Qua Sông Thương Gửi Về Bến Nhớ - THUNG DUNG
Có thể bạn quan tâm
1.6.09
Qua sông Thương gửi về bến nhớ
Hoàng Kim Ta lại hành quân qua sông Thương Một đêm vào trận tuyến Nghe Tổ Quốc gọi lên đường! Mà lòng ta xao xuyến Và hồn ta căng gió reo vui Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi Hôm nay ta ra đi Súng thép trên vai nóng bỏng Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng Phà đưa ta sang sông Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng Rầm rập dòng sông sóng nhạc Như tình thân yêu muôn vàn của Bác Tiễn đàn con ra đi Tầu cập bến rầm rì tiếng máy Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu Hay sôi ở trong lòng đất cháy Hay giữa tim ta thúc giục lên đường Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại! Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát Đổ về bến lạ xa xôi Với biển reo ca rộng mở chân trời Hoàng Kim (Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000 Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646) Hình ảnh sông Thương ở trên là của Nhật Minh tại diễn đàn Bắc Giang Online Bài thơ cùng chủ đề "Qua sông Thương" (Sưu tầm) QUA SÔNG THƯƠNG Lưu Quang Vũ *Sao tên sông lại là Thương Để cho lòng anh nhớ? Người xưa bảo đây đôi dòng lệ nhỏ Những suối buồn gửi tới mênh mang Đò về Nhã Nam Đò qua Phủ Lạng Mưa chiều nắng rạng Đã bao năm? Nỗi đau cũ thật không cùng Sông cũng thành nước mắt Hôm nay anh lại qua sông Đò anh đi giữa những đóa sen hồng Ong chấp chới bay, đây đương mùa dứa Đò ngược xuôi chở trái chín vàng Thơm ngát mật hương mùa hạ Thôn xóm đôi bờ xanh biếc quá Những đường xe chạy đỏ bụi bay Những tiếng cười khúc khích sau vườn cây Nước vỗ mạn thuyền dào dạt Buồm trắng nắng căng phồng gió mát Phủ Lạng thương sừng sững thân cầu Giặc đánh hai lần ta lại sửa mau Dòng nước đêm nay đựng trời sao Hay ánh đèn điện sáng Lấp lánh công trình phân đạm Bóng ai kia trên giàn giáo tầng cao? Thôi chẳng mất công tìm nhau Hãy lắng nghe loa truyền tin vui quá nhỉ? Sông Thương ơi, đang những ngày đánh Mỹ Nên đôi bờ nòng pháo hướng trời mây Những cô lái đò súng khoác trên vai Đời đẹp vô cùng dòng lệ hóa dòng vui Đò anh đi vẫn mùa sen thắm Xuôi dòng về ngã ba sông Bỗng ào ào nước mênh mông Vui gì bằng những dòng sông gặp gỡ? Mang vè bóng làng bóng người bóng lá Những đò trái chín hẹn hò nhau … Mùa đánh Mỹ qua sông xưa nước mắt Mà vạt áo người nay chẳng ướt Chỉ nghe lồng lộng tiếng ca vang Nghe sông gọi người đi đánh giặc Đất nước nặng tình phù sa bát ngát Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng 6.1966 NHỚ SÔNG THƯƠNG Nhật Minh (Diễn đàn Bắc Giang Online) Tôi là một trong những người may mắn, may mắn bởi tuổi thơ tôi được tắm mát bên hai dòng sông quê hương: sông Cầu thơ mộng và sông Thương đôi dòng trong đục. Nếu như bao kỉ niệm khi nhỏ đã gắn với dòng sông Cầu cùng những chiều chăn trâu, cắt cỏ, những buổi mò hến, bơi sông..., và còn nữa những trò trẻ dại: ném tàu qua lại, thi bơi xa mùa nước lên.., thì dòng sông Thương mang cho tôi cảm giác thân thương, gần gũi suốt một thời "ngày hai buổi đến trường". Sông Thương nước chảy đôi dòng. Bên trong bên đục em trông bên nào? Nếu không có những ngày sang sông học thêm, thì có lẽ hình ảnh con sông Thương cũng bình thường như bao con sông khác trong tiềm thức của tôi, như bao con sông tôi biết