Phương Thức Cấu Tạo Từ Xưng Hô Gia đình Trong Tiếng Việt, Tiếng Hán ...

TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
NGÔN NGỮ
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
  • NGHIÊN CỨU
    • Đề tài cấp nhà nước
    • Đề tài cấp bộ
    • Đề tài cấp viện
  • TẠP CHÍ
    • NĂM 2023
    • NĂM 2022
    • NĂM 2021
    • NĂM 2020
    • NĂM 2019
    • NĂM 2018
    • NĂM 2017
    • NĂM 2016
    • NĂM 2015
    • NĂM 2014
    • NĂM 2013
    • NĂM 2012
    • NĂM 2011
    • NĂM 2010
    • NĂM 2009
    • NĂM 2008
    • NĂM 2007
    • NĂM 2006
    • NĂM 2005
  • ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
  • THƯỜNG THỨC TQ HỌC
  • QUAN HỆ VIÊT-TRUNG
  • CHÍNH TRỊ-KT-XÃ HỘI
  • HỘI NGHỊ - HỘI THẢO
    • Hội thảo quốc tế
    • Hội thảo chuyên đề
    • Hội nghị
  • DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI
  • LIÊN KẾT CÁC VIỆN
  • LIÊN HỆ VÀ GÓP Ý
Thu viện ảnh
Thời tiết Minimize | Maximize
Hà nội °
Hải phòng °
Đà nẵng °
Hồ chí minh °
Truy cập : 9889850
THƯỜNG THỨC TQ HỌC
Phương thức cấu tạo từ xưng hô gia đình trong tiếng Việt, tiếng Hán và sự khác nhau về văn hoá hai nước từ góc độ hai nước (04/01/2012)

Phương thức cấu tạo từ xưng hô gia đình trong tiếng Việt và tiếng Hán có sự khác nhau khá lớn. Từ xưng hô gia đình được phân làm hai loại chính: xưng hô đơn dùng xưng gọi riêng một hoặc nhiều thành viên trong gia đình như: ông, ông nội,v.v…, và xưng hô gộp hay còn gọi xưng hô kép gồm hai xưng hô đẳng lập trở lên, dùng để gọi chung nhiều thành viên như: ông bà, cô bác,v.v... Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu phương thức cấu tạo từ xưng hô đơn.

Từ xưng hô trong tiếng Việt về cơ bản không phân biệt xưng hô văn phong và xưng hô khẩu ngữ, chủ yếu là xưng hô đơn âm tiết, đặc biệt trong cách dùng “xưng” và “gọi” thường dùng đơn âm tiết, trường hợp tha xưng hoặc trường hợp cần giải thích rõ về giới tính, nội ngoại, huyết thống, thân sơ, bàng hệ, người Việt mới thêm các từ tố phân biệt giới tính, nội ngoại, huyết thống, thân sơ, cấu tạo nên từ xưng hô chính phụ, trung tâm đứng trước yếu tố phụ đứng sau và chỉ có những từ không phân biệt giới tính, nội ngoại, thân sơ mới có chức năng này. Nhưng trong tiếng Hán hiện đại, từ xưng hô gia đình có xu hướng chủ yếu song âm tiết, phân biệt rõ xưng hô văn phong và xưng hô khẩu ngữ, phân biệt rõ giới tính, nội ngoại, tông tộc, thân sơ, huyết thống. đây, chúng tôi chỉ so sánh cấu tạo từ xưng hô gia đình trong tiếng Việt và xưng hô văn phong trong tiếng Hán, qua đó thấy được sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Việt và Hán.

