Phương Pháp Xác đỊnh HoẠt đỘ NưỚc - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >
Phương pháp xác đỊnh hoẠt đỘ nưỚc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 312 trang )

không thu thêm cũng như không nhả ẩm ra môi trường. Người ta dựa vào đặc tính nàyđể xác định aw của một sản phẩm nào đó, vì khi đó aw = wcb/100.Xác định hoạt độ nước: có nhiều phương pháp, nhưng thông dụng hơn cả làphương pháp nội suy (hình 1.6).- Đặt mẫu vật có khối lượng nhất định vào trong các bình hút ẩm có độ ẩm tươngđối khác nhau ở cùng một nhiệt độ xác định- Sau 2÷4 giờ cân mẫu vật ở các bình đó để xem lượng ẩm hấp thụ vào hay nhảra (tính ra g/100g chất khô).Hàm lượng nước, g/100g chất khô- Vẽ đồ thị y = f (aw), kéo dài đường biểu diễn cắt trục hoành tại một điểm, đó làđiểm aw cần xác định.awĐộ ẩm tương đốiHình 1.6. Đồ thị biểu diễn phương pháp xác định hoạt độ nướcNgười ta thường dùng các dung dịch muối bão hòa hoặc thông dụng nhất là dungdịch H2SO4 có nồng độ nhất định để thu được aw chuẩn (hoặc độ ẩm tương đối =aw.100) (bảng 1.2 và bảng 1.3).Bảng 1.2. Giá trị aw ở 250 C của các dung dịch muối bão hòaDung dịch muối bão hoàawDung dịch muối bão hoàawLiCl.H2O0,12CdCl20,82KC2H3O2 ( Acetate )0,23Li2SO40,85MgCl2.6H2O0,33K2CrO40,88K2CO30,44KNO30,94Mg(NO2).6H2O0,52Na2HPO40,98NaCl0,75K2SO40,97(NH4)SO40,7923 Bảng 1.3. Độ ẩm tương đối nhận được từ dung dịch H2SO4H2SO4, % khối lượngĐộ ẩm tương đối(aw .100), %00C250C500C750C1063,164,866,668,32554,355,957,5593549,450,952,5545042,143,444,846,26534,83637,138,37529,430,431,432,49017,818,519,220,44. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘ NƯỚC4.1. Cho dòng không khí trực tiếp qua thực phẩmKhi cho dòng không khí trực tiếp đi qua thực phẩm, sẽ điều chỉnh thực phẩm đạtđược aw định trước.Độ ẩm tương đối mong muốn của dòng khí có thể thu được bằng cách hỗn hợpdòng không khí ẩm và dòng không khí khô qua dung dịch H2SO4 có aw đã biết hoặcqua dung dịch muối bão hòa có aw đã biết.4.2. Dùng các dung dịch muối bão hoà hữu cơ hoặc vô cơCác dung dịch muối bão hòa hữu cơ hoặc vô cơ, thường dùng trong phòng thínghiệm để thu được aw mong muốn. Các dung dịch này có thể điều chỉnh aw trongdòng khí, làm dung dịch chuẩn để khắc các dụng cụ đo aw hoặc để làm dung dịch cânbằng cho các mẫu thực phẩm nhỏ.4.3. Sử dụng các chất phụ giaHoạt độ nước của một thực phẩm có thể được điều chỉnh bằng cách thêm các hợpphần hoặc những phụ gia có aw khác nhau. Chẳng hạn như thêm muối NaCl, v.v...4.4. Phương pháp gia côngHoạt độ nước của một thực phẩm có thể thay đổi bằng phương pháp gia công.Với sản phẩm khô có thể đóng bánh để phân phối lại ẩm, hoặc có thể gia nước vào sảnphẩm thực phẩm khô bằng cách thăng hoa từ nước đá ở nhiệt độ quá lạnh.4.5. Dùng các hợp chất hữu cơCác hợp chất hữu cơ như: glucose, glyxerin và propylenglycol thường được dùngđể hạ thấp aw trong thực phẩm.Các đường như fructose, mantose cũng được dùng nhưng hạn chế, đường nghịchđảo là tác nhân làm giảm aw quan trọng trong một số bánh kẹo. NaCl, glucose là chấtlàm ẩm được sử dụng rộng rãi và lâu hơn cả. Propylenglycol cũng là chất làm ẩm thực24 phẩm rất tốt vì tự nó cũng có tính chất chống vi sinh vật.Bảng 1.4. Hoạt độ của nước của một số dung dịch khác nhauNồng độ (g/1lít H2O)awNaClCaCl2Saccharose0,9958,811,293,10,99017,523,7182,80,96070,185,5657,30,900165,4175,414070,800301286,3-5. ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘ NƯỚC ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA THỰCPHẨMCường độ hư hỏng của các dạng sản phẩm là do một loạt các yếu tố bên trong vàbên ngoài mà trước hết là do hoạt độ của nước quyết định. Sấy hoặc giữ thực phẩm ởnhiệt độ thấp là một trong số những phương pháp lâu đời nhất được sử dụng để bảoquản các loại thực phẩm có độ ẩm cao. Công nghệ thực phẩm hiện đại đã và đang cốgắng để tối ưu hóa các quá trình này. Nói chung, sản phẩm cần được sấy hay làm lạnhđông trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo tối đa chất lượng và quá trìnhnày cần được tối ưu hóa cho từng sản phẩm cụ thể. Để có thể lựa chọn được các điềukiện bảo quản thích hợp, cần hiểu rõ về ảnh hưởng của nước đến thời hạn sử dụng củathực phẩm.Ảnh hưởng của hoạt độ nước đến cường độ của các quá trình gây hư hỏng sảnphẩm được thể hiện ở đồ thị trong hình 1.7.Hình 1.7. Ảnh hưởng của aw đến các quá trình gây hư hỏng thực phẩm(1) quá trình oxy hóa chất béo; (2) phản ứng sẫm màu phi enzyme; (3) phản ứng enzyme;(4)sự phát triển của nấm mốc; (5) sự phát triển của nấm men; (6) sự phát triển của vi khuẩn25 Nhìn chung với các sản phẩm có hoạt độ nước cao thì quá trình sinh học chiếmưu thế. Tuy nhiên trong sản phẩm có hàm lượng lipid nhiều thì ngay cả khi có aw caothì quá trình oxy hóa vẫn trội hơn.Đối với những sản phẩm có hàm ẩm thấp và trung bình thì các quá trình phi sinhhọc như sự oxy hoá và sự sẫm màu rất thường xảy ra. Tốc độ các quá trình này phụthuộc rất mạnh vào hoạt độ nước.5.1. Ảnh hưởng của hoạt độ nước đến phản ứng oxy hoá chất béoLipid có trong thành phần các sản phẩm thực phẩm thường kém bền vững nhất làđối với tác dụng của oxy khí quyển. Sản phẩm trung gian quan trọng của quá trình oxyhoá chất béo là hydroperoxyt (ROOH ). Từ ROOH sẽ tạo thành những vật phẩm khácnhau làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.Theo đồ thị hình 1.7 ta thấy khi hoạt độ nước thấp sự oxy hóa chất béo xảy ramạnh mẽ, sau đó tốc độ phản ứng oxy hóa chất béo giảm dần và thấp nhất ở vùng hoạtđộ nước khoảng 0,3 sau đó lại tăng lên cho đến khi aw khoảng 0,7 thì đạt cực đại, nếuhoạt độ nước tiếp tục tăng thì tốc độ phản ứng oxy hóa lại giảm.Nguyên nhân do:- Ở vùng aw thấp (thực phẩm khô), thực phẩm chứa chất béo dạng khan có cấutrúc ở dạng vật thể keo có lỗ xốp, chất béo ở bề mặt các vi lỗ dễ tiếp xúc với oxy nênquá trình tự oxy hóa xảy ra dễ dàng. Ngoài ra, quá trình sấy thực phẩm còn tạo ranhiều các gốc tự do có thể thúc đẩy tốc độ oxy hóa diễn ra nhanh hơn.- Khi aw tăng lên (từ 0,05÷0,3), tốc độ oxy hóa giảm do xuất hiện một lớp nướchấp thụ bảo vệ trên bề mặt thực phẩm, hạn chế sự xâm nhập của oxy khí quyển. Cáchydroperoxide ROOH liên kết với nước qua các cầu hydro nên việc phân hủy chúngthành các gốc tự do bị hạn chế. Bên cạnh đó, nước có thể liên kết phối trí với các ionkim loại hay tạo phức hydroxide kết tủa và loại chúng khỏi dung dịch nên làm giảmảnh hưởng gây ra bởi kim loại nặng.