đến qua môn địa lý thầy dậy ở trường. Tuần ba buổi, sau khi tan lớp tôi lại lọc cọc con xe đạp cà tàng thẳng hướng Phà Bến Đám. Điểm dừng chân ăn trưa của tôi có khi là Neo, có khi là bất kỳ quán lá nào ven đường, hay cũng ngạy tại các quán chân dốc Phà. Chúng tôi lúc ba, lúc bốn...nhưng hễ xuống phà là lại trở thành những cậu nhóc lái phà thực thụ. Dần thành quen, có ngày khoái chí rủ nhau lái cho vài ba quệt phà ngang, mệt bở hơi tai. Mệt nhưng vui, cái vui mà chẳng bao giờ có lại được. Nước dòng sông Thương đoạn Phà có khi trong khi đục. Mùa nước cạn, dòng sông hiền hòa, nước trong veo, mát lạnh. Mùa nước lên, tháng 6 tháng 7, nước đục như nước sông Hồng, chảy mạnh hơn, các phao cảnh báo cũng nhiều hơn. Nhiều lần cầm đòn kéo cáp, giữa dòng sông, cố tìm cho ra cái danh giới giữa hai dòng trong - đục mà sao chẳng thấy? Hỏi ra mới biết cái khúc có trong, có đục đó không phải ở đây, mà ở trên đoạn cao hơn nửa, trên tít Thị xã xa xa cơ. Một đoạn làm nên đặc tính, nét duyên dáng của cả 1 dòng sông, một dòng sông "nước chảy đôi dòng". Sông Hương xứ Huế mềm mại, thiết tha như chính dánh hình người thiếu nữ Huế, trong veo từ ngay cả giọng nói, lời chào. Sông Đuống trường kỳ, hình tượng qua những câu thơ đứt ruột: "Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ"...Mỗi con sông gắn với mỗi vùng đất, đều có nét riêng. Tên mỗi con sông cũng ngân lên chính cái hồn của nó vậy. Sông Thương.....nghe vừa mềm mại, trìu mến, mộng mơ, nhưng cũng rất cá tính. Sao tên sông lại là Thương Để cho lòng anh nhớ? (Lưu Quang Vũ) Sông Thương đã đi vào thơ ca cũng bằng chính những nét độc đáo: ...Một dòng sông dôi dòng thơ mộng: Có ai đã từng nghe Chiều sông Thương mà không cảm thấy như được thương, được nhớ? Tiếng hát cứ ngân vang như dòng sông hiền hòa, êm dịu nâng niu hồn người nghe: Đi suốt cả chiều quê vẫn chưa về lối cũ Dùng dằng câu quan họ nở tím bờ sông Thương Nước vẫn chảy đôi dòng, chiều uốn cong lưỡi hái Những gì sông muốn nói cánh buồm giờ hát lên (Chiều Sông Thương - An Thuyên, thơ Hữu Thỉnh) Đạn bom chiến tranh không thể làm phai đi chất thơ mộng, mĩ miều của đôi dòng nặng trĩu phù sa: Đất nước nặng tình phù sa bát ngát Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng (Lưu Quang Vũ) Sông Thương một dải mờ xanh, Yêu thương anh xẻ ngọt lành anh trao. (Ngô Trọng Đình) Sông Thương không cuồn cuộn, oai hùng như sông Đà, không "mặt im lìm, đáy vùi sâu xác giặc" như sông Cầu, sông Mã..., nó mềm mại, thiết tha như mái tóc dài thiếu nữ: Mai đành xa sông Thương tóc dài Vạn Kiếp tình yêu anh gửi lại Xuân ơi xuân, lẽ nào im lặng mãi Hạ chưa về... nhưng nắng đã Côn Sơn (Hoàng Nhuận Cầm) ...Một dòng sông anh hùng: Cùng con người, sông cũng thao thức cùng chiến tuyến chống quần thù. Sông vẫn thở và người vẫn hát, hát trong lửa đạn chiến tranh: Sông Thương ơi, đang những ngày đánh Mỹ Nên đôi bờ nòng pháo hướng trời mây Những cô lái đò súng khoác trên vai Đời đẹp vô cùng dòng lệ hóa dòng vui ........................... Nghe sông gọi người đi đánh giặc Đất nước nặng tình phù sa bát ngát Tâm hồn ta tắm với bóng mây trong Yêu quá sông Thương nước chảy đôi dòng (Lưu Quang Vũ) "Quê hương ai cũng có một dòng sông êm đềm...": Lời bài hát như đưa chúng ta về với quá khứ, về với tuổi thơ, về với quê hương, nơi có dòng sông yêu dấu. Thời gian