PusKin Cuộc đời Và Sự Nghiệp - Bầu Trời Thi Ca

HỘI YÊU VĂN CHƯƠNG
  • Trang chủ
    • Xã luận
    • Bình luận >
      • Bình luận 1
      • Bình luận 2
      • Bình luận 3
      • Bình luận 4
  • Góc văn chương
    • PusKin cuộc đời và sự nghiệp
    • Thơ tình Puskin >
      • Певец - Ca sĩ
      • К Чаадаеву - Gửi Chaadaev
      • Зимняя дорога - Con đường mùa đông
      • Я вас любил - Tôi yêu em
      • Một số bài chưa tìm thấy nguyên tác
  • Góc tâm tình
    • Sáng tác của độc giả >
      • Tháng mười hai
      • Mưa sớm
      • Bài thơ hay cho tháng 7
      • Nơi ấy một mùa đông
      • Tim đau
      • Yêu làm chi
  • Góc chia sẻ
    • Cái hay cái đẹp trong bài thơ Tôi yêu em của Puskin
    • Tình yêu cao thượng trong trang thơ Puskin
    • Lời tâm tình nhắn nhủ của tình yêu bất diệt
    • Lời bộc bạch – trần tình, Sự tự nguyện rút lui cao thượng và sự “bất tuân” của trái tim
  • Góc thư giãn
Picture Sáng tác thơ ca của Aleksandr Sergeyevich Pushkin theo chặng đường đời 1. Thời thơ ấu Thời thơ ấu, trong những tháng hè, Puskin thường tới sống với bà ngoại tại ngôi làng nhỏ Zakharov, gần thành phố Zvenigorod, ngoại ô Moskva. Những tháng ngày êm đềm ở đây về sau này được phản ảnh trong những bài thơ đầu tiên của Puskin ("Thầy tu"- 1813; "Bova"- 1814; "Lời nhắn cho Yudin"-1815,"Giấc mơ"-1816). 2. Thời niên thiếu Sáu tuổi, Pushkin được tuyển vào trường Lyceum Hoàng gia, tại Tsarskoe Selo (Hoàng Thôn, nay là thị trấn Pushkin) gần kinh đô Sankt-Peterburg. Thời gian theo học tại đây ông đã chứng kiến cuộc chiến tranh giữa quân đội Nga hoàng với quân Pháp của Napoléon I (1812). Ông có bài thơ nổi tiếng về chủ đề này - "Hồi ức ở Hoàng Thôn" (Воспоминание о Царском Селе, 1815). Bài thơ này đã được nhà phê bình văn học Nga nổi tiếng thời bấy giờ là Gavril Romanovich Derzhavin (Гаври́л Рома́нович Держа́вин) coi là một tác phẩm kiệt xuất và đã tôn vinh Pushkin, khi đó mới 16 tuổi, như một nhà thơ lớn của nước Nga. Pushkin đọc thơ trước Derzhavin năm 16 tuổi Sau khi tốt nghiệp Lyceum, Pushkin tích cực tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật của giới quý tộc trí thức trẻ tại Sankt-Peterburg, lúc bấy giờ đang nỗ lực đấu tranh cho một cuộc cách mạng xoá bỏ chế độ nông nô tại Nga. Thời gian này ông cho ra đời những bài thơ mang tính chính trị như "Gửi Chaadaev" (К Чаадаеву, 1818), "Gửi N. Ya. Plyuskova" (Н. Я. Плюсковой, 1818), "Làng quê" (Деревня, 1819)... Năm 1820 Pushkin cho in bản trường ca đầu tiên của mình - "Ruslan và Lyudmila" (Руслан и Людмила) và ngay lập tức tạo được tiếng vang lớn về phong cách cũng như chủ đề, mặc dù cũng phải chịu sự công kích dữ dội từ phía chính quyền. Певец Ca sĩ (Người dịch: Phạm Thị Phương) Слыхали ль вы за рощей глас ночной Певца любви, певца своей печали? Когда поля в час утренний молчали, Свирели звук унылый и простой Слыхали ль вы? Встречали ль вы в пустынной тьме лесной Певца любви, певца своей печали? Следы ли слез, улыбку ль замечали, Иль тихий взор, исполненный тоской, Встречали вы? Вздохнули ль вы, внимая тихий глас Певца любви, певца своей печали? Когда в лесах вы юношу видали, Встречая взор его потухших глаз, Вздохнули ль вы? Rừng nghe chăng sau rừng khuya giọng hát Ca sĩ tình yêu, ca sĩ muộn phiền? Lúc ban sớm giữa đồng im ắng, Réo rắt buồn tiếng sáo dương gian Từng nghe chăng hỡi bạn? Từng gặp chăng giữa rừng sâu cô