PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP SẮT (Fe) TÁC DỤNG VỚI DUNG ...

Kết quả hình ảnh cho anh dep nu sinh

I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1. Phương trình ion thu gọn

Fe + 2Ag+ Fe2+ + 2Ag (1)

Fe2+ + Ag+ dư → Fe3+ + Ag (2)

2. Phương pháp giải bài tập

Gọi a, b là số mol của Fe và Ag+

Tỉ lệ T = số mol Ag+/số mol Fe.

Nếu T < hoặc = 2

→ Dung dịch chỉ có Fe2+:

số mol Fe2+ = số mol Ag+/2 = b/2

Chất rắn gồm Ag và Fe dư

Số mol Ag = b mol

Số mol Fe dư = (a - b/2)

Nếu T > hoặc = 3

Dung dịch có chứa Fe3+ và Ag+ dư

Số mol Fe3+ = a mol

Số mol Ag+ dư = (b – 3a) mol

Chất rắn là Ag

Số mol Ag = 3a mol

Nếu 2 < T < 3

Dung dịch có chứa Fe2+ và Fe3+

Số mol Fe3+ = số mol Ag+ - 2 số mol Fe = (b – 2a)

Số mol Fe2+ = số mol Fe – số mol Fe3+

Chất rắn Ag b mol

* Lưu ý: Nếu Fe tác dụng với dung dịch có chứa đồng thời Ag+và Cu2+ thì phản ứng xảy ra theo thứ tự ưu tiên

Fe + 2Ag+ Fe2+ + 2Ag

Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu

Nếu Ag+ dư thì phản ứng tạo Fe3+ mới tiếp tục diễn ra

Fe2+ + Ag+ Fe3+ + Ag

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Cho 3,08g Fe vào 150 ml dung dịch AgNO3 1M, lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được mg chất rắn. Giá trị của m là

A. 11,88g

B. 16,2g

C. 18,2g

D.17,96g

Câu 2: Cho 8,4g Fe vào 500 ml dung dịch AgNO3 0,4M, lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được mg chất rắn. Giá trị của m là:

A. 21,6g

B. 16,2g

C. 18,2g

D.24,4g

Câu 3: Cho 8,4g Fe vào 500 ml dung dịch AgNO3 0,4M và Cu(NO3)2 0,2M , lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được mg chất rắn. Giá trị của m là:

A. 28,0g

B. 16,2g

C. 24,8g

D.24,4g

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

ĐÀO TẠO NTIC

Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng Hotline: 0905540067 - 0778494857

Email: daotaontic@gmail.com

Từ khóa » Bài Tập Sắt Tác Dụng Với Agno3