có thể làm thay đổi con sông đó, nhưng hình ảnh về một con sông tuổi thơ đã đi vào thi ca, đi vào tiềm thức thì mãi rõ nét như chính tên gọi của nó vậy. Có ai quên được quê hương? Nhớ về quê hương có ai không nhớ về những dòng sông êm đềm, thơ mộng? Sông Thương vẫn cứ mãi êm đềm, thơ mộng như chính tự nó, là cội nguồn cảm hứng sáng tác vô bờ bến. ...Nhớ con sông Thương đôi dòng trong đục, Như dải lụa đào hai sắc thắm em mang, Nhớ ngọn Non Voi, nhớ dòng Như Nguyệt, Nhớ những buổi chiều cắt cỏ, chăn trâu... Ước cho dòng sông Thương mãi cứ hiền hòa, thơ mộng. Con Phà không còn nữa, một con cầu mới ôm hai bờ khoảng cách, nhưng những kỷ niệm với sông Thương thì không bao giờ hết. SÔNG THƯƠNG Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tọa độ: 21°7′26″N 106°17′52″E Sông Thương (Sông Nhật Đức) Tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương Các chi lưu - tả ngạn sông Hóa - hữu ngạn sông Bắc Cầu, sông Trung, sông Sỏi Nguồn - Vị trí dãy núi Na Pa Phước, làng Man, Vân Thủy, Chi Lăng, Lạng Sơn - Cao độ 600 m (1.969 ft) Cửa sông Ngã ba Lác - vị trí Lục Đầu Giang, Yên Dũng, Bắc Giang, Việt Nam - tọa độ 21°7′26″N 106°17′52″E Chiều dài 157 km (98 mi) Lưu vực 6.640 Km² (2.564 mi²) Lưu lượng - trung bình 46,5 m³/s (1.642 ft³/s) Sông Thương (hay sông Nhật Đức) là một sông lớn ở địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và là một chi lưu của sông Thái Bình. Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông chảy qua thành phố Bắc Giang (tên cũ là Phủ Lạng Thương) và điểm cuối là thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tại đây nó hợp lưu với sông Lục Nam (ngã ba Nhãn) và sông Cầu (ngã ba Lác), rồi tạo thành sông Thái Bình tại chính ngã ba Lác. Trên địa phận tỉnh Bắc Giang, sông Thương chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng. Sông Thương có một chi lưu lớn là sông Sỏi chảy từ huyện Yên Thế (Bắc Giang). Chúng hợp lưu tại nơi tiếp giáp của ba huyện: Yên Thế, Tân Yên và Lạng Giang. Đến gần thành phố Bắc Giang, có thêm một dòng sông đào đổ nước vào sông Thương, nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục. Hiện tượng này có thể nhìn thấy được tới thành phố Bắc Giang. Sông Thương có chiều dài 157 km, diện tích lưu vực: 6.640 km². Giá trị vận tải được trên 64 km, từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đến thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Các loại tàu thuyền có tải trọng 200-250 tấn, xà lan 250-300 tấn tham gia vận tải đường sông từ Phả Lại-Bến Tuần (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang dài 49 km), từ Bến Tuần - Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang các loại thuyền nhỏ có tải trọng từ 50-70 tấn tham gia vận tải được trong 2 mùa (đoạn Bến Tuần - Bố Hạ dòng sông hẹp có nhiều bãi bồi). Thời phong kiến khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn thì gia quyến của họ được phép tiễn đưa đến con sông này, người đi xa, kẻ ở lại chia tay nhau ở đây thật là thương cảm lên từ đó người con sông nay được gọi là Sông Thương. Sông Thương trong văn học và âm nhạc Sông Thương được nhắc đến nhiều trong văn học và các ca khúc âm nhạc. Như trong ca khúc tiền chiến "Con thuyền không bến" của Đặng Thế Phong : ...Lướt theo chiều gió, một con thuyền, Theo trăng trong, trôi trên sông Thương, nước chảy đôi dòng, biết đâu bờ bến Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu Trên con sông Thương, nào ai biết nông sâu? Nhớ khi chiều sương, cùng ai trắc ẩn tấm lòng. Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng... Hay trong "Trường ca Con đường cái quan" của Phạm Duy : Sông Thương ơi nước chẩy đôi ba dòng Anh về Hà Nội một lòng, lòng yêu em Sông Thương ơi nước đục người đen Anh về thành phố không quên cô mình... Lấy ý từ câu ca dao : Sông Thương nước chảy đôi dòng. Bên trong bên đục em trông bên nào? Theo sự nhận xét của nhà văn Toan Ánh thì chuyện "Sông Thương nước chảy đôi dòng" là có thật! Đó chẳng qua là hiện tượng nhập giang của con ngòi ( Đa Mai ) chảy từ cánh đồng chiêm làng Đa Mai ( Mỹ Độ ) nối kết với dòng sông Thương ( nước của cánh đồng chiêm thì đục đầy phù sa, gặp nước sông Thương trong xanh, hai dòng nước không hòa lẫn với nhau ở một đoạn khá dài ( khoảng 100 thước). Hiện tượng này , ngày nay không còn nữa và sự phân ly của người xưa đã hết, nhưng con sông Thương đã chảy vào lòng người những tâm tình tràn ngập phù sa thương nhớ…[1] Tham khảo Sông Thương (sông Nhật Đức). Khái quát địa lí, lịch sử, văn hóa Bắc Giang Liên kết Nhớ sông Thương (Bài của Nhật Minh cùng trang này) Nhãn: Qua sông Thương gửi về bến nhớKhông có nhận xét nào:
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)QUA ĐÈO CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI
Hoàng KimNghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà không thấy sách báo nào nhắc đến hơn ba mươi năm qua.Thuở ấy, tôi mới mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.Tôi đã giới thiệu những bài thơ Qua đèo Ngang xướng họa này tại trang DAYVAHOC (http://blogtiengviet.net/DAYVAHOC), THƠ CHO CON (http://my.opera.com/hoangkim1) và thầy tôi Nguyễn Khoa Tịnh đã có bài thơ cảm động "Em ơi em can đảm bước chân lên!" viết từ thuở ấy! Tôi đã đăng ở trang này (http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_vietnam) để minh chứng sự thật đó.Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ "Nguyên tiêu" nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ "Trung Nam Hải" từ dịp ấy.Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ trên của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới có khác một chữ so với bài mà tôi được đọc và nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng xuất xứ và cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ "Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân" và không đơn giản dịch là "Tìm bạn không gặp". Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam "chiến đấu trong vòng vây"; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.Ngày xuân, hiểu sâu thêm một bài thơ hay của Bác và góp thêm một tản văn về trăng, suối nguồn, hoa mai.- HOME
- Tin tức
- Văn hóa giáo dục
- Chuyên mục
Hoàng Kim là cán bộ giảng dạy và nghiên cứu cây lương thực của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Ông là chủ bút trang http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim ; http://cayluongthuc.blogspot.com và http://thovanhoangkim.blogspot.comvà một số trang khác dưới đây...LỜI THẦYKính tặng GS. Norman BorlaugViệc chính đời người chỉ ít thôiChuyên tâm đừng bận chuyện trời ơiPhúc hậu suốt đời làm việc thiệnDi sản muôn năm tiếng để đời.
