Phương Trình đường Vuông Góc Chung
Có thể bạn quan tâm
Chúng tôi trên mạng xã hội
Đăng nhập Đăng ký- Trang nhất
- Chương trình
- Hình học giải tích không gian
Phương trình đường vuông góc chung
Thứ bảy - 06/02/2016 03:24 Đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau. Phương trình đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau. Cách viết phương trình đường vuông góc chung. Đường vuông góc chung. Trong không gian cho hai đường thẳng chéo nhau $d_1$ và $d_2$. Khi đó tồn tại đường thẳng $\Delta$ vuông góc và cắt cả hai đường thẳng $d_1$ và $d_2$. Cách dựng đoạn vuông góc chung. Bước 1. Dựng mặt phẳng $\left( P \right)$ chứa $d_1$ và song song với $d_2$. Bước 2. Dựng mặt phẳng $\left( Q \right)$ chứa $d_1$ và vuông góc với $\left( P \right)$. Bước 3. Tìm giao điểm $B = {d_2} \cap \left( Q \right).$ Đường vuông góc chung $\Delta$ đi qua $B$ và vuông góc với $\left( P \right)$. Viết phương trình đường vuông góc chung trong không gian - Cách 1. Cũng chính là cách dựng. Trong không gian $Oxyz$ giả sử đường thẳng $d_1$, $d_2$ lần lượt có vector chỉ phương là ${{\vec u}_1},{{\vec u}_2}$. Bước 1. Viết phương trình mặt phẳng $\left( P \right)$ chứa $d_1$ và song song với $d_2$. Cặp vector chỉ phương của $\left( P \right)$ là ${{\vec u}_1},{{\vec u}_2}$. Suy ra $${\vec n_P} = \left[ {{{\vec u}_{{d_1}}},{{\vec u}_{{d_2}}}} \right].$$ Bước 2. Viết phương trình mặt phẳng $\left( Q \right)$ chứa $d_1$ và vuông góc với $\left( P \right)$. Cặp vector chỉ phương của $\left( Q \right)$ là ${{{\vec u}_{{d_1}}},{{\vec n}_P}}$. Suy ra $${\vec n_Q} = \left[ {{{\vec u}_{{d_1}}},{{\vec n}_P}} \right].$$ Bước 3. Tìm giao điểm $B = {d_2} \cap \left( Q \right).$ Viết phương trình đường vuông góc chung $\Delta$ đi qua $B$ và vuông góc với $\left( P \right)$. Ví dụ 1. Viết phương trình đường vuông góc chung của $\left( {{d_1}} \right):\left\{ \begin{array}{l} x = t\\ y = 5 - 2t\\ z = 14 - 3t \end{array} \right.$ và $\left( {{d_2}} \right):\left\{ \begin{array}{l} x = 9 - 4\lambda \\ y = 3 + \lambda \\ z = - 1 + 5\lambda \end{array} \right..$ Giải. Gọi mặt phẳng $\left( P \right)$ chứa $d_1$ và song song với $d_2$. Khi đó cặp vector chỉ phương của $\left( P \right)$ là ${{\vec u}_{{d_1}}} = \left( {1; - 2; - 3} \right),\;\;{{\vec u}_{{d_2}}} = \left( { - 4;1;5} \right)$. Suy ra ${\vec n_P} = \left[ {{{\vec u}_{{d_1}}},{{\vec u}_{{d_2}}}} \right] = \left( { - 7;7; - 7} \right) = - 7\left( {1; - 1;1} \right).$ Chọn $M\left( {0;5;14} \right) \in {d_1} \subset \left( P \right).$ Phương trình mặt phẳng $\left( P \right)$ là $$\left( P \right):1 \cdot \left( {x - 0} \right) - 1 \cdot \left( {y - 5} \right) + 1 \cdot \left( {z - 14} \right) = 0 \Leftrightarrow x - y + z - 9 = 0.$$ Gọi $\left( Q \right)$ chứa $d_1$ và vuông góc với $\left( P \right)$. Cặp vector chỉ phương của $\left( Q \right)$ là ${{\vec u}_1} = \left( {1; - 2; - 3} \right),\;{{\vec n}_P} = \left( {1; - 1;1} \right)$. Suy ra ${\vec n_Q} = \left[ {{{\vec u}_{{d_1}}},{{\vec n}_P}} \right] = \left( { - 5; - 4;1} \right).