Xưng hô văn phong trong tiếng Hán thường được cấu tạo từ hai âm tiết trở lên. Cách cấu tạo từ chủ yếu dựa vào xưng hô gốc (từ căn), kết hợp với các từ tố xưng hô khác, mở rộng về trái hoặc về phải để cấu tạo nên từ. Thông thường, cấu tạo về bên trái để biểu thị giới tính, cấu tạo về phía phải để phân biệt tông tộc, nội ngoại, thân sơ, huyết thống. Khác với tiếng Việt, những từ xưng hô gốc vốn mang ý nghĩa phân biệt giới tính, nội ngoại, thân sơ, huyết thống không kết hợp được với các từ tố phân biệt giới tính, nội ngoại, thân sơ huyết thống, nhưng trong tiếng Hán, những từ xưng hô gốc này lại vẫn kết hợp với những từ tố trên tạo nên từ xưng hô. Mặt khác, những từ xưng hô gốc trong tiếng Việt đồng thời là các từ xưng hô; những từ xưng hô chính phụ đối xứng nhau về giới tính, nội ngoại. Cách cấu tạo của các từ xưng hô nữ giới và xưng hô bên ngoại không lấy các từ xưng hô gốc nam giới và xưng hô bên nội để phát triển thành từ xưng hô. Trong khi đó, những từ xưng hô trong tiếng Hán hiện đại không đứng độc lập được mà phải kết hợp với các từ xưng hô khác. Phương thức cấu tạo từ chủ yếu lấy các từ xưng hô gốc nam giới và xưng hô bên nội làm gốc, kết hợp với các từ tố phân biệt giới tính, nội ngoại, tông tộc, huyết thống, thân sơ, mở rộng sang phải và trái. Hai cách cấu tạo từ này phản ánh sự khác biệt về văn hóa, xã hội của hai nước Việt NamTrung Quốc.

1. Phương thức cấu tạo từ xưng hô trong tiếng Việt và tiêng Hán

1.1. Phương thức cấu tạo từ xưng hô trong tiếng Việt

Số lượng từ xưng hô tiếng Việt khá ít, biến thể ít, một từ xưng hô có thể xưng gọi nhiều thành viên trong gia đình. Theo Hoàng Anh Thi, xưng hô gia đình gồm 26 từ xưng hô cơ bản, còn theo Trương Thị Diễm thì có 25 từ xưng hô cơ bản (không có từ xưng hô “chít”).(1)

Khảo sát 26 từ xưng hô gốc cho thấy, chúng đều có thể đứng độc lập thành từ xưng hô, nhất là trong trường hợp “xưng” và “gọi”. Trong trường hợp tha xưng hoặc cần giải thích, những từ xưng hô này có thể chia làm hai loại chính: Những từ xưng hô vốn mang ý nghĩa phân biệt giới tính, nội ngoại, thân sơ, huyết thống, thường không kết hợp được với những từ tố chỉ giới tính, nội ngoại, thân sơ, huyết thống như: ông, bà, trai, gái, dâu, rể, nội, ngoại, ruột, họ… Ví dụ, chúng ta không thể nói “chú trai, chú nội, cậu ngoại, bố họ, con họ, ông trai, bà gái… Những từ xưng hô gốc này luôn ở dạng đơn âm tiết, không có khả năng cấu thành từ xưng hô chính phụ. Những từ không mang ý nghĩa phân biệt giới tính, nội ngoại, thân sơ, huyết thống, có thể kết hợp được với các yếu tố trên(2), tạo thành các từ xưng hô chính phụ, trung tâm đứng trước, thành tố phụ đứng sau.

Xét về góc độ giới tính, 26 từ xưng hô gốc này có 17 từ xưng hô phân biệt giới tính và 9 từ không phân biệt giới tính. Những từ phân biệt giới tính không kết hợp được với các từ phân biệt giới tính. Những từ không phân biệt giới tính có thể kết hợp với 6 từ tố (ông, bà, trai, gái, dâu, rể) dùng để phân biệt giới tính. Trong đó, “ông”, “bà” chỉ kết hợp được với hai từ “cụ, kỵ” để phân biệt giới tính. “Trai, gái, dâu, rể” ngoài chức năng phân biệt giới tính, còn có chức năng phân biệt huyết thống và phi huyết thống; “trai, gái” biểu thị huyết thống, “dâu, rể” biểu thị hôn nhân.

