Quả Bòn Bon Còn Gọi Là Gì - Món Miền Trung
Có thể bạn quan tâm
Bòn bon khi xanh có vị hơi chua còn khi chín vị chua sẽ giảm dần còn lại là vị hơi ngọt và thanh. Quả bòn bon thường chín vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 10, khi ánh nắng mặt trời đã trở nên gay gắt và thời tiết nóng nực.
1.Bòn bon là quả gì, sao gọi là bòn bon?
Bòn bon có tên gọi khoa học là Lansium domesticum. Nó là loài cây nhiệt đới, có họ hàng với xoan. Cây bòn bon có chiều cao trung bình trên 10 mét. Thường ra hoa vào tháng 4 và tháng 5, quả thường được thu hoạch vào tháng khoảng từ 7 đến tháng 8.
Trước năm 1984, bòn bon được trồng nhiều ở Quảng Nam, sau này giống cây này được ươm trồng và có mặt ở hầu hết các tỉnh thành Việt Nam. Loại quả này nhận được sự quan tâm rất lớn từ các vị vua triều Nguyễn và có rất nhiều tên gọi quý phái khác như Nam Trân và Trung Quân. Ở miền Nam tên của nó là bòn bon. Trong khi ở miền Bắc người ta lại gọi nó là dâu da đất, còn Quảng Nam lại gọi là lòn bon.
Tên gọi bòn bon xuất phát từ hình dạng quả của loài cây này. Quả bòn bòn có hình tròn với đường kính trung bình 5mm. Nó có vỏ dẻo, phần thịt có màu trắng đục, gồm từ 5 đến 6 múi, trong mỗi múi có chứa một hạt to.
2.Bòn bon là quả nóng hay mát?
Trong phần thịt của bòn bon có chứa khá nhiều chất dinh dưỡng. Cứ 100g bòn bon thì có chứa đến 0,8 g là chất đạm; 9,5 g chất Carbohydrates; 2,3 g chất xơ; 20 mg Calcium; 30 mg Phosphorus; 0,089 mg Thiamine; 0,124 mg Riboflavin và 1 mg Ascorbic Acid. Ngoài ra còn chứa rất nhiều các loại chất xơ và chất khoáng khác. Rất có lợi cho sức khỏe của con người.
Trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng, bòn bon thực chất là loại quả nóng hay quả mát. Nhưng vì trong thành phần của chúng có chứa hàm lượng đường tương đối cao. Thế nên nếu bạn ăn quá nhiều, bạn có thể bị nóng trong người. Còn nếu bạn sử dụng bòn bon ở mức độ vừa phải, đúng cách nó sẽ giúp bạn bù nước và giải nhiệt hiệu quả.
3.Những công dụng tuyệt vời của trái bòn bon
Với rất nhiều thành phần quý của mình, bòn bon có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Có thể kể đến các công dụng tiêu biểu như sau:
Bòn bon có tác dụng ngăn ngừa ung thư
Trong thành phần của bòn bon có chứa rất nhiều Vitamin C. Trong cơ thể con người, Vitamin C giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Nó cũng là một loại chất chống oxy hóa. Giúp ngăn ngừa quá trình hình thành và phát triển của các gốc tự do có hại trong quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Vậy nên, bòn bon có thể giúp ngăn ngừa những tác nhân xấu gây hại đến cơ thể, bảo vệ bạn khỏi những yếu tố gây nên căn bệnh ung thư hiệu quả.
READ nước mía cốt dừa là gìBòn bon cung cấp Vitamin B, giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Trong thành phần của bòn bon có chứa rất nhiều Vitamin B. Loại Vitamin này giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa đường và giúp loại cơ thể loại bỏ phần đường dư thừa. Từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh về huyết áp và tiểu đường một cách hiệu quả.
Bòn bon giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của con người
Các loại Vitamin và chất khoáng, đặc biệt là Vitamin C có trong bòn bon giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của con người một cách hiệu quả. Nó có thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn khi mệt mỏi. Và trên thực tế, những ai ăn bòn bòn với số lượng vừa đủ trong nhiều ngày liên tiếp, có khả năng mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường ít hơn những người không ăn loại quả này rất nhiều.
4.Bầu 3 tháng ăn bòn bon được không?
