lần lượt là 30 độ và 45 độ. Xác định vận tốc mỗi mảnh sau khi nỗ?

    Trả lời
  7. Key béo says: 17/01/2010 lúc 11:28

    Em thưa cô…Dạng này có rất nhiều dạng bài tập khớ…liệu cô có thể hướng dẫn em thêm vài dạng nữa đc k ạ ?

    Trả lời
  8. nguyen hoang thao uyen says: 23/10/2009 lúc 10:41

    khi trống tan trường thì hai mẹ con bạn lan cùng bắt đầu đi:bạn lan đi từ trường về nhà với vận tốc v1=2km/h,mẹ lan từ nhà tới trường để đón con với vận tốc v2=4km/h.Cùng khởi hành với mẹ còn có một con chó nhưng nó chạy nhanh hơn.khi gặp lan,chó quay ngay lại để gặp mẹ,rồi lại quay ngay lại để gặp lan.chó cứ chạy đi chạy lại như vậy cho tới khi hai mẹ con lan gặp nhau thì nó mới đi theo về nhà.biết vận tốc của con chó khi chạy đến gặp lan làv3=8km/h,và khi quay lại gặp mẹ là v4=12km/h.khoảng cách twf nhà tới trường lá=12km.tính quãng đường con chó đã chạy.

    Trả lời
  9. hoangthieugia says: 22/06/2009 lúc 17:24

    cung kho nhi

    Trả lời
  10. langtu says: 03/05/2009 lúc 12:45

    hay wa!

    Trả lời
  11. nguyễn bá ngọc sơn says: 12/04/2009 lúc 21:27

    cháu cám ơn các cô các chú.mong mọi người đóng góp nhiều bài hơn nữa để chúng cháu có cơ hội học hỏi thêm.

    Trả lời

Bình luận về bài viết này Hủy trả lời

Δ

Theo dõi blog qua email

Nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email.

Địa chỉ email:

Theo dõi

Tham gia cùng 34 người đăng ký khác

Bài viết gần đây

  • Bảng điểm HK2 – NH: 2010 – 2011
  • Bí mật thú vị về kính thiên văn Galilei
  • Đề thi và đáp án môn Vật lý – kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009
  • Cha, con và câu chuyện bát mì
  • Đừng lướt qua cuộc sống
  • Care & Share
  • Phương pháp giải bài tập chất khí
  • Thử thách: Đường kính sẽ thay đổi như thế nào?

Bài viết chuyên đề

  • Bài giảng Vật lý (6)
    • Lớp 10 – Nâng cao (5)
    • Lớp 12 – Nâng cao (1)
  • Bài viết (62)
    • Bài viết về ICT (7)
    • Giáo dục (11)
    • Khoa học (22)
    • Nguyên tắc sáng tạo (14)
    • Thư giãn Vật lý (7)
  • Công tác chủ nhiệm (42)
    • Bí mật cuộc sống (36)
    • Bí quyết học tập (5)
  • Nội dung kiểm tra (1)

Lởi bình mới nhất

tấn đạt trong Thử thách: Đường kính sẽ thay…
nguyễn thị kim cúc trong Một số quy định về việc xếp lo…
Như Duy trong Đừng lướt qua cuộc sống
Như Duy trong Cha, con và câu chuyện bát…
thuy linh trong Học cách Tư duy tích cực
tạ minh hoàng trong Một số quy định về việc xếp lo…
nguyen van thanh trong Một số quy định về việc xếp lo…
tri dinh trong Cha, con và câu chuyện bát…
V-Linh trong Care & Share
Duy Tran trong Cha, con và câu chuyện bát…

Flickr Photos

image038image036image034image032image030 Thêm

Thống kê

  • 335 544 lượt xem

Hiện online

Bộ đếm cho blog

free counters

Top Posts

  • Physics Simulations - phần mềm mô phỏng các hiện tượng Vật lý
  • Phương pháp giải bài toán bằng các định luật bảo toàn

Bài “hot”

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.

Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie
  • Theo dõi Đã theo dõi
    • Blog Vật lý Phổ thông - THTH
    • Đã có 34 người theo dõi Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • Blog Vật lý Phổ thông - THTH
    • Tùy biến
    • Theo dõi Đã theo dõi
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • URL rút gọn
    • Báo cáo nội dung
    • Xem toàn bộ bài viết
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
Đang tải Bình luận... Viết bình luận ... Thư điện tử (Bắt buộc) Tên (Bắt buộc) Trang web %d Tạo trang giống vầy với WordPress.comHãy bắt đầu

Từ khóa » Blog Góc Vật Lý