Trong 17 từ xưng hô phân biệt giới tính, ngoài hai từ “anh, chị” ra, 13 từ còn lại không kết hợp được với các từ phân biệt giới tính, đó là “ông, bà, cha, mẹ, chú, cô, cậu, dì, thím, mợ, dượng, dâu, rể, vợ, chồng”. Trong số đó, một số từ kết hợp được, nhưng ngữ nghĩa thay đổi, như: chú rể, cô dâu, cô gái… Sở dĩ hai từ “anh, chị” có thể kết hợp được với các từ “trai, gái, dâu, rể”, tạo thành “anh trai, chị gái, anh rể, chị dâu”, không phải để phân biệt giới tính, mà để phân biệt thân sơ, huyết thống. Riêng hai từ “thím, mợ” khi dùng làm tha xưng cũng có thể kết hợp với “dâu”, thành “mợ dâu, thím dâu” để nhấn mạnh đây là xưng hô do hôn nhân đem lại.

9 từ xưng hô còn lại không phân biệt giới: “kỵ, cụ, bác, con, em, cháu, chắt, chút, chít”(3), trong đó “kỵ, cụ” chỉ kết hợp với hai từ “ông, bà”, 7 từ còn lại kết hợp với “trai, gái, dâu, rể” tạo nên các từ xưng hô đối xứng nhau về giới tính, vừa phân biệt huyết thống:

“Kỵ ông – kỵ bà; cụ ông – cụ bà (không có “cụ trai, cụ gái, kỵ dâu, kỵ rể…”).

“Bác trai – bác gái; bác dâu – bác rể; con trai – con gái; con dâu – con rể; em trai – em gái; em dâu – em rể; cháu trai – cháu gái; cháu dâu – cháu rể; chắt trai – chắt gái, chắt dâu – chắt rể; chút trai – chút gái; chút dâu – chút rể; chít trai – chít gái; chít dâu - chít rể”.

Về góc độ phân biệt nội ngoại, 26 từ xưng hô này, có 18 từ không kết hợp được với hai từ “nội, ngoại” vì bản thân những từ này hoặc có sự phân biệt nội ngoại như “chú, cô, cậu, thím, mợ, dì, dượng”, hoặc chỉ quan hệ hạt nhân như “cha, mẹ, con, anh, chị, em”, hoặc chỉ quan hệ hôn nhân như “dâu, rể, vợ, chồng”. Riêng từ “bác” tương đối đặc biệt, không có sự phân biệt nội ngoại, nhưng lại không kết hợp được với hai từ “nội, ngoại”. Từ “bác” là từ được mượn từ tiếng Hán chỉ người anh của bố, mang ý nghĩa nam giới, xưng hô bên nội, tông tộc, huyết thống, bề trên, bàng hệ. Khi được mượn sang tiếng Việt, do ảnh hưởng văn hóa Việt không có sự phân biệt rõ ràng về giới tính, nội ngoại, nên từ “bác” mất đi ý nghĩa nam giới, xưng hô bên nội, tông tộc, nhưng vẫn không kết hợp được với hai từ phân biệt nội ngoại này giống như từ “chú”.

8 từ không có sự phân biệt nội ngoại: cụ, kỵ, ông, bà, cháu, chắt, chút, chít, có thể kết hợp với các từ “nội, ngoại” tạo nên sự đối xứng trong xưng hô nội ngoại: “Kỵ nội – kỵ ngoại; cụ nội – cụ ngoại; ông nội – ông ngoại; bà nội – bà ngoại; cháu nội – cháu ngoại; chắt nội – chắt ngoại; chút nội – chút ngoại; chít nội – chít ngoại”.

Để phân biệt thân sơ, người Việt còn dùng hai từ “ruột, họ” để phân biệt, ngoài những từ xưng hô “thân” nhất như “cha, mẹ, con” và nhưng từ mang nghĩa gốc “sơ” chỉ quan hệ hôn nhân như “thím, mợ, dượng, dâu, rể”, không kết hợp được với hai từ này, những từ xưng hô khác đều có thể dùng hai từ này để phân biệt thân sơ, so sánh: “chú ruột - chú họ; bác ruột - bác họ, cháu ruột - cháu họ…”.