Bòn bon có vị chua chua, ngọt ngọt tự nhiên, lại có tính thanh và mát, nên được rất nhiều bà bầu lựa chọn làm thức ăn vặt cho mình. Nhưng liệu rằng, ăn bòn bon có tốt cho sức khỏe của bà bầu, nhất là bà bầu 3 tháng hay không?
Trong quả bòn bon có chứa đến hơn 10% là chất xơ. Chất xơ là loại chất rất tốt cho việc duy trì vóc dáng của mẹ bầu, ngoài ra còn giúp mẹ bầu có làn da mịn màng và tươi trẻ hơn. Giúp hạn chế nguy cơ vóc dáng bị chảy xệ trong quá trình mang thai. Chính vì thế bòn bon chính là nguồn cung cấp chất xơ tự nhiên, an toàn nhất cho các bà mẹ. Bên cạnh đó, loại quả này cũng có thể giúp mẹ và bé tránh khỏi nguy cơ bị mắc các bệnh về đường ruột, bệnh về tim mạch trong quá trình mang bầu.
Mặc dù có nhiều tác dụng tốt là vậy, thế nhưng trong quá trình sử dụng loại quả này, mẹ bầu cũng nên có những lưu ý nhất định. Nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
Trong giai đoạn này, mẹ bầu chỉ nên ăn từ 3 đến 4 trái một lần và không nên ăn quá 0.5kg một ngày. Khi ăn bòn bon, bà bầu nên cắt bỏ hoàn toàn vỏ và tuyệt đối không được ăn hạt. Vì trong vỏ và hạt bòn bon, có rất nhiều hợp chất có thể gây hại đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
5.Có nên cho em bé ăn bòn bon?
Như đã đề cập đến ở phần trên, bòn bon có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Em bé ăn bòn bon sẽ có những tác dụng sau:
- Bòn bon giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển khỏe mạnh hơn
- Giúp bé ngăn ngừa một số loại bệnh liên quan đến nướu
- Bòn bon giúp răng bé chắc khỏe hơn, nhờ hàm lượng photpho có chứa trong thành phần của mình
- Giúp hạn chế tình trạng ốm vặt ở trẻ nhỏ
- Giúp bé ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các bệnh liên quan đến tim mạch và các bệnh đường máu
Bòn bon là một loại quả tốt, nếu biết cách cho bé ăn hợp lý, sẽ đem lại những kết quả giúp ích cho sự phát triển của bé sau này. Thế nhưng, ba mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến việc ăn bòn bon của con em mình. Lần đầu tiên ăn, nên hướng dẫn bé bỏ hạt và tách sạch vỏ, nên chọn ăn những quả chín. Nếu không, nguy cơ bé bị ngộ độc hay ảnh hưởng sức khỏe do ăn bòn bon sai cách rất dễ xảy ra.
6.Một số sai lầm nguy hiểm khi ăn bòn bon
Khi ăn bòn bon, bạn cần phải lưu ý những điều sau, để hạn chế tối đa những nguy hiểm không mong muốn đối với bản thân và sức khỏe của gia đình.
Sai lầm 1: Ăn bòn bon cả vỏ
Vỏ quả bòn bon có vị đắng, nhiều nhựa và theo các chuyên gia y khoa thì trong phần vỏ này chứa rất nhiều độc tố. Đặc biệt là có hàm lượng Acid Lansium có nồng độ cao. Acid Lansium có thể gây ngộ độc tim, thậm chí nếu dùng ở một lượng lớn có thể làm ngừng đập tim ếch. Vì thế nên, khi ăn bòn bon, không nên ăn cả vỏ, và tốt nhất là nên dùng tay hoặc dao để tách hoàn toàn vỏ ra. Không nên dùng răng hoặc lưỡi, tiếp xúc trực tiếp lên phần vỏ này.
Sai lầm 2: Ăn hạt quả bòn bon
Trong phần thịt của quả bòn bon, hạt của chúng khá lớn. Nên nhiều người thường lười tách chúng ra và ăn cả hạt. Hạt bòn bon có vị đắng, đặc biệt nó còn chứa chất xác định là cấu trúc Alkaloid. Alkaloid là một loại axit amin có độc tố cao, nếu sử dụng nhiều có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Nghiêm trọng hơn còn có thể gây liệt các dây thần kinh giao cảm.
