Với Sông Thương - Một Bài Thơ Tôi Thích

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Với sông Thương - Một bài thơ tôi thích

Với sông Thương - Một bài thơ tôi thích Vừa qua trên FB, tôi được đọc một bài thơ viết về con sông Thương cả cựu Nhà giáo, Nhà thơ Nguyễn Trọng Liên (blog Người bên bờ Sông mã) thấy rất ấn tượng. Hôm nay xin phép thầy được mang về trang nhà mình treo với đôi điều cảm nhận riêng. Rất mong được thầy đồng ý và góp ý nếu điều cảm nhận chưa đúng với ý đồ và tư tưởng của tác giả. VỚI SÔNG THƯƠNG Đến sông Thương vào một ngày đầu hạ Nước sông xanh bộn bạo theo dòng Buông chiếc lưới ai vớt chiều trên sóng Lanh canh chài vắng khúc cầm phong... Vẫn ngàn năm sông cong theo bờ bãi Ngô biếc xanh, xanh đến rợn hồn Rượu làng Vân đã dậy mùi men ngọt Sóng xô lòng chợt hối nước sông dâng. Cá Anh Vũ tiến vua nào chẳng thấy Đá thâm rêu đợi cá sẽ quay về Những ngọn núi vẫn chầu nơi Đất Tổ Bóng cây già trầm mặc đứng ven đê. Chợt thấy mình bâng quơ qua mắt lưới Bâng quơ trôi, sông nước cũng bâng quơ Trong khung ngực nghẹn ngào hơi thở Gió Kinh kì ngược cánh gió bơ vơ. Đường về xuôi cuốn Thương theo Nhớ Nhớ thương ai?Ai nhớ thương tôi? Tiếng chài khua dầm trong tiếng hát Kiếp đa mang Thơ viết để nợ đời! ( NTL) Sông Thương- một con sông bắt nguồn từ dãy Na Pha Phước thuộc tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng lũng Mai Sao- Chi Lăng rồi nhập vào địa phận tỉnh Bắc Giang, chảy suốt qua thành phố Bắc Giang, phần cuối hợp với sông Lục Nam và sông Cầu để tạo ra con sông Thái Bình. Nước sông Thương vốn xanh trong, nhưng do đến thành phố Bắc Giang có thêm một con sông đào đổ vào và tạo ra hiện tượng hai dòng trong đục chảy song song nhau trong một đoạn khá dài hàng trăm mét. Hiện tượng này ngày nay không còn nữa nhưng con sông Thương đã chảy vào lòng người, vào thơ và nhạc những giai điệu, những tâm tình không thể nào quên. Sao tên sông lại là Thương Để cho lòng anh nhớ ( Lưu Quang Vũ) Theo người xưa, Sông Thương là ranh giới của các cuộc chia li đầy nước mắt trong các cuộc chiến tranh khi các quan quân Triều đình phải xa gia đình lên miền biên ải. Và tên sông Thương ra đời từ khi nào cũng không ai biết. Sông Thương- Cái tên sông nghe dìu dịu, ngọt ngọt, êm ái, mộng mơ đầy nét nữ tính…từ lâu đã mang cái bâng khuâng, cái mộng mơ rất riêng đi vào thơ và nhạc. Viết về sông Thương phải kể đến những cây bút tên tuổi như: Lưu Quang Vũ ( Qua sông Thương), Hoàng Nhuận Cầm ( Sông Thương tóc dài), Hữu Thỉnh ( Chiều sông Thương), Nhật Minh ( Nhớ sông Thương)… Bài thơ nào viết về sông Thương cũng hay, cũng đặc sắc, và đều lột tả được cái dáng vẻ mộng mơ, êm đềm của dòng sông qua cảm quan của các thi nhân. Đến với bài thơ “ Với sông Thương” của nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Trọng Liên, người đọc lại được cảm nhận sông Thương ở góc độ: Cái đổi thay của dòng sông, của cuộc sống và cả nỗi niềm bâng khuâng của một khách thơ khi đứng trước dòng sông đã chảy suốt chiều dài thơ và nhạc. Cả bài thơ có 20 dòng, chia làm 5 khổ thơ, mỗi khổ là một nỗi niềm cảm xúc với những hình ảnh thơ rất đẹp, tinh tế và thi vị. Khổ thứ nhất là thời gian không gian trữ tình. Nhà thơ đến với sông Thương vào chiều của một ngày đầu hạ- mùa của những cơn mưa và sóng dâng sôi động. Điều đầu tiên nhà thơ cảm nhận được: Nước sông xanh bộn bạo theo dòng Dòng sông vẫn xanh như vốn có của nó, nhưng giờ đây đã “ bộn bạo”, nghĩa là không còn phân theo hai dòng trong đục rõ ràng nữa. Đục trong đã hòa làm một dòng. Ý thơ đã hé mở nỗi niềm về cuộc sống vốn đã có cái bộn bạo, giờ đây càng khó phân biệt đục trong. Dõi mắt ra xa, trong ánh chiều tà là hình ảnh “ ai” đang “ vớt chiều trên sóng”. Đại từ phiếm chỉ “ ai” vừa cho thấy sự nhỏ nhoi của con người trong không gian rộng lớn mà vắng lặng, lại cho thấy nỗi niềm của tác giả về kiếp nhân sinh.