VIỆC CHÍNH
- Suối nhạc yêu thương (bấm vào đây)
Nguồn Son quê hương
HoangKim's blogs
- Chào ngày mới #ĐáVàng - DẠY VÀ HỌC THẬT KHÓIm lặng mới là vàngLời thương mới là bạcTâm trí mới là ngọcChính Trung Hiếu Thiện LànhDạy Và Học Làm NgườiLàm Giỏi Rồi Hẵng NóiBiết Tự Ý... 5 ngày trước
- Khát khao xanh Đêm lạnh nhớ Đào Công - #ĐáVàng Con Cháu Vui Cố Gắng Chính Trung Hiếu Thiện Lành Cha Mẹ Mừng Mãn Nguyện Sống Phước Đức An Nhiên CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Cây Lương thực Việt Nam #cl... 1 tuần trước
- TINKHOAHOC Những bí mật của quá trình quang hợp được đưa ra ánh sáng - * Những bí mật của quá trình quang hợp được đưa ra ánh sáng* Bí mật của quá trình quang hợp đã được khám phá ở mức độ nguyên tử, điều này làm sáng tỏ thê... 3 tháng trước
- Hoàng Kim Cuối dòng sông là biển - CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂNHoàng Kim Minh triết là yêu thươngCuối dòng sông là biểnĐức tin phục sinh thánh thiệnYêu thương mở cửa thiên đường. Lời dặn của Thánh... 5 tháng trước
- NgocphuongNam Tỉnh thức cùng tháng năm - TỈNH THỨC CÙNG THÁNG NĂM Ban mai chào ngày mớiTỉnh thức cùng tháng nămAn Viên Ngọc Phương NamMột Gia Đình Yêu Thương Nhớ Ông Bà Cậu MợÂn tình đất phương Na... 5 tháng trước
- KimYouTube Liên khúc Tình Ca Tây Bắc - 2 năm trước
- Hoàng Kim Hoàng Kim Long dạy học Музыка для Души и Цветы (Beautiful flowers) - 3 năm trước
- HOCMOINGAY Day và học thời Covid19 - *DẠY VÀ HỌC THỜI COVID19Hoàng KimCOVID19 NEWS Tin cập nhật ở đây Cập Nhật Chính Thức | COVID-19 tại Việt Nam | MOH.gov.vn*; *https://moh.gov.vn/web/dic... 4 năm trước
- Việt Nam tổ quốc tôi Du lịch Sinh thái Nông nghiệp Việt Nam - *DU LỊCH SINH THÁI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMTS. Hoàng Tố Nguyên, TS. Hoàng Long, TS. Hoàng Kim 2018*. Tiếng Việt văn hóa kinh tế 学中越文 Tổng quan văn hoá và k... 5 năm trước
- DẠY VÀ HỌC Việt Nam con đường xanh (12) - *VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH Những thực tiễn nhức nhối Hoàng Kim* Diện tích lúa bỏ hoang vì sản xuất không hiệu quả trong 12 tháng liên tục khoảng 40.000 h... 5 năm trước
- 5 phút thư giản Thơ tình Hồ Núi Cốc - [image: HoNuiCoc01] *THƠ TÌNH HỒ NÚI CỐC* *Hoàng Kim* Anh đến tìm em ở Bến Mơ Một trời thu đẹp lắng vào thơ Mênh mang mường Mán mình mong mỏi Lấp loáng... 5 năm trước
- Danh nhân Việt Tư liệu lịch sử về quan hệ Hồ Chí Minh – Stalin những năm 1950 - *TƯ LIỆU LỊCH SỬ VỀ QUAN HỆ HỒ CHÍ MINH VÀ STALIN NHỮNG NĂM 1950Danh nhân Việt dẫn nguồn Nghiên cứu Quốc tế Biên dịch: *Hồ Anh Hải *1. Đối thoại thân ... 5 năm trước
- Food Crops News Food Crops News 299 - Food Crops News 299. Gene-editing technology to create virus-resistant cassava plant has opposite effect, researchers find Using gene-editing technolo... 5 năm trước