$ Mặt khác $M\left( {0;5;14} \right) \in {d_1} \subset \left( Q \right).$ Phương trình của mặt phẳng $\left( Q \right)$ là $$\left( Q \right): - 5 \cdot \left( {x - 0} \right) - 4 \cdot \left( {y - 5} \right) + 1 \cdot \left( {z - 14} \right) = 0 \Leftrightarrow - 5x - 4y + z + 6 = 0.$$ Gọi $B = {d_2} \cap \left( Q \right)$. Từ phương trình của $d_2$ và $\left( Q \right)$ ta được $ - 5\left( {9 - 4\lambda } \right) - 4\left( {3 + \lambda } \right) - 1 + 5\lambda - 9 = 0 \Leftrightarrow \lambda = \frac{{52}}{{21}}$. Thay $\lambda = \frac{{52}}{{21}}$ vào phương trình $d_2$ ta được $x = - \frac{{19}}{21};y = \frac{{115}}{{21}};z = \frac{{239}}{{21}} \Rightarrow B\left( { - \frac{{19}}{21};\frac{{115}}{{21}};\frac{{239}}{{21}}} \right).$ Đường thẳng $\Delta$ và vuông góc với $\left( P \right)$ nên ${{\vec u}_\Delta } = {{\vec n}_P} = \left( {1; - 1;1} \right)$ , và đi qua $B$ nên có phương trình là $$\left\{ \begin{array}{l} x = - \frac{{19}}{21} + t\\ y = \frac{{115}}{{21}} - t\\ z = \frac{{239}}{{21}} + t \end{array} \right.$$ Viết phương trình đường vuông góc chung trong không gian - Cách 2. Dùng quang hệ vuông góc. Bước 1. Viết phương trình đường thẳng $d_1$ và $d_2$ dưới dạng tham số. $$\left( {{d_1}} \right):\left\{ \begin{array}{l} x = {x_1} + {a_1}t\\ y = {y_1} + {b_1}t\\ z = {z_1} + {c_1}t \end{array} \right.{\rm{ }}\left( {{d_2}} \right):\left\{ \begin{array}{l} x = {x_2} + {a_2}\lambda \\ y = {y_2} + {b_2}\lambda \\ z = {z_2} + {c_2}\lambda \end{array} \right.{\rm{ }}$$ Bước 2. Giả sử $A = {d_1} \cap \Delta ,{\rm{ }}B = {d_2} \cap \Delta .$ $$\begin{array}{l} A \in {d_1} \Rightarrow A\left( {{x_1} + {a_1}t,{y_1} + {b_1}t,{z_1} + {c_1}t{\rm{ }}} \right),\\ B \in {d_2} \Rightarrow B\left( {{x_2} + {a_2}\lambda ,{y_2} + {b_2}\lambda ,{z_2} + {c_2}\lambda } \right). \end{array}$$ Bước 3. Dùng quan hệ vuông góc để tìm $A$ và $B$ $$\left\{ \begin{array}{l} AB \bot {d_1}\\ AB \bot {d_2} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \overrightarrow {AB} \bot {{\vec u}_{{d_1}}}\\ \overrightarrow {AB} \bot {{\vec u}_{{d_2}}} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \overrightarrow {AB} \cdot {{\vec u}_{{d_1}}} = 0\\ \overrightarrow {AB} \cdot {{\vec u}_{{d_2}}} = 0 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} t,A\\ \lambda ,B \end{array} \right..$$ Ví dụ 2. Viết phương trình đường vuông góc chung của $\left( {{d_1}} \right):\left\{ \begin{array}{l} x = t\\ y = 5 - 2t\\ z = 14 - 3t \end{array} \right.$ và $\left( {{d_2}} \right):\left\{ \begin{array}{l} x = 9 - 4\lambda \\ y = 3 + \lambda \\ z = - 1 + 5\lambda \end{array} \right..$ Giải. Gọi $\Delta$ là đường vuông góc chung của $d_1$ và $d_2$. Giả sử $A = {d_1} \cap \Delta ,{\rm{ }}B = {d_2} \cap \Delta .