Tất cả những từ xưng hô gốc (từ căn) trong tiếng Việt đều có thể đứng độc lập cấu tạo nên từ xưng hô, xưng hô nam giới và nữ giới không phụ thuộc nhau, bình đẳng. Hơn nữa, ngoài những từ xưng hô độc lập, những từ xưng hô tha xưng, tỷ lệ xưng nam nữ, nội ngoại cũng luôn cân bằng, đối xưng nhau, thể hiện sự bình đẳng nam nữ, bình đẳng trong quan hệ nội ngoại.

1.2. Phương thức cấu tạo từ xưng hô trong tiếng Hán

Xưng hô gia đình trong tiếng Hán số lượng nhiều, biến thể nhiều. Theo Hồ Sĩ Vân khảo sát hơn 1900 từ xưng hô, khoảng 90% là xưng hô chính phụ(4). Khác với tiếng Việt, hơn 1900 từ xưng hô này đều có sự phân biệt rõ ràng về giới tính, nội ngoại và tông tộc.

Theo khảo sát của chúng tôi, xưng hô chính phụ được cấu tạo từ xưng hô gốc, mở rộng bên phải phân biệt giới tính, mở rộng sang bên trái để phân biệt nội ngoại, thân sơ, tông tộc.

Khác với tiếng Việt, bản thân những từ xưng hô gốc trong tiếng Hán đều có phân biệt nam nữ, nội ngoại, tông tộc. Trong 22 từ xưng hô gốc gồm có (tổ), (tôn), (phụ), (tử), (mẫu), (nữ), (huynh), (đệ), (thư), (muội), (bá), (thúc), (cô), (cữu: cậu), (di: dì), (điệt: cháu), (sanh: cháu ngoại), (phu), (thê), (tẩu: chị dâu), (nhạc), 婿 (tế: rể)(5), trong đó giới tính có 13 từ chỉ nam giới (tổ, tôn, phụ, huynh, đệ, bá, thúc, cữu, điệt, sanh, phu), 8 từ chỉ nữ giới (mẫu, nữ, thư, muội, cô, di, thê, tẩu), 1 từ không phân biệt giới tính (nhạc); nội ngoại có 3 từ bên ngoại (mẫu, cữu, di), 4 từ chỉ hôn nhân (phu, thê, nhạc, tế) không có sự phân biệt nội ngoại, còn lại xưng hô bên nội; tông tộc có 9 từ nội tộc, 13 từ ngoại tộc, có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa nam và nữ, giữa nội và ngoại. Nhưng chúng không đứng độc lập mà kết hợp với những từ chỉ giới tính, nội ngoại, bàng hệ, câu tạo nên từ xưng hô.

Về góc độ giới tính, đa số các từ xưng hô huyết thống được cấu tạo bằng cách lấy từ xưng hô gốc nam giới rồi mở rộng sang bên phải tạo nên từ xưng hô nam giới và nữ giới. Đây là sự biểu hiện trọng nam khinh nữ, lấy nam giới làm trung tâm. Sự phát triển các từ xưng hô theo quá trình sau:

Xưng hô gốc nam giới → xưng hô nam giới → xưng hô nữ giới

Ví dụ: Tổ → tổ phụ → tổ mẫu

Kết cấu của nó thường là:

Từ gốc mang ý nghĩa nam giới + từ chỉ giới tính nam hoặc nữ

Thông thường tham gia công thức trên gồm có các xưng hô bề trên và xưng hô bề dưới, xưng hô bên nội, so sánh:

祖父 (tổ phụ: ông nội) - 祖母 (tổ mẫu: bà nội); 曾祖父 (tằng tổ phụ: cụ ông nội) - 曾祖母 (tằng tổ mẫu: cụ bà nội); 高祖父 (cao tổ phụ: kỵ ông nội) - 高祖母 (cao tổ mẫu: kỵ bà nội); 伯父 (bá phụ: anh của cha) - 伯母 (bá mẫu: vợ anh trai của cha); 叔父 (thúc phụ: em trai của cha) - 叔母 (thúc mủ: vợ em trai của cha); 舅父 (cữu phụ: anh, em trai của mẹ) - 舅母 (cữu mẫu: vợ anh em trai của mẹ); 孙子(tôn tử: cháu trai nội) - 孙女 (tôn nữ: cháu gái nội); 侄子 (điệt tử: cháu trai con của anh, em trai) - 侄女 (điệt nữ: cháu gái con của anh, em trai)…