- Đọc lại và suy ngẫm Nó đấy ! chỉ thẳng chân diện mục - *ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM.* *Nó đấy! chỉ thẳng chân diện mục*. Bài viết của Tâm Minh Nguyễn và sự phân tích của Alexei Syunnerberg "Trịnh Xuân Thanh tội phạm... 7 năm trước
- DẠY VÀ HỌC Đợi mưa - Năm 2016 ở Việt Nam hạn hán tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long theo nhiều nguồn đánh giá là nghiêm trọng nhất trong 100 năm q... 8 năm trước
- Tin Nông nghiệp VN Tin Nông nghiệp Việt Nam 73 - [image: Food Crops News] *CNM365. **Thông tin Cây Lương thực Toàn cầu tháng 4 năm 2016 (Food Crops News 2**87)**. Chuyên trang thu thập, tuyển chọn thông t... 8 năm trước
- Tình yêu cuộc sống Bill Hillary Clinton, cuộc sống, tình yêu, sự nghiệp - Bill Clinton trong tác phẩm ‘Đời tôi’ đã xác định năm việc chính quan trọng nhất của đời mình là muốn làm người tốt, có gia đình êm ấm, có bạn tốt, thàn... 9 năm trước
- Chào ngày mới CNM365 Chào ngày mới - [image: protectedbythelionsmane: I will meet you there.] *CNM365*. *Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày mới để yêu thương. CNM365 là sự tiếp... 9 năm trước
- Food Crops News Food Crops News 253 - Food Crops News, Cassava New;Tin Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Kim, Chào ngày mớiCây Lương thực, Học mỗi ngày, Update of Food Crops News from 13 Oct. to 19... 10 năm trước
- Câu chuyện ảnh Câu chuyện ảnh ngày 11 tháng 9 - Câu chuyện ảnh ngày 11 tháng 9 New York 13 năm sau vụ khủng bố 11/9 gây chấn động địa cầu, những vết sẹo trong quang cảnh của thành phố New York đã được ... 10 năm trước
- Crops for Biofuel Vietnam cassava achievement and learnt lessons - FOOD CROPS. Vietnam cassava achievement and learnt lessons. Nguyen Van Bo, Hoang Kim, Le Quoc Doanh, Tran Ngoc Ngoan, Bui Chi Buu, Rod Lefroy, Le Huy H... 10 năm trước
- Ngọc phương Nam Động Thiên Đường kỳ quan tuyệt đẹp - NGỌC PHƯƠNG NAM..”Lưu Nguyễn lạc Thiên Thai; Chuyện xua nay gặp lại Thiên Đường nơi hạ giới. Đẹp lung linh mê hồn“. Các nhà thám hiểm Hội Hang động Hoàng... 12 năm trước
- THUNG DUNG Đợi anh - Hoàng Kim Thương mến tặng anh ... Anh như cơn mưa ngọt đầu mùa Mang đến niềm vui của ngày gieo hạt Mai Việt nở bừng khoe sắc Đằm thắm Lời thì thầm củ... 15 năm trước
- FOOD CROPS -
- TS. Hoàng Kim -
- CassavaViet -
- THƠ CHO CON -
- Nhiên liệu Sinh học -
- TINKHOAHOC -
- Cassava News -
Bài đăng phổ biến
- Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ THUNG DUNG. “ Trèo đèo hai mái chân vân. Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình ”. Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. N...
- Thơ Trần Tử Ngang nửa đời đọc lại THUNG DUNG . “ Ngưòi trước chẳng thấy ai / Người sau thì chưa thấy / Gẫm trời đất thật vô cùng / Riêng lòng đau mà lệ chảy ”."Bài ca l...
- Hoa mai trong thơ Việt Nam cổ điển Trần Ngọc Tính (Báo Giác Ngộ) Hoa mai trong thơ cổ nước ta và nhiều quốc gia khác ở Á Đông, chính là hoa mai màu trắng. Như giống mai mù u, ...