$ Ta có $A \in {d_1} \Rightarrow A\left( {t;5 - 2t;14 - 3t{\rm{ }}} \right),B \in {d_2} \Rightarrow B\left( {9 - 4\lambda ;3 + \lambda ; - 1 + 5\lambda } \right).$ Suy ra $\overrightarrow {AB} = \left( {9 - 4\lambda - t; - 2 + \lambda + 2t; - 15 + 5\lambda + 3t} \right)$. Vì $\overrightarrow {AB} \bot {d_1},\overrightarrow {AB} \bot {d_1}$ nên ta có $$\left\{ \begin{gathered} \overrightarrow {AB} \cdot {{\vec u}_{{d_1}}} = 0 \hfill \\ \overrightarrow {AB} \cdot {{\vec u}_{{d_2}}} = 0 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} 1\left( {9 - 4\lambda - t} \right) - 2\left( { - 2 + \lambda + 2t} \right) - 3\left( { - 15 + 5\lambda + 3t} \right) = 0 \hfill \\ - 4\left( {9 - 4\lambda - t} \right) + \left( { - 2 + \lambda + 2t} \right) + 5\left( { - 15 + 5\lambda + 3t} \right) = 0 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} \lambda = \frac{{52}}{{21}} \hfill \\ t = \frac{{3}}{7} \hfill \\ \end{gathered} \right..$$ Lần lượt thay $t = \frac{{3}}{7},\lambda = \frac{{52}}{{21}}$ vào phương trình của $d_1$ và $d_2$ ta được $A\left( { \frac{{3}}{7};\frac{{29}}{7};\frac{{89}}{7}} \right)$ và $B\left( { - \frac{{19}}{{21}};\frac{{115}}{{21}};\frac{{239}}{{21}}} \right).$ Đường thẳng $\Delta$ qua $A$ và $B$ nên ${{\vec u}_\Delta } = \overrightarrow {AB} = \left( {-\frac{{4}}{{3}}; \frac{{4}}{{3}}; - \frac{4}{{3}}} \right)$ $= - \frac{4}{3}\left( {1; - 1;1} \right).$ Vì $\Delta$ qua $B$ nên có phương trình $$\left\{ \begin{array}{l} x = - \frac{{19}}{21} + t\\ y = \frac{{115}}{{21}} - t\\ z = \frac{{239}}{{21}} + t \end{array} \right.$$ Bài tập (nhiều bài tập hơn khi đăng ký học tại Trung tâm Cùng học toán)Tác giả bài viết: Cùng Học Toán
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết TweetGóp ý hoặc một bài toán của Quý học viên hoặc Quý Phụ Huynh
Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Mã an toànNhững tin mới hơn
- Công thức toạ độ của tích vô hướng hai vector (27/08/2016)
- Toạ độ trọng tâm của tam giác trong không gian (27/08/2016)
- Toạ độ trung điểm của đoạn thẳng trong không gian (27/08/2016)
- Toạ độ của một vector theo toạ độ điểm đầu và điểm cuối (27/08/2016)
- Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau (06/02/2016)
Bài viết cùng chuyên mục
- Hình chiếu vuông góc của đường thẳng lên mặt phẳng (06/02/2016)
- Hình chiếu vuông góc của một điểm lên đường thẳng (06/02/2016)
- Đối xứng của một điểm qua mặt phẳng (05/02/2016)
- Hình chiếu vuông góc của điểm lên mặt phẳng (05/02/2016)
- Góc giữa hai đường thẳng trong không gian (05/02/2016)
- Hai đường thẳng chéo nhau (05/02/2016)
- Hai đường thẳng song song (05/02/2016)
- Hai đường thẳng cắt nhau (05/02/2016)
- Phương trình đường thẳng trong không gian (05/02/2016)
- Vector chỉ phương của đường thẳng (05/02/2016)
-
06 02.2016
Hình chiếu vuông góc của đường thẳng lên mặt phẳngHình chiếu vuông góc của đường thẳng lên mặt phẳng trong...