- Khi aw > 0,3 các thực phẩm có độ ẩm cao hơn, bên cạnh nước liên kết còn xuấthiện thêm nước tự do, trong trường hợp này cường độ oxy hóa tăng là do tăng sựkhuếch tán các ion kim loại và các tiền chất oxy hóa vào vùng phản ứng.- Khi aw tiếp tục tăng lên, sự oxy hoá có thể chậm lại là do nồng độ các kim loạibị pha loãng.5.2. Ảnh hưởng của hoạt độ nước đến phản ứng sẫm màu phi enzymeNước có vai trò quyết định trong phản ứng sẫm màu phi enzyme. Sự sẫm màu cóthể do phản ứng caramen hoá, phản ứng melanoidin, phản ứng giữa các sản phẩm oxyhoá các lipid với protein, hoặc phản ứng thoái phân các hợp chất cacbonyl có nối kép26 đôi luân hợp như vitamin C, các reducton...Thông thường các sắc tố có màu sẫm sẽ được tạo ra ở trong các sản phẩm có hàmẩm thấp hoặc trung bình khi aw > 0,5.Ở aw thấp, năng lượng hoạt hóa của các phản ứng tăng lên cao nên phản ứngkhông xảy ra. Khi aw > 0,5 tốc độ phản ứng sẫm màu tăng dần và đạt cực đại trongkhoảng 0,65÷0,75. Nguyên nhân do các phân tử nước thiết lập một lớp kép nằm giữacác phân tử như protein, làm lộ ra các nhóm có cực, phân tử protein trở nên linh độnghơn, tăng khả năng sắp xếp nội phân tử vì thế tăng khả năng phản ứng. Nước cũng rútngắn chu kỳ cảm ứng tạo các phản ứng gây sẫm màu do tạo ra các hợp chất trung gianhòa tan được trong nước và sau này sẽ tham gia phản ứng. Tuy nhiên, khi aw cao, tốcđộ các phản ứng giảm do nồng độ các chất phản ứng bị giảm xuống.Ở các sản phẩm thực vật và quả, phản ứng xảy ra cực đại ở aw = 0,65÷0,75, cònở các sản phẩm thịt là 0,3÷0,6 và các sản phẩm sữa khô không có chất béo là 0,70.5.3. Ảnh hưởng của hoạt độ nước đến phản ứng enzyme trong các sản phẩm thựcphẩmTốc độ của các phản ứng enzyme trong các sản phẩm thực phẩm được quyết địnhbởi các yếu tố chủ yếu sau:- Sự phân bố các chất tham gia phản ứng ở trong sản phẩm;định;- Độ linh động của cơ chất do trạng thái tập hợp và cấu trúc của sản phẩm quyết- Hoạt độ nước, nhiệt độ nước.Nước tham gia vào phản ứng thuỷ phân, làm tăng tính linh động của cơ chất vàsản phẩm tạo thành vì thế gia tăng phản ứng enzyme.Khi aw nằm dưới vùng đơn tầng, hoạt động của enzyme là cực bé hoặc không cóvì không đủ nước tự do để phản ứng xảy ra. Ở vùng aw có giá trị trung bình, hoạt độngcủa enzyme phụ thuộc vào khả năng hòa tan các chất khô và đưa các chất khô tới tâmhoạt động của enzyme. Nói chung, nước tham gia vào các phản ứng enzyme là nước tựdo, trùng với vùng nước ngưng tụ ở mao quản, tại vùng aw > 0,45.Trong các sản phẩm thực phẩm có hàm ẩm thấp, mà aw nằm dưới vùng đơn tầngthì hoạt động của enzyme là cực bé coi như không có vì nước tự do chưa đủ để thựchiện phản ứng.Trong các sản phẩm có hàm ẩm thấp và trung bình thì quá trình thuỷ phân là chủyếu và thường xảy ra. Hoạt độ enzyme của quá trình này lại do hoạt độ nước quyếtđịnh. Do đó khi đề ra điều kiện bảo quản tối ưu các sản phẩm có độ ẩm thấp và trungbình thì cần phải tính đến hoạt độ nước. Hoạt độ nước phải thấp hơn điểm lên dốc củađường đẳng nhiệt hấp thụ.Cùng với lý do đó khi xử lý nhiệt các enzyme ở trong sản phẩm có hàm ẩm thấpsẽ bị vô hoạt với mức độ bé hơn là khi ở trong sản phẩm có hàm ẩm cao. Vì ở trongsản phẩm khô, khung protein của enzyme bị biến tính chậm hơn ở trong sản phẩm ướtrất nhiều.