Quá Trình Nhận Thức Của Con Người đi Từ Nhận Thức Cảm Tính đến ...

Mục lục bài viết

Toggle
  • Khái niệm về nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
  • Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
  • Quá trình nhận thức của con người đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính

Quá trình nhận thức của con người đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính. Vậy mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Khái niệm về nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Nhận thức nói chung là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các giác quan và dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bản thân. Theo đó, nhận thức ở mức độ thấp sẽ  là nhận thức cảm tính và ở mức độ cao hơn là nhận thức lý tính. Hai loại nhận thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.

– Nhận thức cảm tính được coi là mức độ nhận thức đầu tiên và thấp nhất của con người, phản ánh được những thuộc tính bên ngoài, là những cái trực tiếp tác động tới giác quan của con người, gồm có cảm giác và tri giác.

– Nhận thức lý tính được coi là nhận thức ở mức độ cao hơn của con người. Theo đó nó phản ánh những thuộc tính bên trong hay những mối quan hệ mang tính quy luật của hiện thực khách quan một cách gián tiếp, gồm có tư duy và tượng.

Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Giống nhau:

– Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là quá trình tâm lý nên có mở đầu, diễn biến,kết thúc khá rõ ràng;

– Đều chỉ phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng và phản ánh hiện thực khách quan một cách khách quan, trực tiếp.

– Đều tồn tại ở động vật và con người.

– Nhận thưc cảm tính và ý tính đều phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng; theo cấu trúc nhất định, gắn liền với hoạt động của con người và là mức độ cao nhất của nhận thức cảm tính.

Khác nhau:

Tiêu chíNhận thức cảm tínhNhận thức lý tính
Bản chất về giai đoạnLà giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. 
Đặc điểm– Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.

– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.

— Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

–Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.

– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

– Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Quan hệ lẫn nhauNếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.

Quá trình nhận thức của con người đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính

Để hiểu rõ hơn về Quá trình nhận thức của con người đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính chúng tôi sẽ trình bày quá trình này thông qua các giai đoạn cụ thể như sau:

Theo quan điểm tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong.

Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành 2 giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.

Giai đoạn 1: Nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính hay còn được biết tới là trực quan sinh động (phản ánh thuộc tính bên ngoài thông qua cảm giác và tri giác) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đây là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức mà con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vạt, sự việc nhằm nắm bắt sự vật, sự việc ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:

– Cảm giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức.

– Tri giác: hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu là thuộc tính không đặc trưng và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó không còn trực tiếp tác động lên cơ quan cảm giác con người. Do vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn.

– Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.

Đặc điểm của nhận thức cảm tính là phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức. Phản ánh bề ngoài, cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất. Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

Hạn chế của nhận thức cảm tính là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

Giai đoạn 2: Nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính hay còn gọi là tư duy trừu tượng (phản ánh thực chất bên trong, bản chất của sự việc) là  giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. Các hình thức của nhận thức lý tính bao gồm:

– Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật.

– Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia làm ba loại là phán đoán đơn nhất (ví dụ: đồng dẫn điện), phán đoán đặc thù (ví dụ: đồng là kim loại) và phán đoán phổ biến (ví dụ: mọi kim loại đều dẫn điện).

– Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới. Thí dụ, nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán đoán “đồng là kim loại” ta rút ra được tri thức mới “mọi kim loại đều dẫn điện”.

Đặc điểm của nhận thức lý tính là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng đồng thời cũng là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

Về cơ bản nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật.

Theo đó, nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính. Trong khi đó, nhận thức lý tính phải dựa vào nhận thức cảm tính, gắn chặt với nhận thức cảm tính. Dù nhận thức lý tính có trừu tượng và khái quát đến đâu thì nội dung của nó cũng chứa đựng các thành phẩm của nhận thức cảm tính.

Ngược lại nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính, làm cho nhận thức cảm tính tinh vi hơn, nhạy bén hơn và chính xác hơn, có lựa chọn và ý nghĩa hơn.

Giai đoạn 3: Nhận thức trở về thực tiễn

Giai đoạn này là giai đoạn cuối cùng của sự kết thúc lại Quá trình nhận thức của con người đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính. Nhận thức trở về thực tiễn được hiểu là tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói một cách dễ hiểu thì thực tiễn là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được.

Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, cơ sở động lực, muc đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích và cải tạo thế giới mà còn có chức năng định hướng thực tiễn.

Từ khóa » Trình Bày 2 Giai đoạn Của Quá Trình Nhận Thức