tịch Ca sĩ tình yêu, ca sĩ muộn phiền? Nhận ra chăng nụ cười, ngấn lệ, Hay ánh sầu đáy mắt đăm đăm, Từng gặp chăng hỡi bạn? Thở dài chăng, tuân lời thầm gọi Ca sĩ tình yêu, ca sĩ muộn phiền? Khi bắt gặp trong rừng chàng trẻ tuổi, Gặp mắt nhìn u tối xa xăm, Thở dài chăng, hỡi bạn? 1816 К Чаадаеву Gửi Chaadaev (Người dịch: Thuý Toàn) Любви, надежды, тихой славы Недолго нежил нас обман, Исчезли юные забавы, Как сон, как утренний туман; Но в нас горит еще желанье; Под гнетом власти роковой Нетерпеливою душой Отчизны внемлем призыванье. Мы ждем с томленьем упованья Минуты вольности святой, Как ждет любовник молодой Минуты верного свиданья. Пока свободою горим, Пока сердца для чести живы, Мой друг, отчизне посвятим Души прекрасные порывы! Товарищ, верь: взойдет она, Звезда пленительного счастья, Россия вспрянет ото сна, И на обломках самовластья Напишут наши имена! Sự bịp bợm của tình, mơ, danh vọng Mơn trớn ta chẳng được bao lâu Những trò vui ngày thơ thoáng bóng, Như mộng đêm, như sương sớm tan mau. Nhưng hoài bão trong ta còn cháy rực, Cả hồn ta náo nức chờ mong Nóng lòng nghe tiếng gọi của núi sông Sống quằn quại dưới chính quyền hung bạo. Trong hy vọng giày vò ta trông ngóng Những phút giây giải phóng thiêng liêng, Như chàng trai si tình trẻ tuổi Đợi phút giây hò hẹn trung thành. Khi trong ta lửa tự do rực cháy, Khi tim ta còn sống cho thanh danh. Người bạn hỡi, hiến dâng cho Tổ quốc Những ngọn triều kỳ diệu của lòng anh! Hỡi đồng chí hãy vững lòng tin tưởng: Sao hạnh phúc nguy nga rồi hiện sáng, Cả nước Nga sẽ bừng tỉnh cơn mê, Ngày mai đây hậu thế viết tên ta Trên đống vụn của chính quyền độc đoán. (1818) Chaadaev: sĩ quan quân đội, nhà văn, triết gia, quyết liệt chống đối chế độ chuyên chế Nga hoàng. 3. Đi đày Một trong nhiều bản thảo viết tay của Pushkin Mùa xuân 1820, do những bài thơ cách mạng, thống đốc Sankt-Peterburg, bá tước M. Miloradovich, đã quyết định đày Pushkin tới Sibir. Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ và ảnh hưởng của những người bạn (Nikolai Mikhailovich Karamzin, Pyotr Yakovlevich Chaadayev, Fyodor Nikolayevich Glinka), cuối cùng ông chỉ phải chịu mức án nhẹ hơn là bị trục xuất khỏi thành phố Sankt-Peterburg vô thời hạn. Sau khi rời Sankt-Peterburg, Pushkin đã đi xuống miền nam nước Nga, tới Kavkaz và Krym, Moldova, Kiev. Trong thời gian này ông vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm mới có ảnh hưởng rất lớn tới văn học Nga thế kỷ 19, như "Người tù binh Kavkaz" (Кавказский пленник, 1822), "Gavriiliada" (Гавриилиада, 1821), "Anh em lũ cướp" (Братья разбойники, 1822), "Đài phun nước Bakhchisaraysky" (Бахчисарайский фонтан, 1824). Năm 1823, ở Kishinov, Pushkin bắt tay vào viết tiểu thuyết bằng thơ, kiệt tác "Yevgeny Onegin"[3] (Евгений Онегин). Pushkin qua nét vẽ của Orest Adamovich Tháng 7 năm 1824, với đơn xin ân xá, Pushkin được chính quyền cho phép về ở khu trang trại Pskov tại vùng Mikhailovskoe dưới sự kiểm soát của gia đình. Tại Mikhailovskoe ông đã sang tác những tác phẩm lịch sử như vở kịch "Boris Godunov" (Борис Годунов, 1825), "Với biển cả" (К морю, 1826), trường ca "Những người Digan" (Цыганы, 1827). Năm 1825, trong lần sang thăm trang trại láng giềng, Pushkin đã gặp nàng Anna Kern, người tạo cho ông cảm hứng để sáng tác bài thơ nổi tiếng "Gửi K". Cuối năm 1825 đầu năm 1826 kết thúc chương năm và sáu của "Evgeny Onegin", mà lúc đó Puskin coi là đoạn kết cho phần một của tác phẩm. Tượng Pushkin ở Moskva Cuối năm 1825, thông qua một số viên chức có thiện chí, Pushkin đã được tiếp cận Nga hoàng Nikolai I để đệ đơn xin ân xá và được Nga hoàng chấp thuận. Tuy nhiên sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp năm 1825 tại Sankt-Peterburg, chính quyền đã xem xét lại tất cả các ấn phẩm chống đối chính quyền của Pushkin trước đó và quyết định buộc ông bị quản thúc tại gia và có chính sách kiểm duyệt nghiêm khắc các tác phẩm của nhà thơ. Pushkin đã chuyển về Moskva sống trong thời gian này. Năm 1831 được đánh dấu bởi một sự kiện rất quan trọng trong sự nghiệp của Pushkin, ông đã có buổi gặp gỡ với Nikolai Vasilyevich Gogol, một nhà văn Nga nổi tiếng khác. Cả hai nhanh chóng trở thành bạn thân và luôn hỗ trợ nhau trong hoạt động nghệ thuật. Puskin đã có ảnh hưởng lớn tới những nhân vật trong các tác phẩm châm biếm phê phán hiện thực của Gogol. Cùng năm 1831, Pushkin kết hôn với người đẹp Natalia Goncharova, người đã đem lại cho ông cảm hứng sáng tác lớn lao. Ông hoàn tất chương "Bức thư của Onegin" trong tác phẩm "Evegeny Onegin" và cũng là chương kết của công trình vĩ đại mà nhà thơ đã mất 8 năm để thực hiện. Зимняя дорога Con đường mùa đông (Người dịch: Thuý Toàn) Сквозь волнистые туманы Пробирается луна, На печальные поляны Льет печально свет она. По дороге зимней, скучной Тройка борзая бежит, Колокольчик однозвучный Утомительно гремит. Что-то слышится родное В долгих песнях ямщика: То разгулье удалое, То сердечная тоска... Ни огня, ни черной хаты... Глушь и снег... Навстречу мне Только версты полосаты Попадаются одне. Скучно, грустно... Завтра, Нина, Завтра, к милой возвратясь, Я забудусь у камина, Загляжусь не наглядясь. Звучно стрелка часовая Мерный круг свой совершит, И, докучных удаляя, Полночь нас не разлучит. Грустно, Нина: путь мой скучен, Дремля смолкнул мой ямщик, Колокольчик однозвучен, Отуманен лунный лик. Xuyên những làn sương gợn sóng Mảnh trăng mờ ảo chiếu qua Buồn dải ánh vang lai láng Trên cánh đồng buồn giăng xa Trên con đường mùa đông vắng vẻ Cỗ xe tam mã băng đi Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ Đều đều khắc khoải lòng quê Bài ca của người xà ích Có gì phảng phất thân yêu: Như niềm vui mừng khôn xiết Như nỗi buồn nặng đìu hiu Không một mái lều, ánh lửa... Tuyết trắng và rừng bao la... Chỉ những cột dài cây số Bên đường sừng sững chào ta Ôi, buồn đau, ôi cô lẻ... Trở về với em ngày mai Nhina, bên lò lửa đỏ Ngắm em, ngắm mãi không thôi Kim đồng hồ kêu tích tắc Xoay đủ những vòng nhịp nhàng Và xua lũ người tẻ ngắt Để ta bên nhau trong đêm Sầu lắm. Nhina, đường xa vắng Ngủ quên, bác xà ích lặng im Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng 1826 Я вас любил Tôi yêu em (Người dịch: Thuý Toàn) Я вас любил: любовь еще, быть может, В душе моей угасла не совсем; Но пусть она вас больше не тревожит; Я не хочу печалить вас ничем. Я вас любил безмолвно, безнадежно, То робостью, то ревностью томим; Я вас любил так искренно, так нежно, Как дай вам бог любимой быть другим. Tôi yêu em: đến nay chừng có thể. Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. Tôi yêu em âm thầm không hy vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. Dịch nghĩa: Tôi đã yêu em: tình yêu hãy còn, có lẽ là Trong lòng tôi (nó) đã không tắt hẳn; Nhưng thôi, hãy để nó chẳng quấy rầy em thêm nữa. Tôi không muốn làm phiền muộn em bởi bất cứ điều gì. Tôi đã yêu em lặng thầm, không hy vọng, Bị giày vò khi thì bởi sự rụt rè, khi thì bởi nỗi hờn ghen. Tôi đã yêu em chân thành đến thế, dịu dàng đến thế, Cầu Chúa cho em vẫn là người được yêu dấu như thế bởi người khác. Tôi đã yêu em: tình yêu hãy còn, có lẽ là Trong lòng tôi (nó) đã không tắt hẳn; Nhưng thôi, hãy để nó chẳng quấy rầy em thêm nữa. Tôi không muốn làm phiền muộn em bởi bất cứ điều gì. Tôi đã yêu em lặng thầm, không hy vọng, Bị giày vò khi thì bởi sự rụt rè, khi thì bởi nỗi hờn ghen. Tôi đã yêu em chân thành đến thế, dịu dàng đến thế, Cầu Chúa cho em vẫn là người được yêu dấu như thế bởi người khác. 1829 Nguồn: Tuyển tập Alexandr Puskin (Thơ, trường ca)/ NXB Văn học, 1999. Trở lại Sankt-Peterburg Tháng 11 năm 1833, Puskin trở lại Sankt-Peterburg, và cảm thấy cần phải có những thay đổi lớn trong cuộc sống, ông không muốn bị kìm kẹp trong bốn bức tường do chế độ quản thúc. Nhờ sự sủng ái của Sa hoàng Nikolai I, đầu năm 1834 chế độ quản thúc đối với Pushkin được nới lỏng, tuy nhiên các tác phẩm thơ ca của ông vẫn phải có sự đồng ý của Sa hoàng mới được phát hành. Do vậy hoàn cảnh kinh tế của nhà thơ không được thuận lợi, Pushkin phải đăng ký vào một chức vụ thư lại trong viện biên sử của Sa hoàng. Thời kỳ này, Puskin chuyển hướng sang viết văn xuôi. Ông sáng tác truyện vừa như "Con đầm bích" (Пиковая дама), tiểu thuyết như "Dubrovski" (Дубровский, 1832-33), "Con gà trống vàng", "Người da đen của Pyotr Đại đế" (không hoàn thành)... Cùng với những người bạn, Pushkin đã thành lập tờ tạp chí Người đương thời (Современник). Nhiều tác giả nổi tiếng của Nga thời bấy giờ như Aleksandr Ivanovich Turgenev, N.V. Gogol, V.A. Zhukovski, P.A. Vyazemski đã ủng hộ bằng cách gửi những tác phẩm mới nhất của mình tới cho tạp chí này. Tuy nhiên, độc giả Nga khi đó chưa quen với những bài viết mang tính phê phán hiện thực sâu sắc đã không hưởng ứng tạp chí Người đương thời. Số lượng độc giả quá ít khiến ban biên tập lâm vào tình thế rất khó khăn, họ không có đủ tiền để trang trải cho việc in ấn và thù lao cho cộng tác viên. Hai số cuối của tạp chí có đến quá nửa là sáng tác của Pushkin, phần lớn là để vô danh. Tiểu thuyết "Người con gái viên đại úy" (Капитанская дочка) chính là được in trên tạp chí này. туча Đám mây đen (Người dịch: Thuý Toàn) Последняя туча рассеянной бури! Одна ты несешься по ясной лазури, Одна ты наводишь унылую тень, Одна ты печалишь ликующий день. Ты небо недавно кругом облегала, И молния грозно тебя обвивала; И ты издавала таинственный гром И алчную землю поила дождем. Довольно, сокройся! Пора миновалась, Земля освежилась, и буря промчалась, И ветер, лаская листочки древес, Тебя с успокоенных гонит небес. Đám mây rớt của bão giông tản mạn Một mình ngươi vun vút trên thanh không Một mình ngươi giăng bóng đen ảm đạm Một mình ngươi làm ủ dột ngày hồng Vừa mới đó ngươi bao trùm tứ phía Quanh mình ngươi quấn quít những chớp lòe Và ngươi thét tiếng sấm rung kỳ lạ Và ngươi mưa sũng mặt đất khát khô Thôi đủ rồi, cuốn đi! Thôi đã hết Mặt đất bừng tươi, giông tố đã qua Và ngọn gió vờn lộc non lá biếc Đuổi nhà ngươi khỏi trời đất lặng tờ 1835 Powered by Create your own unique website with customizable templates. Get Started Bầu trời thi ca

Từ khóa » Cuộc đời Puskin