Độ bền của enzyme là chỉ tiêu để xác định liệu các enzyme cho vào để thực hiệnmột quá trình nào đó trong một thực phẩm có đạt được hiệu quả mong muốn hay27 không, hoặc để thay đổi một giai đoạn công nghệ bằng cách vô hoạt enzyme có đượchay không:- Các enzyme ở thực phẩm có thể giữ được hoạt độ lâu dài nếu được để ở pH gầntrung tính, ở nhiệt độ vừa phải hoặc thấp và độ ẩm thấp. Trong đa số trường hợp khi aw≤ 0,30 sẽ bảo vệ được hoạt độ ban đầu của enzyme.- Thông thường để ổn định các chế phẩm dạng lỏng có thể thêm các hợp chất nhưNaCl, glycerin hoặc propylene glycol là những chất có khả năng lấy nước đi, làm giảmaw do đó tăng độ bền enzyme.- Có thể dùng sorbitol (70%) để làm cho α - amylase và protease kiềm tính bềnchịu được sự biến tính ở nhiệt độ 800C. Dung dịch glycerin 70%, glucose 70% vàsaccharose 70% cũng có tác dụng ngăn chặn được sự vô hoạt bằng nhiệt của protease.- Các chế phẩm làm mềm thịt dạng lỏng thường chứa papain thì được ổn địnhbằng cách thêm muối, propylene glycol và glucose. Hoạt độ nước của chế phẩm này làtừ 0,6÷0,8. Người ta đã dùng glycerin nồng độ 40÷80 % để ổn định các chế phẩmenzyme protease dạng lỏng.- Trên quan điểm công nghệ thì độ bền nhiệt của enzyme ở các độ ẩm khác nhauquan trọng hơn độ bền của chế phẩm enzyme có thời gian bảo quản ở nhiệt độ bìnhthường được dài hơn.5.4. Ảnh hưởng của hoạt độ nước đến sự phát triển của vi sinh vậtKhả năng phát triển của vi sinh vật phụ thuộc rất nhiều vào hoạt độ nước. Hoạtđộ nước tối thiểu để nấm mốc có thể phát triển là 0,8 (riêng nấm mốc ưa khô là 0,65);đối với nấm men có aw tối thiểu để chúng có thể phát triển được là 0,88; còn đối với vikhuẩn aw tối thiểu để chúng phát triển được là 0,91 (riêng vi khuẩn ưa mặn là 0,75).Nói chung, nấm men và nấm mốc phát triển trong môi trường acid và khô hơn so vớivi khuẩn.Ngoài ra khả năng phát triển của vi sinh vật còn phụ thuộc vào các điều kiệnkhác như nhiệt độ, pH, sự có mặt của oxy, các chất kìm hãm, bảo vệ, … Thực phẩmtrong vùng hoạt độ nước từ 0,6÷0,9 (loại thực phẩm có độ ẩm trung bình) nói chungbền với tác động của vi sinh vật.5.5. Ảnh hưởng của hoạt độ nước đến tính chất lưu biến của thực phẩmNhững tính chất lưu biến của thực phẩm như: độ cứng, độ đàn hồi, độ dai, độdẻo... Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng điều kiện ẩm của các thực phẩm khô hoặcbán khô có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tính lưu biến của chúng. Người ta thấyrằng nếu tăng độ ẩm tương đối cân bằng của các thực phẩm có độ ẩm trung bình gầnđiểm uốn như vùng đơn tầng (20% ẩm) tới mức 66% sẽ tăng độ cứng, độ dính của hầuhết các sản phẩm thực phẩm.5.6. Ảnh hưởng của hoạt độ nước đến độ bền của vitaminHoạt độ nước cũng có ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của một số vitamin nhất làcác vitamin hoà tan trong nướcVitamin C tương đối bền ở aw thấp, khi tăng aw thì sự phân huỷ vitamin C càngtăng nhanh. Vì vậy để bảo quản được vitamin C trong các thực phẩm một thời gian dàithì thực phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ thấp và aw càng thấp càng tốt.28 Đối với vitamin B1: Qua nghiên cứu tổn thất trong bột mì người ta thấy rằng nếutăng độ ẩm từ 9,2% đến 14,5% thì sẽ làm tăng tổn thất vitamin B1 lên.