Sai lầm 3: Ăn bòn bon quá nhiều khi bị tiểu đường
Sử dụng bòn bon với mức độ vừa phải và hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Tuy nhiên, nếu như bạn bị tiểu đường mà ăn loại quả này với số lượng không kiểm soát. Thì rất dễ dẫn đến trường hợp bệnh tiểu đường diễn biến phức tạp hơn. Hoặc nguy hiểm hơn là gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, vì trong thành phần của bòn bon chứa khá nhiều đường.
READ Tiếng Guitar Hawaiian của nhạc công già giữa Sài Gòn | Xã hội | PLO7.Cách lựa bòn bon chuẩn
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có thể chọn lựa được những quả bòn bon chuẩn chất lượng. Bạn có thể tham khảo và áp dụng cho quá trình mua sắm của mình.
Nên quan sát thật kỹ phần vỏ bên ngoài của bòn bon
Vỏ bên ngoài của bòn bon rất dễ quan sát, đây cũng là cách làm khá đơn giản để bạn có thể chọn được những quả bòn bon chất lượng nhất. Trước khi mua bòn bon, bạn nên xem xét cả 2 mặt của chùm quả. Xem rằng chúng có bị dập, nát hay không. Nếu quả bị dập nát, thì chắc chắn chất lượng bên trong của chúng sẽ bị ảnh hưởng. Chất dinh dưỡng của chúng lúc này cũng không còn được như ban đầu. Chưa kể là nếu như cố tình ăn chúng, sức khỏe của bạn và các thành viên trong gia đình cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Cách phân biệt bòn bon tiêm thuốc và bòn bon bình thường
Để kích thích cho bòn bon chín nhanh hơn, một số người không có đạo đức kinh doanh đã tiến hành tiêm thuốc vào loại quả này. Khiến cho rất nhiều người tiêu dùng bị lừa và bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì thế, bạn cần phải có cho mình một vài lưu ý hữu ích để có thể hạn chế tối đa việc mua phải bòn bon tiêm thuốc, kém chất lượng.
Đối với những quả bòn bon chín tự nhiên trên cây, thì cuống quả sẽ tươi và phần đít quả sẽ có dấu chấm li ti. Khi bóc ăn thử, phần thịt sẽ không có nhiều nhựa, có màu trắng trắng trong. Hạt quả có kích thước nhỏ và có màu đen láy.
Trong khi đó những quả bòn bon bị tiêm thuốc hoặc thúc chín sẽ có phần vỏ bên ngoài màu vàng óng. Dưới đít quả không có dấu chấm, đặc biệt cuống quả thường thâm, đen. Thịt quả có màu trắng đục, phần hạt có màu hồng và mủ quả rất nhiều. Khi nếm thử thì bòn bon có vị chua, hoàn toàn không có vị ngọt và mát.
Bài viết cung cấp các thông tin về quả bòn bon và những tác dụng của nó đối với sức khỏe con người. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về bất cứ loại quả gì, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết của Traicayvuongtron. Ngoài ra, Traicayvuongtron còn là địa chỉ cung cấp các loại trái cây tự nhiên, chất lượng và đảm bảo an toàn với sức khỏe con người. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sắm hoặc thưởng thức các loại hoa quả chuẩn vị thì đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi ngay nhé.
See more articles in category: WikiTừ khóa » Bòn Bon Tiếng Anh Là Gì
-
Bòn Bon – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Bòn Bon Tiếng Anh Là Gì
-
50 Từ Vựng Tiếng Anh Chủ Đề Trái Cây - TiengAnhOnline.Com
-
Quả Bòn Bon Tiếng Anh Là Gì
-
Trái Bòn Bon Tiếng Anh Là Gì - Bách Hóa Nông Sản
-
Các Loại Trái Cây (Fruit) - Tiếng Anh Chỉ Là Chuyện Nhỏ!!!
-
Quả Bòn Bon Tiếng Anh Là Gì Archives - Tin Tức Trong Ngày
-
Tên Tiếng Anh Của Các Loại Quả Trái Cây Việt Nam - Netdepviet Wiki
-
Từ Bòn Bon Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Bòn Bon: Loài Thực Vật - Wiki Tiếng Việt - Du Học Trung Quốc
-
Bòn Bon Thái - Thế Giới Trái Cây
-
Từ điển Tiếng Việt "bòn Bon" - Là Gì? - Vtudien
-
Bòn - Wiktionary Tiếng Việt
-
Bòn Bon
-
Quả Bòn Bon Là Gì? Lợi ích Của Quả Bòn Bon Với Sức Khỏe
-
Cây Bòn Bon - Nhà Vườn Ngọc Lâm