“ Ai” đang “ vớt chiều trên sóng”, nghĩa là đang vớt lấy thời gian, tuổi xuân và cả những đam mê hoài bão đã để vuột theo tháng ngày. Đến với sông Thương có lẽ cũng là dịp để nhân vật trữ tình tìm “vớt” lại những kí ức xa xưa. Những kí ức ấy giờ đây đang chìm vào không gian vắng lặng, chỉ còn đâu đây tiếng lanh canh gõ thuyền đơn điệu thay cho khúc cầm phong réo rắt thưở nào. Một nét vẽ tâm trạng thật tài tình. Khổ hai và ba lại là những cảm xúc hoài cổ. Con sông vẫn dáng hình “ cong theo bờ bãi” ngô xanh biếc. Có điều, nhà thơ dùng cụm tính từ “ xanh đến rợn hồn” thì màu xanh lại mang sắc thái khác. Cái màu xanh không còn gợi sự thanh bình yên ả mà khuấy động cảm xúc tâm can. Phải chăng nhìn dáng hình cũ của con sông, nghe trong gió chiều mùi vị ngọt ngào của men rượu Làng Vân mà từng con sóng lòng hòa với sóng vỗ trên sông trào dâng theo từng đợt cảm xúc, tác giả cảm thấy nhớ tiếc cái hương vị thân thuộc bao đời? Bằng một nỗi niềm bâng khuâng, tác giả đã tự vấn lòng mình: “ Cá Anh Vũ tiến vua nào chẳng thấy” Đâu còn những sản vật tươi ngon một thời tiến vua với cả lòng kính trọng? Đâu rồi nét đẹp văn hóa trong một phong tục lâu đời? Nhà thơ như nhìn thấy trong từng lớp sóng những gì đẹp đã lùi vào quá khứ? “ Đá thâm rêu”, những ngọn núi uy nghi “ chầu nơi đất Tổ”, những bóng cây già “ trầm mặc đứng bên đê” …xuất hiện liên tiếp, là những hình ảnh mang tính ước lệ gợi nỗi buồn tiếc khôn nguôi. Nỗi lòng trống trải, bâng khuâng của thi nhân như được đẩy lên ở khổ thơ thứ tư: Chợt thấy mình bâng quơ qua mắt lưới Bâng quơ trôi, sông nước cũng bâng quơ “Nhìn thầy mình bâng quơ qua mắt lưới” là một thi ảnh..rất lạ. Một cảm xúc không thể định hình; một cảm giác nhỏ nhoi đến vô cùng trong không gian mây trời, sông nước. Về với sông Thương là về với dòng sông kỉ niệm, mà sao tác giả lại cảm thấy lạc lõng , bơ vơ. Phải chăng, tất cả những gì thân thiết xưa đã không còn nữa, tất cả đã lùi vào dĩ vãng? Và để rồi, cũng chính trong không gian ấy người lữ khách đã cảm nhận được ngọn “ gió kinh kì”, ngọn gió của ngàn xưa thổi ngược, như dồn ép khung ngực đến tức tưởi nghẹn ngào. Con sông Thương qua cảm nhận của tác giả giờ vẫn đẹp nhưng buồn man mác và nặng niềm hoài cổ. Phải chăng thi nhân muốn gửi tới chúng ta một thông điệp: Cuộc sống sẽ đổi thay nhưng chúng ta hãy cố gắng chắt chiu gìn giữ lại những gì tinh túy nhất của Văn hóa dân tộc. Bài thơ được khép lại trong một cái tôi trữ tình của tác giả. Có một nhà thơ đã viết: Qua sông Thương trôi về miền nhớ”. Ở đây Nguyễn Trọng Liên lại viết : “ Đường về xuôi cuốn Thương theo Nhớ” Về xuôi là về với quê nhà, tác giả sẽ mang theo nỗi nhớ niềm thương khắc khoải khôn nguôi. Một phép chơi chữ hiện đại, con sông Thương muôn đời chở niềm thương nhớ…Vấn đề đặt ra ở đây là : Nhớ thương ai? Ai nhớ thương tôi? Thì ra nhà thơ đã lấy cái không gian vắng lặng, các hình ảnh đẹp xưa cổ để gửi gắm cảm xúc của riêng mình. Phải chăng ngược về sông Thương, tác giả mong tìm lại dáng hình của “ ai” đóvà tự hỏi “ ai” có còn nhớ tới mình. Một lời nhắn nhủ rất nặng tình, cũng rất thơ. Cảm xúc của bài thơ như đằm xuống với câu thơ kết thúc bị ngắt làm hai dòng: Kiếp đa mang Thơ viết để nợ đời. Có lẽ nhà thơ tự nhận mình là kiếp đa mang? Chắc chắn rồi! Không đa mang sao lại có những vần thơ khắc khoải lòng người đến vậy. Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Trọng Liên đã đưa độc giả một lần nữa đến với dòng sông Thương, đến miền đất chỉ có Thương và Nhớ. Chắc rằng con sông Thương thơ mộng sẽ còn đánh thức tâm hồn bao thi sĩ có dịp đến với nó. Và sông Thương với cái tên dầy cảm xúc vẫn chở nặng tâm tình chảy vào hồn ta để ta nhớ, ta yêu. Viết về Sông Thương không phải là một đề tài mới nhưng thực sự bài thơ Với sông Thương của nhà thơ Nguyễn Trọng Liên đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng không thể nào quên. Bàì thơ bộc lộ một tình yêu chân thành và cả niềm hoài cổ về dòng sông Thương mến của bao người. Nguyễn Trọng Liên thực sự là nhà thơ của quê hương, của những vần điệu ngọt ngào đằm thắm, của hồn quê chan chứa dạt dào!. Tháng 11.2014 Lê Thị Hạnh Theo http://thuy1965.blogtiengviet.net/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