Đối với các vitamin hoà tan trong chất béo thì sự phá huỷ sẽ giảm khi aw tăng.Chỉ có α - tocoferol sẽ tăng sự mất mát lên khi tăng hàm ẩm.5.7. Ảnh hưởng của nước đến cấu trúc của rau quả tươiRau quả tươi chứa nhiều nước nên thường có độ căng, độ bóng và độ giòn nhấtđịnh. Rau quả héo thì teo lại do mất nước.Trong quá trình phát triển sự tăng kích thước của tế bào động vật và vi sinh vật làdo tổng hợp protein, trái lại sự tăng kích thước tế bào thực vật gần như là do sự hấpthụ nước.Màng tế bào thực vật thường có tính chất thấm đối với nước và không thấm đốivới chất thẩm thấu hoà tan trong nước. Khi nước vào tế bào thì các chất hòa tan của tếbào gây nên một áp suất trên vỏ tế bào gọi là áp suất trương và thường tạo ra một độcăng nào đó đối với tế bào, do đó làm tăng kích thước tế bào (hình 1.9)Màng tế bàoVỏ tế bàoCác chất có hoạt động thẩmthấu trong dung dịchÁp suất trươngHình 1.9. Áp suất trương làm tăng kích thước tế bàoCÂU HỎI ÔN TẬP1) Trình bày khái niệm hoạt độ nước. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độnước.2) Đường đẳng nhiệt hấp thụ và trạng thái của nước trong thực phẩm có mối quanhệ với nhau như thế nào? Nêu ý nghĩa của đường đẳng nhiệt hấp thụ.3) Phân tích ảnh hưởng của hoạt độ nước đến chất lượng thực phẩm.4) Nghiên cứu hoạt độ của nước có ý nghĩa gì trong quá trình bảo quản và chế biếnthực phẩm?29 TÀI LIỆU THAM KHẢO[1]. Hoàng Kim Anh (2008), Hóa học thực phẩm, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹthuật.[2]. Lê Ngọc Tú (2003), Hóa học thực phẩm, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.[3]. Lê Ngọc Tú (2002), Hóa sinh công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹthuật.[4]. Hà Duyên Tư (2009), Phân tích Hóa học thực phẩm, Nhà xuất bản Khoa học vàKỹ thuật, Hà Nội.[5]. H.D. Belitz. W. Grosch P. Schieberle, (2009), Food chemistry, Springer-Verlag,Berlin Heidelberg.[6]. M. Shafiur Rahman (2007), Handbook of food preservation, Taylor & FrancisGroup, LLC.30 CHƯƠNG 2. TÍNH CHẤT CHỨC NĂNG CỦA PROTEINTRONG THỰC PHẨMProtein là hợp chất cao phân tử, do các acid amin kết hợp với nhau tạo nên.Protein là hợp chất có phổ biến trong các nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm. Trongthực phẩm, protein có thể ở trạng thái dịch thể hoặc ở trạng thái rắn, có thể ở dạng gầnnhư thuần nhất trong một số sản phẩm này những lại ở dạng hỗn hợp với các hợp phầnkhác, có thực phẩm protein là hợp phần chính có sẵn trong nguyên liệu, có thực phẩmprotein được thêm vào ở dạng chất phụ gia.Protein sẵn có hoặc đưa vào sản phẩm thực phẩm chủ yếu là để tạo cho thựcphẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, protein còn có vai trò cực kỳ quan trọngtrong công nghệ sản xuất thực phẩm, với vai trò tạo hình và tạo kết cấu cho nhiều loạisản phẩm thực phẩm.Do tương tác với nước và dưới tác dụng của nhiệt mà protein có thể thay đổi tínhchất, trạng thái để tạo hình, tạo kết cấu cho sản phẩm thực phẩm. Trong những điềukiện công nghệ nhất định, protein có thể tương tác với nhau, tương tác với nước, tươngtác với glucid, lipid để tạo ra độ đặc, độ dẻo, độ trong, tạo bọt, tạo độ xốp cho các sảnphẩm thực phẩm.1. CÁC HỆ THỐNG PROTEIN THỰC PHẨMCác protein thực phẩm rất đa dạng, dựa vào nguồn gốc và tính chất đặc trưng