-
25 08.2016
Phương trình tiếp tuyến song song với một đường thẳngViết phương trình tiếp tuyến song song với một đường thẳng...
-
06 02.2016
Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhauCông thức tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau....
-
05 02.2016
Hình chiếu vuông góc của điểm lên mặt phẳngHình chiếu vuông góc của điểm lên mặt phẳng. Tìm toạ độ hình...
-
05 02.2016
Đối xứng của một điểm qua mặt phẳngĐối xứng một điểm qua một mặt. Tìm toạ điểm đối xứng của một...
-
28 02.2016
Đề thi và đáp án tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2007Đề thi và đáp án tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2007
-
28 02.2016
Đề thi và đáp án tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2006Đề thi và đáp án tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2006
-
10 03.2016
Sách giáo khoa toán lớp 12Sách giáo khoa môn toán lớp 12. Sách bài tập môn toán lớp...
-
09 03.2016
Sách giáo khoa toán lớp 11Sách giáo khoa toán lớp 11. Sách bài tập toán lớp 11.
-
09 03.2016
Sách giáo khoa toán lớp 6Sách giáo khoa toán lớp 6. Sách bài tập toán lớp 6.
Chúng tôi trên mạng xã hội
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giâyThành viên đăng nhập
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Đăng nhậpĐăng ký thành viên
Để đăng ký thành viên, bạn cần khai báo tất cả các ô trống dưới đây- Bạn thích môn thể thao nào nhất
- Món ăn mà bạn yêu thích
- Thần tượng điện ảnh của bạn
- Bạn thích nhạc sỹ nào nhất
- Quê ngoại của bạn ở đâu
- Tên cuốn sách "gối đầu giường"
- Ngày lễ mà bạn luôn mong đợi
Từ khóa » Cách Viết Phương Trình đường Thẳng Vuông Góc Chung
-
Viết Phương Trình đường Vuông Góc Chung Của Hai đường Thẳng ...
-
Viết Phương Trình đường Thẳng D Là đường Vuông Góc Chung Của ...
-
Cách Viết Phương Trình đường Thẳng Vuông Góc ... - Tự Học 365
-
Viết Phương Trình đường Vuông Góc Chung Của 2 ... - Hayhochoi
-
Cách Viết Phương Trình đường Thẳng Vuông Góc Chung Của 2 đường ...
-
Viết Phương Trình đường Vuông Góc Chung Của Các Cặp đường Thẳng
-
Viết Phương Trình đường Vuông Góc Chung Của 2 đường Thẳng Chéo ...
-
Bài Toán 1: VIẾT PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG VUÔNG GÓC CHUNG ...
-
Viết Phương Trình Đường Vuông Góc Chung, Của Hai Đường ...
-
VIẾT PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG VUÔNG GÓC CHUNG CỦA HAI ...
-
Viết Phương Trình đường Vuông Góc Chung Của 2 đường Thẳng Chéo ...
-
Một Số Cách Giải Bài Toán Lập Phương Trình đường Vuông Góc Chung ...
-
đường Vuông Góc Chung - Tài Liệu Text - 123doc
-
Viết Phương Trình Đường Vuông Góc Chung, Của Hai ... - Tutukit