  Chỉ là một giấc nhân gian Sinh thời, nhà thơ lớn Chế Lan Viên từng khuyên nhiều nhà thơ trẻ: Phải đào sâu, xoáy mạnh về mặt ý tưởng tron...

  • Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
  • Lời kỹ nữ - Xuân Diệu Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
  • Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam Mùa thu nguồn cảm hứng lớn  của thơ ca  Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật   Mùa thu mùa của thi ca là m...

Tìm kiếm Blog này

  • Trang chủ

Giới thiệu về tôi

vanthonhactrieuchau.blogspot.com Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Báo cáo vi phạm

Lưu trữ Blog

  • ▼  2015 (3761)
    • ▼  tháng 11 (374)
      • Đàn tranh Việt Nam
      • Các loại đàn tranh ở Viễn Đông
      • Nhạc cụ cổ truyền Việt Nam - Đàn Tranh/ Thập Lục
      • Đàn Bầu - Biểu tượng đặc sắc và độc đáo của tâm hồ...
      • Đàn Bầu - Một cuộc chuyễn hóa
      • Claude Debussy - Nhà soạn nhạc Pháp và âm nhạc cổ ...
      • Nhạc cụ cổ truyền Việt Nam - Đàn Bầu
      • Tiếng đàn Ta Lư
      • Những loại đàn Tỳ Bà
      • Nhạc cụ cổ truyền Việt Nam - Đàn Tỳ Bà
      • Người đội vương miện cho nhan sắc Đà lạt: Hoàng Ng...
      • Ai lên xứ hoa đào - Hoàng Nguyên
      • Mơ hoa - Mối tình đầu chưa kịp ngỏ
      • Đừng xa em đêm nay - Đức Huy
      • Ca khúc vượt thời gian
      • Tân nhạc Việt Nam - Tình khúc 1954 -1975
      • Huyền thoại trên một vùng biển
      • “Mơ giấc mộng dài” và mộng ước “Biết yêu nhau như ...
      • Phạm Duy - Người làm văn hóa bằng âm nhạc
      • Phạm Duy, đóa hoa lòng thênh thang
      • Phạm Duy, ca nhân chắp cánh cho những cuộc tình
      • Vĩnh biệt tác giả “Biệt ly”!
      • “Chủ nhật buồn”, ca khúc “chết người” của người Hung
      • Tản mạn nghĩ về thơ
      • Bài thơ chắp cánh những vần thơ
      • Những chuồn chuồn ớt
      • Đời hoa thầm kín
      • Đỗ Hồng Ngọc viết về Phạm Thiên Thư
      • Danh cầm thủ guitar Igor Presnyakov
      • Aimez vous Brahms?
      • Bản giao hưởng ”Bốn mùa” của thiên tài âm nhạc Ant...
      • Nghe nhạc Mozart
      • Tchaikovsky - Một thiên tài khác của âm nhạc cổ đi...
      • Nhà soạn nhạc không biết đàn Piano: Hector Berlioz
      • Điệu luân vũ mùa xuân cùa soạn nhạc gia Đức Wilhel...
      • Nghe nhạc của Johann Sebastian Bach
      • Nghe Ernesto Cortazar - Nhạc sĩ dương cầm số 1 của...
      • Nghe nhạc của nghệ sĩ dương cầm Pháp Richard Clayd...
      • Nỗi buồn của Frédéric Chopin
      • Glenn Gould - Một thiên tài lập dị của nhạc cổ điể...
      • Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời
      • Tình ca mùa thu Việt Nam