cóthể phân các protein thực phẩm thành các nhóm sau:- Hệ thống protein của thịt, cá;- Hệ thống protein của trứng;- Hệ thống protein của sữa;- Hệ thống protein của lúa mì;- Hệ thống protein của đậu tương.1.1. Hệ thống protein của thịt, cáThịt gia súc và thịt cá là những cơ trong đó có chứa từ 15÷22% protein, có nghĩalà protein chiếm từ 50÷95% chất hữu cơ của thịt. Có hai loại cơ vân và cơ trơn, cơ vâncó ở thành ruột và thành mạch máu, cơ trơn là loại cơ tạo nên tầng co rút của một sốcơ quan như cơ lớp thành ống tiêu hóa, bàng quang, … Thịt tương ứng với cơ vân, tínhchất và chất lượng của thịt liên quan với protein cơ.Dựa vào vị trí có thể phân protein cơ thành ba nhóm:- Protein của chất cơ- Protein của mô liên kết- Protein của tơ cơ1.1.1. Protein của chất cơĐược tìm thấy trong tế bào cơ, là phần chất lỏng bao bọc lấy protein dạng sợi,cung cấp những chức năng hoá sinh cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp protein. Hầuhết chúng là những phần của hệ thống sản xuất năng lượng. Nhóm này có nhiều loại31

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Giáo trình hóa học và phụ gia thực phẩmGiáo trình hóa học và phụ gia thực phẩm
    • 312
    • 3,807
    • 15
  • THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
    • 26
    • 654
    • 4
  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM  NHÂN THỌ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
    • 18
    • 1
    • 4
  • MỘT SỐ KIẾN NGHỊ MỞ THỊ TRƯỜNG CỦA PRUDENTIAL Ở VIỆT NAM MỘT SỐ KIẾN NGHỊ MỞ THỊ TRƯỜNG CỦA PRUDENTIAL Ở VIỆT NAM
    • 12
    • 387
    • 0
  • THỰC TRẠNG HOẠT PRUDENTIAL VIỆT NAM THỰC TRẠNG HOẠT PRUDENTIAL VIỆT NAM
    • 25
    • 322
    • 1
  • Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường xe máy tại Công ty TRADIMEXCO Hải Phòng Các giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường xe máy tại Công ty TRADIMEXCO Hải Phòng
    • 16
    • 400
    • 0
  • KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG XE MÁY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG XE MÁY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    • 19
    • 979
    • 3
  • THỰC TRẠNG KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG XE MÁY CỦA CÔNG TY TRADIMEXCO HẢI PHÒNG THỰC TRẠNG KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG XE MÁY CỦA CÔNG TY TRADIMEXCO HẢI PHÒNG
    • 29
    • 414
    • 0
  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG
    • 18
    • 1
    • 4
  • MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG THU HÚT NGUỒN KHÁCH  TẠI  KHÁCH SẠN MIMOSA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG THU HÚT NGUỒN KHÁCH TẠI KHÁCH SẠN MIMOSA
    • 28
    • 276
    • 0
  • THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI                 CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG –XÂY LẮP VÀ KINH DOANH NHÀ ĐÀ NẴNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG –XÂY LẮP VÀ KINH DOANH NHÀ ĐÀ NẴNG
    • 29
    • 564
    • 0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (312 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(3.22 MB) - Giáo trình hóa học và phụ gia thực phẩm-312 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » độ ẩm Aw