Tất cả các xưng hô chính phụ trong tiếng Hán có thể nhận biết bằng một số dấu hiệu sau:

Thứ nhất, hầu hết các xưng hô nữ, được cấu tạo từ bộ thủ (nữ), hoặc từ tố nữ như: 嫂子 (tẩu tử: chị dâu), 姐姐 (thư thư: chị gái), 妹妹 (muội muội: em gái), 孙女 (tôn nữ: cháu gái), 侄女 (điệt nữ: cháu gái), v.v…, nhưng xưng hô nam giới lại không được cấu tạo bởi bộ “nam” hoặc từ tố “nam”, ví dụ: (huynh: anh trai), 哥哥 (ca ca: anh trai), 弟弟 (đệ đệ: em trai), 孙子 (tôn tử: cháu trai), 侄子 (điệt tử: cháu gái)(6).

Thứ hai, về ngữ nghĩa, chúng ta có thể căn cứ vào từ tố cuối cùng để xác định nam hay nữ. Xưng hô bề trên với nam giới, hậu tiết tố là “phụ”, xưng hô bề trên nữ giới hậu tiết tố là “mẫu”, xưng hô ngang bậc thường căn cứ vào từ xưng hô gốc (khẩu ngữ thường ở dạng lặp) như huynh, ca, đệ, thư, muội. Xưng hô bề dưới, xưng hô nam giới bên nội thường được kết cấu bằng từ tố “tử” như “tôn tử, điệt tử”, xưng hô nữ giới bề dưới bên nội thường kết hợp với từ tố “nữ”, như “tôn nữ, điệt nữ”. Chỉ có một bộ phận nhỏ xưng hô gốc nữ giới được cấu tạo từ chính xưng hô gốc, đó là “mẫu”, “tẩu”, “thư”, “muội”, “nữ”, “cô”, “di”, thành các xưng hô chỉ nữ giới là “mẫu thân”, “tẩu tử” (chị dâu), “muội muội”, “nữ tử” , “cô mẫu’, “di mẫu” và 5 từ gốc “thư”, “muội”, “nữ”, “cô”, “di” làm từ căn cấu tạo nên 5 từ xưng hô nam giới do quan hệ hôn nhân mang lại và không cấu tạo nên được những từ xưng nam giới huyết thống. Đây là dấu tích coi trọng huyết thống hơn phi huyết thống. So sánh sự phát triển xưng hô:

Di→ di mẫu→ di phụ; cô → cô mẫu cô phụ; thư thư thư thư phụ; muội muội muội thư muội; nữ nữ tử nữ tế (chồng con gái).

Như vậy, đại đa số các từ xưng hô trong tiếng Hán được cấu tạo, phát triển xuất phát từ xưng hô gốc nam giới, phản ánh tư tưởng lấy nam giới làm trung tâm, nữ giới phụ thuộc vào nam giới, thể hiện sự bất bình đẳng trong gia đình, đồng thời cũng cho thấy tư tưởng trọng huyết thống hơn phi huyết thống của người Trung Quốc.

Về sự phân biệt nội ngoại, cấu tạo từ xưng hô tiếng Hán theo phương thức nhị phân, phân thành nội tộc và ngoại tộc, nội tộc thân hơn ngoại tộc. Những người thân trong gia đình có cùng họ gọi là nội tộc, còn họ hàng bên ngoại và họ hàng bên nội không cùng họ đều gọi là ngoại tộc. Về cách cấu tạo từ, xưng hô nội tộc được cấu tạo từ xưng hô gốc nội tộc. Đại đa số các từ xưng hô ngoại tộc được được cấu tạo từ xưng hô nội tộc kết hợp với các từ tố ngoại tộc như “ngoại” (bên ngoài), “biểu” (bề ngoài). Ngược lại, những từ xưng hô ngoại tộc không có chức năng cấu tạo nên từ xưng hô nội tộc.