- Qua sông Thương gửi về bến nhớ Hoàng Kim Ta lại hành quân qua sông Thương Một đêm vào trận tuyến Nghe Tổ Quốc gọi lên đường! Mà lòng ta xao xuyến Và hồn ta căng gió re...
- Thêm những hiểu biết về Đào Duy Từ Đào Duy Từ mãi mãi là một người Thầy đức độ, tài năng của dân tộc Việt. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi chín năm (1625-1634), được Chúa Nguy...
- Đêm qua sân trước một nhành mai Hoàng Kim Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch . Bài thơ kiệ...
- Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Hoàng Kim Thân tặng Lâm Cúc Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng Mấy khi đời có một người tri kỷ? Nâng chén nhé! Trăng vàng như giọt lệ Buồn ư em?...
- Hoa mai Việt Nam Hoàng Kim (1), Nguyễn Thị Thủy (2) Mai vàng là đặc sản của Việt Nam. Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường...
- Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim... (Trần Nhân Tông) Người ơi con ...
- Tứ Cô Nương bay qua giấc mơ THUNG DUNG . Không chỉ Thanh Chung bay qua giấc mơ mà "Tứ Cô Nương" Lâm Cúc, Thanh Chung, Kim Oanh, Hoài Vân (từ trá...
Đèo Ngang (Hoành Sơn)
Nhãn
- Lời của Thầy theo mãi bước em đi
- Nhớ em
- An vui học cụ Trạng Trình
- Bài giảng đầu tiên
- Bác Hồ rất ít trích dẫn
- Cuối một dòng sông là cửa bể
- Dạo chơi non nước Việt
- Em ơi em can đảm bước chân lên
- Giấc mơ hạnh phúc
- Gặp bạn đầu xuân
- Gốc mai vàng trước ngõ
- Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
- Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông
- Lên đỉnh đèo Ngang ngắm biển
- Lương Hữu Khánh danh nhân Việt
- Lộc xuân
- Mưa xuân
- Nghị lực
- Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ
- Ngày mới
- Ngày xuân đọc Trạng Trình
- Ngày xuân đọc Trạng Trình (2)
- Ngôi sao vừa khuất
- Nói với em
- Nước mắt đời người rơi rơi lặng lẽ
- Qua sông Thương gửi về bến nhớ
- Qua đèo Ngang nhớ Bác
- Qua_deo_chot_gap_mai_dau_suoi
- Sau bão
- Sáu tháng ở CIMMYT
- Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng
- Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
- Thung dung
- Tháng Ba nhớ bạn
- Tháng Mười
- Thêm những hiểu biết về Đào Duy Từ
- Thăm đèo Ngang gặp bác Xuân Thuỷ
- Thơ Trần Tử Ngang nửa đời đọc lại
- Thơ của cụ Thanh Nam
- Thầy ơi
- Thắp đèn lên đi em
- Trò chuyện với con
- Trăng Tây Hồ
- Trần Nhân Tông qua Việt Sử Ca
- Trần Đăng Khoa trong tôi
- Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH
- Tứ Cô Nương bay qua giấc mơ
- dem_qua_san_truoc_mot_nhanh_mai
- deo_ngang
- deo_ngang_thang_canh_mien_trung
- hoa_mai_trong_tho_viet_nam_co_dien
- hoa_mai_viet_nam
- hoai_niem_hoa_mai
- hoanh_son_day_nui