      • Riêng một góc trời
      • Duy Trác có giọng trầm điêu luyện và quyến rũ nhất.
      • Thà như giọt mưa & ‘Người tên Duyên’ - Từ thơ đến ...
      • “Mối tình thơ nhạc” kéo dài 10 năm của nhạc sĩ Phạ...
      • Cuộc tình tạo ra nhạc phẩm ”Nắng chiều” với nữ ca ...
      • Phổ nhạc thơ Tôn Nữ Hỷ Khương “Tháng bảy về“
      • Trên ngọn tình sầu
      • Tiếng tơ đồng và dòng nhạc lãng mạn của Hoàng Trọng
      • Hoàng Thi Thơ: Ông tiên còn vướng bụi trần
      • Ca sĩ Anh Ngọc và những giọng ca vàng nhạc tiền chiến
      • Tiếng hát vượt thời gian - Thái Thanh đã đi vào “C...
      • Tiếng hát ngày xưa cũ đã đi vào lãng quên
      • Mưa trên biển vắng giọng ca khó thay thế: ”Ngọc Lan”
      • Nhạc sĩ Lam Phương: Một đời thăng trầm
      • Hiện tượng Cung Tiến trong tân nhạc Việt Nam
      • Nghe những nhạc phẩm Violin Sonatas của Mozart
      • Chiều tà trên sông Dakbla Kon Tum qua nhạc phẩm bấ...
      • Đảo yến trong vịnh Nha Trang
      • Vườn chim miền đồng bằng sông Cửu Long
      • Đâu phải bởi mùa thu - Bài thơ “Yên tĩnh” của Gián...
      • Vườn hoa làng Thanh Thủy Thượng: Văn, thơ
      • Dòng sông và con đường
      • Yêu lắm sắc vàng mùa lúa chín
      • Nhánh lan rừng trên đảo đá
      • Quà tặng tình yêu
      • Lạc duyên - Một tập thơ tình của Trương Nam Chi
      • Đọc “Dốc thiêng” thấy “Đời phàm”
      • Chào em, nỗi buồn pha lê
      • Nhà thơ Trương Nam Chi: Trái tim yếu đuối, đa cảm
      • Trương Nam Chi: Nỗi buồn trong như pha lê
      • “Nỗi buồn pha lê” - Bước tiến mới trong thơ Trương...
      • Biển Hồ Gia Lai vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên
      • Ca Huế xưa và nay
      • Tiếp nhận di sản lý luận Văn học của Hải Triều
      • An lạc từng bước chân
      • Chuyển hóa và trị liệu
      • Hơi thở ý thức, hơi thở mầu nhiệm
      • Thơ Rabindranath Tagore - Tặng vật
      • Vài suy nghĩ về cái tựa “Tát cạn đời sông”, thi ph...
      • Đông Phương huyền bí 2
      • Đông Phương huyền bí 1
      • Hồn bướm mơ tiên
      • Ông già và biển cả
      • Đỉnh gió hú 2
      • Đỉnh gió hú 1
      • Câu chuyện dòng sông 2
      • Câu chuyện dòng sông 1
      • Thầy giáo, bạn văn
      • Phùng Nguyễn, chiếc lá thu bay
      • Từ sông Seine Paris đến kênh Nhiêu Lộc Sài Gòn
      • Sơn La ký sự 2
      • Sơn La ký sự 1
      • Làm thế nào để có thơ hay
      • Phôi Phai và Sẽ về cùng em của Hansy
      • Hansy với Chờ của Chiều Tím
      • Về tính sáng tạo độc đáo của thơ Thúy Nguyễn
      • Một thoáng thu... trong tình bút của Thu Hoài
      • Về bài thơ "Thuyền tình" của Thúy Nguyễn

Từ khóa » Bài Thơ Về Sông Thương