Ngay cùng xưng hô bên nội, xưng hô nam giới và nữ giới cũng khác nhau. Nữ giới khi lấy chồng thuộc về dòng họ khác, nên con cháu của họ không thuộc nội tộc. Con của chị em gái và con của con gái mình cũng chịu số phận như bên ngoại, so sánh:

Con của anh em trai gọi là “điệt nam” (cháu nội trai), “điệt nữ” (cháu nội gái), nhưng con của chị em gái lại gọi là “ngoại sinh” (cháu ngoại trai), “ngoại sinh nữ” (cháu ngoại gái). Con của con trai mình gọi là “tôn tử” (cháu trai), “tôn nữ” cháu gái, con của con gái mình gọi là “ngoại tôn” (cháu ngoại trai), “ngoại tôn nữ” (cháu ngoại gái).

Ngoài ra, trong cấu tạo xưng hô bàng hệ (sơ), tiếng Việt chỉ dùng từ “họ”, không phân biệt nội ngoại, nhưng trong tiếng Hán, dùng khá nhiều từ xưng hô (đường, tòng, tái tòng, tộc, biểu) đều phân biệt nội ngoại rõ ràng, trong đó chỉ có “biểu” thuộc bên ngoại, còn lại thuộc bên nội. Công thức xưng hô bàng hệ như sau:

Xưng hô bàng hệ bên nội = Từ biểu bàng hệ bên nội + xưng hô bên nội

Xưng hô bàng hệ bên ngoại = Từ biểu bàng hệ bên ngoại + xưng hô bên nội

Cấu tạo xưng hô bàng hệ bậc 1, bên nội có “đường, tòng” (nghĩa là trong nhà, nội), xưng hô bên ngoại dùng “biểu”. Xưng hô bên nội còn có các từ để phân biệt bậc 2, bậc 3, bậc 4 như “tái tòng”, “tộc”, nhưng xưng hô bên ngoại lại không có sự phân chia chi tiết như vậy, chỉ vì bên ngoại “sơ” quá, nên không cần có xưng hô, gây ra sự khuyết thiếu xưng hô bên ngoại. Điều này tạo nên số lượng từ xưng hô bên nội khổng lồ, còn số lượng từ xưng hô bên ngoại lại quá ít, dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng trong xưng hô hai bên nội ngoại. Hơn nữa tất cả những từ xưng hô bàng hệ đều được cấu tạo từ xưng hô bên nội, là sự biểu hiện của thái độ trọng nội khinh ngoại.

Như vậy, cách cấu tạo từ xưng hô bên nội và xưng hô bên ngoại tạo nên sự mất cân đối về số lượng từ xưng hô, xưng hô bên nội được lấy làm trung tâm, xưng hô bên ngoại phụ thuộc vào xưng hô bên nội, nói đúng hơn được phái sinh từ xưng hô bên nội. Thực chất đây là sự biểu hiện tư tưởng trọng nội khinh ngoại, thân nội hơn thân ngoại, suy cho cùng chính là biểu hiện của tư tưởng trọng nam khinh nữ.

2. Sự khác nhau trong phương thức cấu tạo từ xưng hô tiếng Việt, tiếng Hán và sự khác nhau về văn hóa hai nước

Ngôn ngữ là tấm gương phản ánh xã hội. Xưng hô gia đình phản ánh chế độ hôn nhân, xưng hô gia đình người Việt phản ánh tâm lý trọng tình, sự bình đẳng của các thành viên trong gia đình.