- song_gianh
- thơ gửi cho em
- vừng dương lại ngời
- Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương
- Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ
- Đùa vui cùng Thuận Nghĩa
- Đọc Nguyên Ngọc: Đò dọc Trường Giang
- Đồng cỏ hoa đón xuân
- Đợi anh
Hải Vân kỳ vĩ
Danh sách liên kết
- Bộ VHTTDL Vietnam
- DAYVAHOC 1
- Ha Tinh Online
- Khám phá Việt Nam
- Khơi nguồn tri thức Việt
- Lương Sơn Thi đàn
- MaiViet
- Quang Binh Online
- Tap chí Địa chất
- Thi Vien
- Thư viện Toàn cầu
- Trai tim Viet Nam
- Viet Bao
- Viet ly so
- Việt Nam Thư Quán
- Văn hoá Phương Nam
- Văn Trẻ
Lưu trữ Blog
- ► 2007 (3)
- ► tháng 12 (3)
- ► thg 12 29 (1)
- ► thg 12 31 (2)
- ► tháng 12 (3)
- ► 2008 (19)
- ► tháng 1 (6)
- ► thg 1 05 (1)
- ► thg 1 08 (2)
- ► thg 1 17 (3)
- ► tháng 2 (4)
- ► thg 2 10 (4)
- ► tháng 3 (4)
- ► thg 3 01 (2)
- ► thg 3 30 (2)
- ► tháng 8 (2)
- ► thg 8 03 (1)
- ► thg 8 18 (1)
- ► tháng 9 (1)
- ► thg 9 09 (1)
- ► tháng 11 (2)
- ► thg 11 02 (1)
- ► thg 11 20 (1)
- ► tháng 1 (6)
- ► 2010 (3)
- ► tháng 1 (2)
- ► thg 1 01 (1)
- ► thg 1 06 (1)
- ► tháng 2 (1)
- ► thg 2 04 (1)
- ► tháng 1 (2)
- ► 2011 (2)
- ► tháng 3 (1)
- ► thg 3 17 (1)
- ► tháng 12 (1)
- ► thg 12 01 (1)
- ► tháng 3 (1)
- ► 2012 (3)
- ► tháng 9 (1)
- ► thg 9 26 (1)
- ► tháng 10 (1)
- ► thg 10 09 (1)
- ► tháng 12 (1)
- ► thg 12 11 (1)
- ► tháng 9 (1)
- ► 2013 (3)
- ► tháng 4 (2)
- ► thg 4 06 (1)
- ► thg 4 25 (1)
- ► tháng 10 (1)
- ► thg 10 20 (1)
- ► tháng 4 (2)
- ► 2014 (8)
- ► tháng 1 (1)
- ► thg 1 06 (1)
- ► tháng 2 (1)
- ► thg 2 10 (1)
- ► tháng 8 (2)
- ► thg 8 17 (2)
- ► tháng 10 (2)
- ► thg 10 02 (1)
- ► thg 10 09 (1)
- ► tháng 11 (2)
- ► thg 11 05 (1)
- ► thg 11 13 (1)
- ► tháng 1 (1)
Top Books Sách cần đọc
- Top Books - Must Read In Your Lifetime! Comments -
THƠ CHO CONĐang tải... |
Tổng số lượt xem trang
Người theo dõi
Một đôi lời
foodcrops Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiTừ khóa » Bài Thơ Về Sông Thương
-
Tìm Bài Thơ Với Lời "sông Thương" (kiếm được 200 Bài) - TKaraoke
-
Bài Thơ: Qua Sông Thương (Lưu Quang Vũ) - Thi Viện
-
Bài Thơ: Chiều Sông Thương (Hữu Thỉnh - Thi Viện
-
Sông Thương Chảy Vào… Thơ - Báo Bắc Giang
-
Với Sông Thương - Một Bài Thơ Tôi Thích
-
CLB THƠ SÔNG THƯƠNG - Facebook
-
Ca Dao Tục Ngữ Về Sông Thương
-
Thơ Tình: Cô Lái Bến Sông Thương Và Gửi Người Lữ Khách
-
Chiều Sông Thương (Hữu Thỉnh) – Tác Phẩm ấn Tượng, đặc Sắc Nhất
-
Sông Thương, Dòng Sông Thi Ca - Ký Của Đinh Tiến Hải
-
Cảm Nhận Về Bài Thơ Chiều Sông Thương - Hữu Thỉnh - Bpackingapp
-
Bình Giảng Bài Thơ Chiều Sông Thương Của Hữu Thỉnh - Tài Liệu Text
-
Bài Thơ Chiều Sông Thương Của Hữu Thỉnh | BKTV