Cách cấu tạo từ xưng hô gia đình trong tiếng Việt và tiếng Hán có sự khác nhau về cơ bản. Xưng hô tiếng Việt hiện đại có một lượng lớn từ xưng hô thuần Việt không phân biệt giới tính, nội ngoại, thân sơ, biến hai chủ thể nam nữ khác nhau về mặt sinh học, tâm lý, vai trò xã hội làm một. Hơn nữa, những từ xưng hô chính phụ, mối quan hệ chính phụ tương đối lỏng lẻo, nó chỉ được sử dụng trong trường hợp tha xưng và cần giải thích kỹ mối quan hệ. Khi cấu tạo nên từ có sự đối xứng giữa xưng hô nam và xưng hô nữ, xưng hô bên nội và xưng hô bên ngoại, xưng hô “thân”, xưng hô “sơ”. Xưng hô nam nữ độc lập, đối xứng, không phụ thuộc nhau; xưng hô nội ngoại cũng độc lập, đối xứng, không phụ thuộc nhau. Qua cách cấu tạo, ta cũng thấy nhận thức, tư duy của người Việt tương đối rõ ràng, bản thân những từ gốc mang ý nghĩa giới tính, nội ngoại, thân sơ không thể kết hợp được những từ để chỉ rõ quan hệ đó. Thực chất, đây là sản phẩm của văn hóa trọng tình và tư tưởng bình đẳng giới, là nét tiên tiến đáng tự hào của người Việt.

Trong tiếng Hán, bản thân từ xưng hô gốc đã có sự phân biệt nam nữ, nội ngoại, tông tộc. Cách cấu tạo từ xưng hô gia đình lấy từ xưng hô gốc nam giới, xưng hô bên nội làm trung tâm, rồi phát triển thành xưng hô nữ giới và xưng hô bên ngoại. Cách cấu tạo cũng không mạch lạc, những từ xưng hô gốc vốn mang trong mình hàm nghĩa nam, nữ, nội, ngoại, tông tộc, nhưng vẫn kết hợp với những từ tố phân biệt giới tính, nội ngoại, tông tộc. Cách cấu tạo từ xưng hô trong tiếng Hán gây ra sự mất cân đối về số lượng xưng hô nam và nữ, nội và ngoại. Số lượng xưng hô nam giới nhiều, xưng hô nữ giới ít, xưng hô bên nội nhiền, xưng hô bên ngoại ít. Về hình thức, xưng hô nữ giới thường có dấu hiệu nhận biết là nữ hoặc bộ nữ, xưng hô nữ giới thường nhiều âm tiết hơn nam giới, xưng hô bên ngoại thường có từ tố “ngoại” (trong khi đó bên nội lại không cần), âm tiết thường nhiều hơn bên nội. Về ngữ nghĩa, xưng hô bên nội nam giới là nội tộc, xưng hô bên ngoại và xưng hô nữ giới bên nội là ngoại tộc. Đây thực chất là sự phản ánh tư tưởng, trọng nam khinh nữ, trọng nội khinh ngoại, phản ánh quan niệm luân lý về xã hội truyền thống của Trung Quốc. Kết cấu xã hội và kết cấu gia đình đều lấy nam quyền làm trung tâm, làm chủ thể. Gia tộc chỉ bao gồm họ hàng bên cha, họ hàng bên mẹ coi là “ngoại” (bên ngoài), phản ánh sâu sắc quan niệm tông pháp. Họ hàng bên cha, những người có cùng họ là người hương khói, kế thừa tài sản, là nội tộc, họ hàng bên ngoại và con cháu của chị em gái đều là ngoại tộc. Chính vì điều này nên người Trung Quốc rất coi trọng họ, người ta gọi nhau bằng họ ghép với tên hoặc chức vụ nghề nghiệp mà ít khi gọi bằng tên. Chế độ tông pháp dựa trên cơ sở quan hệ huyết thống phụ hệ, cùng một tổ tiên, duy trì sự thân mật, trong nội tộc phân trên dưới, tôn ty, quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ, mức độ thân sơ và địa vị của các thành viên, họ hàng ngoại tộc không được coi trọng. Điều đó được phản ánh vào hệ thống xưng hô gia đình, có sự phân chia rõ ràng nội ngoại, hệ thống xưng hô nghiêng lệch về xưng hô phụ hệ nội tộc.

Cũng giống nhiều ngôn ngữ trên thế giới, trong cách cấu tạo từ của tiếng Hán có sự phân biệt nam nữ rõ rệt. Trong tiếng Anh, nhiều từ xưng hô nữ được phát triển từ xưng hô nam giới, phản ánh thân phận phụ thuộc của họ, ví dụ: actor (nam diễn viên), actress (nữ diễn viên), host (nam chủ nhân), hostess (nữ chủ nhân), hero (nam anh hùng), heroine (nữ anh hùng)… Trong tiếng Pháp cũng vậy, ví dụ: chanteur (nam ca sĩ), chanteuse (nữ ca sĩ), étidiant (nam sinh viên), étidiante (nữ sinh viên)… Trong tiếng Nga cũng tương tự, nhiều từ giống cái được cấu tạo từ giống đực, ví dụ друг (bạn trai),другa(bạn gái), он (anh ấy, ông ấy…), она (cô ấy, bà ấy, chị ấy…)… Đây chính là biểu hiện của sự kỳ thị giới tính, mà thực chất là kỳ thị nữ giới. Chính vì vậy, từ những năm 60 thế kỷ 20, phong trào nữ giới đòi quyền bình đẳng phát triển mạnh mẽ, đề ra nhiều phương hướng cải cách ngôn ngữ, như ở Pháp xuất hiện nhiều từ có cách cấu tạo có lợi cho nữ giới như: conductrice (nữ lái xe), ministress (nữ bộ trưởng), madame la directrice (nữ giám đốc)… Qua đây có thể thấy, cách cấu tạo xưng hô và văn hóa Việt Nam là một nét riêng tiên tiến ít thấy trên thế giới, đáng được trân trọng và tự hào!

lª quang s¸ng

NCS §¹i häc Trung S¬n, Trung Quèc

[ Quay lại ]
Các tin khác
Khoa học xã hội Trung Quốc trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế một số kinh nghiệm cho khoa học xã hội Việt Nam (04/01/2012)
Tình hình kinh tế Trung Quốc năm 2010 (04/03/2011)
Sự nhất quán phát triển kinh tế thị trường XHCN trong xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc và đổi mới của Việt Nam (08/09/2010)
Bảo trợ xã hội trong phong trào xây dựng nông thôn mới (Điều tra tại nông thôn tỉnh Giang Tây, Trung Quốc) (17/07/2010)
Liên kết phát triển vùng miền ở trung quốc Nhìn từ hợp tác Vùng Chu Giang mở rộng (08/07/2010)
Trung Quốc trong khu vực: Vị thế và thách thức (16/06/2010)
TIN MỚI NHẤT
Việt Nam, Trung Quốc sẵn sàng mở rộng hợp tác, đưa quan hệ song phương bước vào giai đoạn phát triển mới
Thủ tướng: Đưa Vân Nam và Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Trung Quốc với ASEAN
Thủ tướng dự lễ hội văn hoá-du lịch Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc
Đưa quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc ngày càng hiệu quả, thực chất
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Phát biểu nhậm chức của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phát huy cao nhất tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc"
ẤN PHẨM - XUẤT BẢN
70 năm tiến trình xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc
Trung Quốc và Mỹ với an ninh Đông Á từ sau Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Tác động và dự báo
40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc nhìn lại và triển vọng
Trung Quốc trong hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng tác động và ảnh hưởng
Phát triển kinh tế xanh trong chuyển đổi phương thức phát triển ở Trung Quốc
Nghiên cứu, đánh giá đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam
Chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc tác động và ảnh hưởng
Viện Nghiên cứu Trung Quốc 20 năm xây dựng và phát triển
Quan hệ Việt Trung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc
Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
TRANG CHỦ
TỪ ĐIỂN
TRA CỨU THƯ VIỆN
SƠ ĐỒ TRANG WEB
LIÊN HỆ
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC - INSTITUTE OF CHINESE STUDIESĐịa chỉ: Số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: 024.32171020; Email: vnics@vnics.org.vn

Từ khóa » đại Cữu Tử Là Gì